Đảo Phú Quốc
Bảo vệ môi trường được coi trọng, thái độ phục vụ tốt là tất yếu.
Tìm về Phú Quốc vì muốn nghiên cứu một mô hình khách sạn du lịch nghỉ dưỡng và tôi đã đến Moonrise Beach Resort. Không khó lắm để đến khu nghỉ dưỡng xinh đẹp đó. Nằm trên đường Trần Hưng Đạo của đảo Phú Quốc, Moonrise Beach Resort có view đẹp và lịch sự, sang trọng và đầy đủ tiện nghi nhưng cổng vào rất bình thường và người ta nghĩ đến một khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường với cổng cây xanh, tường dây leo. Lễ tân đón tôi tươi cười niềm nở. Một cuốn sách ảnh của một nghệ sĩ nổi tiếng có thời làm ở đại sứ quán Anh tại Hà Nội chụp về Việt Nam những năm 80 của thế kỷ trước để trên bàn lễ tân. Tôi giở xem và bị cuốn hút. Rồi một cuốn tạp chí Nữ Doanh nhân mà nhà văn Thùy Dương, bạn tôi, làm tổng biên tập. Tiếp tôi là một quản lý người quốc tịch Pháp da đen, tuổi độ ngoài 40. Sự niềm nở và thân thiện của anh làm tôi lúc đầu cứ nghĩ anh là người châu Phi, vì người Pháp tính trầm lặng hơn. Anh tên là Philippe nói tiếng Anh sõi như người Anh.
Cô lễ tân xinh đẹp tên Yến Nhi, sinh 1992. Thon thon trong bộ áo dài trắng. Tôi hỏi Yến Nhi về mô hình quản lý du lịch. Yến Nhi nhẹ nhàng trả lời giọng Sài Gòn ấm áp: Cháu không biết mô hình quản lý khách sạn đâu, cháu làm phiên dịch và lễ tân. Chú hãy hỏi xếp cháu nhé. Xếp quản lý trực tiếp cháu người Thái Lan. Tổng Giám đốc của cháu người Hà Nội.
Tôi đã gặp chị Tổng Giám đốc qua giới thiệu của lễ tân Yến Nhi. Một phụ nữ trông quí phái, nền nã, nhưng không quan cách. Tên chị là Nguyễn Thị Thu, sinh năm 1970. Giám đốc thế là trẻ. Hai vợ chồng chị đều ở Nga về. Lúc đầu anh chị chỉ đi Phú Quốc như đi chơi, thăm thú. Phú Quốc đẹp và có tiềm năng về du lịch nên anh chị quyết định đầu tư một khu nghỉ dưỡng ở đây. Ngẫu hứng mà thành thật. Bờ biển Phú Quốc thoai thoải và cát trắng mịn nơi chị định làm khu nghỉ dưỡng đẹp, thơ mộng. Duyên trời, chị đã tìm được một khu đất có thế rất đẹp, ngay bờ biển. Hai bên hàng xóm của chị cũng là khách sạn du lịch nên rất yên tâm về an ninh. Chị nói: Khách sạn nghỉ dưỡng này lúc đầu chỉ dự kiến tiêu chuẩn 4 sao. Nhưng thực tế là đã xây đạt tiêu chuẩn 5 sao hết. Vòi tắm, bồn cầu và các tiện nghi khác đều nhập của Đức, Mỹ. Phú Quốc mưa nhiều nên rất ẩm mốc. Đồ dùng chống ẩm mốc là cần thiết nhưng phải phải phù hợp môi trường, thậm chí ống hút cũng làm bằng tre chứ không bằng nhựa. Bảo vệ môi trường Phú Quốc rất được khu nghỉ coi trọng. Đội ngũ phục vụ nhà hàng quán bar ở đây đều mới vào làm nhưng đã được đào tạo rất chuyên nghiệp. Mặc dù người ta vẫn quan niệm: Muốn mới thì phải trẻ. Nhưng trẻ thì lại ít kinh nghiệm. Ở đây đạt được cả ba: Mới trẻ và kinh nghiệm. Ăn sáng dạng buffet, đáng lẽ phải tự phục vụ hết nhưng nhân viên thường đến tận nơi hỏi khách cần gì để hỗ trợ.
