“Lệ xanh”

Nằm dọc theo quần đảo Matsu (Trung Quốc), hiện tượng thiên nhiên này được gọi là “Nước mắt xanh”. Ánh sáng kỳ diệu của vùng biển này được tạo ra bởi sinh vật phù du có tên dinoflagellate thuộc loài tảo ninttiluca scintillans.

Ấu trùng phát quang

Những đốm sáng kỳ lạ này được tìm thấy trong hang Waitomo (New Zealand), tạo thành từ bọ Arachnocampa luminosa. Sinh vật này là ấu trùng của một loài gặm nhấm nhỏ đặc biệt chỉ sinh sống ở New Zealand. Chèo thuyền dọc qua hang Waitomo, ngắm những ấu trùng phát ra ánh sáng xanh lam nhè nhẹ như sao trời là một trải nghiệm vô cùng độc đáo.
Rừng “nấm ma” ở Australia


Loài nấm Omphalotus nidiformis hay còn gọi là “nấm ma” nổi tiếng là một trong những biểu tượng riêng biệt chỉ có ở Australia. Nấm ma có khả năng tự phát sáng rực rỡ trong đêm do tác dụng của enzyme luciferace. Tuy nhiên đến nay, lý do nấm Omphalotus nidiformis xuất hiện khả năng này vẫn còn là một bí ẩn.
Bờ biển phát sáng ở Nhật Bản

Đảo Okayam (Nhật Bản) nổi tiếng sở hữu những quần thể tôm lớn tạo ra một nguồn sáng đặc biệt trên mặt nước và các mỏm đá ở bờ biển. Những cá thể tôm này chỉ dài khoảng 3 milimet và rất khó phát hiện, nhưng khi tập trung với số lượng lớn, chúng có thể thắp sáng bờ biển Okayama trong một thời gian ngắn.

Người địa phương gọi loài tôm nhỏ này là umi hotaru có nghĩa là “đom đóm biển”.
Những khu rừng đom đóm ở Nhật Bản

Đom đóm là loài côn trùng có môi trường sống khá đa dạng và có thể tìm thấy ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ở những khu rừng Nhật Bản, đom đóm sinh sống đặc biệt nhiều. Có đến 45 loài đom đóm