Không làm được thì thuê
Quĩ đất đai ở khu này vẫn còn nhưng chưa mở rộng. Khách sạn mới khai trương 3 tháng nên hầu hết trang bị đang còn mới. Thuê quản lý quán Bar là người Pháp, đầu bếp là người Thái Lan. Quản lý khách sạn từ tập đoàn DUSIT của Thái Lan, một tập đoàn quản lý du lịch khách sạn nổi tiếng thế giới. Chị Thu nói: Thuê người làm chuyên nghiệp như thế này rất đắt, nhưng em không cần phải dính vào một việc gì của khách sạn cả. Vào đây, dù em là chủ nhưng uống một cốc cà phê cũng phải trả tiền vì họ thuê khách sạn của em. Họ phải có lãi để trả tiền thuê khách sạn chứ. Còn em làm việc và kinh doanh ở Hà Nội. Một tháng chỉ cần vào đây một hai lần để giám sát xem họ làm ăn thế nào.
Với 20 năm làm ăn buôn bán ở Nga, chị Thu hồ hởi nói với tôi: Ngày đi Nga, trong túi em chỉ có 80 USD. Em chuyên buôn đồ vải bò và quần bò mà làm nên sự nghiệp. Là người gốc Vĩnh Phúc nhưng chị đã phiêu bạt khắp nước Nga. Chị bảo cho đến bây giờ trong tay chị vẫn không có một tấm bằng đại học nào cả. Tôi bảo chị: Những tỷ phú nhiều người làm gì có bằng đại học, nhưng họ có bản năng kinh doanh. Con gái chị thì khác mẹ, đã học đại học kinh doanh ở Anh. Con rể học ở Mỹ và làm ở Mỹ 10 năm rồi. Bây giờ về làm ở Phú Quốc với mẹ.
Chị kể những ngày gian khổ ở Nga. Rét dưới 20 độ, cái rét ấy, nếu không đủ ấm là tay bỏng ngay. Chịu rét, em mới hiểu, bỏng không có nghĩa là nóng mà bị bỏng. Bây giờ có cơ ngơi này, nghĩ lại câu: Có chí thì nên. Nhưng chí này là cả hai vợ chồng em góp lại.
Tôi hiểu, với Phú Quốc, mô hình này là mô hình mới, quản lý nhanh để tiếp cận với khách quốc tế, nhưng lợi nhuận thì còn phải xem xét. Tôi định hỏi chị về lợi nhuận nhưng rồi nghĩ không tiện vì họ tránh bàn về lợi nhuận.
Tôi hỏi tại sao chị đầu tư cho khách sạn sang thế, chị Thu nói: Tâm lý nhiều khách nghỉ dưỡng ở châu Âu đến đây, họ thích trải nghiệm khách sạn nhiều hơn là giành thời gian đi thăm thú đây đó. Chị bảo: Thế cũng đúng. Chi phí cho một ngày đêm nghỉ là 5-7 triệu đồng, không giành để trải nghiệm nơi nghỉ thì thật phí tiền. Nếu đi nghỉ chỉ để thăm thú thì thà thuê một phòng nghỉ ở một khách sạn bình dân, rồi đi chơi còn hơn, tội gì thuê phòng khách sạn đắt thế. Tôi nghĩ, đấy cũng là một quan điểm nghỉ dưỡng kiểu như chị Thu nói. Chị còn bảo: Giá phòng đắt liên quan đến tiện nghi đã đành, còn liên quan đến View. View đẹp giá cao hơn.
Chị Thu nói như khoe với tôi: Cách đây một tháng, có một đôi vợ chồng người Phần Lan, họ thuê khách sạn ở chỗ khác 10 ngày nhưng ở đấy được 7 ngày thì họ bỏ sang đây vì bên này tiện nghi hơn và thoải mái hơn. Chủ khách sạn nghỉ dưỡng đó không đồng ý cho rút tiền nghỉ còn lại 3 ngày cuối, ông khách bảo vợ: Bỏ luôn ba ngày còn lại đó. Họ nói khách sạn nghỉ dưỡng bên này có hồn hơn. Tôi hỏi đùa chị: Có hồn là thế nào. Chị chỉ mỉm cười không nói gì. Nói thế để thấy rằng: View và tiện nghi, thái độ phục vụ và không khí khu nghỉ dưỡng quan trọng đến thế nào.
(Còn nữa)
Kỳ 1: Thuê quản lý khách sạn du lịch quốc tế, mô hình mới và cần bàn.
Đảo Phú Quốc
Bảo vệ môi trường được coi trọng, thái độ phục vụ tốt là tất yếu.
Tìm về Phú Quốc vì muốn nghiên cứu một mô hình khách sạn du lịch nghỉ dưỡng và tôi đã đến Moonrise Beach Resort. Không khó lắm để đến khu nghỉ dưỡng xinh đẹp đó. Nằm trên đường Trần Hưng Đạo của đảo Phú Quốc, Moonrise Beach Resort có view đẹp và lịch sự, sang trọng và đầy đủ tiện nghi nhưng cổng vào rất bình thường và người ta nghĩ đến một khu nghỉ dưỡng thân thiện với môi trường với cổng cây xanh, tường dây leo. Lễ tân đón tôi tươi cười niềm nở. Một cuốn sách ảnh của một nghệ sĩ nổi tiếng có thời làm ở đại sứ quán Anh tại Hà Nội chụp về Việt Nam những năm 80 của thế kỷ trước để trên bàn lễ tân. Tôi giở xem và bị cuốn hút. Rồi một cuốn tạp chí Nữ Doanh nhân mà nhà văn Thùy Dương, bạn tôi, làm tổng biên tập. Tiếp tôi là một quản lý người quốc tịch Pháp da đen, tuổi độ ngoài 40. Sự niềm nở và thân thiện của anh làm tôi lúc đầu cứ nghĩ anh là người châu Phi, vì người Pháp tính trầm lặng hơn. Anh tên là Philippe nói tiếng Anh sõi như người Anh.
Cô lễ tân xinh đẹp tên Yến Nhi, sinh 1992. Thon thon trong bộ áo dài trắng. Tôi hỏi Yến Nhi về mô hình quản lý du lịch. Yến Nhi nhẹ nhàng trả lời giọng Sài Gòn ấm áp: Cháu không biết mô hình quản lý khách sạn đâu, cháu làm phiên dịch và lễ tân. Chú hãy hỏi xếp cháu nhé. Xếp quản lý trực tiếp cháu người Thái Lan. Tổng Giám đốc của cháu người Hà Nội.
Tôi đã gặp chị Tổng Giám đốc qua giới thiệu của lễ tân Yến Nhi. Một phụ nữ trông quí phái, nền nã, nhưng không quan cách. Tên chị là Nguyễn Thị Thu, sinh năm 1970. Giám đốc thế là trẻ. Hai vợ chồng chị đều ở Nga về. Lúc đầu anh chị chỉ đi Phú Quốc như đi chơi, thăm thú. Phú Quốc đẹp và có tiềm năng về du lịch nên anh chị quyết định đầu tư một khu nghỉ dưỡng ở đây. Ngẫu hứng mà thành thật. Bờ biển Phú Quốc thoai thoải và cát trắng mịn nơi chị định làm khu nghỉ dưỡng đẹp, thơ mộng. Duyên trời, chị đã tìm được một khu đất có thế rất đẹp, ngay bờ biển. Hai bên hàng xóm của chị cũng là khách sạn du lịch nên rất yên tâm về an ninh. Chị nói: Khách sạn nghỉ dưỡng này lúc đầu chỉ dự kiến tiêu chuẩn 4 sao. Nhưng thực tế là đã xây đạt tiêu chuẩn 5 sao hết. Vòi tắm, bồn cầu và các tiện nghi khác đều nhập của Đức, Mỹ. Phú Quốc mưa nhiều nên rất ẩm mốc. Đồ dùng chống ẩm mốc là cần thiết nhưng phải phải phù hợp môi trường, thậm chí ống hút cũng làm bằng tre chứ không bằng nhựa. Bảo vệ môi trường Phú Quốc rất được khu nghỉ coi trọng. Đội ngũ phục vụ nhà hàng quán bar ở đây đều mới vào làm nhưng đã được đào tạo rất chuyên nghiệp. Mặc dù người ta vẫn quan niệm: Muốn mới thì phải trẻ. Nhưng trẻ thì lại ít kinh nghiệm. Ở đây đạt được cả ba: Mới trẻ và kinh nghiệm. Ăn sáng dạng buffet, đáng lẽ phải tự phục vụ hết nhưng nhân viên thường đến tận nơi hỏi khách cần gì để hỗ trợ.
Không làm được thì thuê
Quĩ đất đai ở khu này vẫn còn nhưng chưa mở rộng. Khách sạn mới khai trương 3 tháng nên hầu hết trang bị đang còn mới. Thuê quản lý quán Bar là người Pháp, đầu bếp là người Thái Lan. Quản lý khách sạn từ tập đoàn DUSIT của Thái Lan, một tập đoàn quản lý du lịch khách sạn nổi tiếng thế giới. Chị Thu nói: Thuê người làm chuyên nghiệp như thế này rất đắt, nhưng em không cần phải dính vào một việc gì của khách sạn cả. Vào đây, dù em là chủ nhưng uống một cốc cà phê cũng phải trả tiền vì họ thuê khách sạn của em. Họ phải có lãi để trả tiền thuê khách sạn chứ. Còn em làm việc và kinh doanh ở Hà Nội. Một tháng chỉ cần vào đây một hai lần để giám sát xem họ làm ăn thế nào.
Với 20 năm làm ăn buôn bán ở Nga, chị Thu hồ hởi nói với tôi: Ngày đi Nga, trong túi em chỉ có 80 USD. Em chuyên buôn đồ vải bò và quần bò mà làm nên sự nghiệp. Là người gốc Vĩnh Phúc nhưng chị đã phiêu bạt khắp nước Nga. Chị bảo cho đến bây giờ trong tay chị vẫn không có một tấm bằng đại học nào cả. Tôi bảo chị: Những tỷ phú nhiều người làm gì có bằng đại học, nhưng họ có bản năng kinh doanh. Con gái chị thì khác mẹ, đã học đại học kinh doanh ở Anh. Con rể học ở Mỹ và làm ở Mỹ 10 năm rồi. Bây giờ về làm ở Phú Quốc với mẹ.
Chị kể những ngày gian khổ ở Nga. Rét dưới 20 độ, cái rét ấy, nếu không đủ ấm là tay bỏng ngay. Chịu rét, em mới hiểu, bỏng không có nghĩa là nóng mà bị bỏng. Bây giờ có cơ ngơi này, nghĩ lại câu: Có chí thì nên. Nhưng chí này là cả hai vợ chồng em góp lại.
Tôi hiểu, với Phú Quốc, mô hình này là mô hình mới, quản lý nhanh để tiếp cận với khách quốc tế, nhưng lợi nhuận thì còn phải xem xét. Tôi định hỏi chị về lợi nhuận nhưng rồi nghĩ không tiện vì họ tránh bàn về lợi nhuận.
Tôi hỏi tại sao chị đầu tư cho khách sạn sang thế, chị Thu nói: Tâm lý nhiều khách nghỉ dưỡng ở châu Âu đến đây, họ thích trải nghiệm khách sạn nhiều hơn là giành thời gian đi thăm thú đây đó. Chị bảo: Thế cũng đúng. Chi phí cho một ngày đêm nghỉ là 5-7 triệu đồng, không giành để trải nghiệm nơi nghỉ thì thật phí tiền. Nếu đi nghỉ chỉ để thăm thú thì thà thuê một phòng nghỉ ở một khách sạn bình dân, rồi đi chơi còn hơn, tội gì thuê phòng khách sạn đắt thế. Tôi nghĩ, đấy cũng là một quan điểm nghỉ dưỡng kiểu như chị Thu nói. Chị còn bảo: Giá phòng đắt liên quan đến tiện nghi đã đành, còn liên quan đến View. View đẹp giá cao hơn.
Chị Thu nói như khoe với tôi: Cách đây một tháng, có một đôi vợ chồng người Phần Lan, họ thuê khách sạn ở chỗ khác 10 ngày nhưng ở đấy được 7 ngày thì họ bỏ sang đây vì bên này tiện nghi hơn và thoải mái hơn. Chủ khách sạn nghỉ dưỡng đó không đồng ý cho rút tiền nghỉ còn lại 3 ngày cuối, ông khách bảo vợ: Bỏ luôn ba ngày còn lại đó. Họ nói khách sạn nghỉ dưỡng bên này có hồn hơn. Tôi hỏi đùa chị: Có hồn là thế nào. Chị chỉ mỉm cười không nói gì. Nói thế để thấy rằng: View và tiện nghi, thái độ phục vụ và không khí khu nghỉ dưỡng quan trọng đến thế nào.
(Còn nữa)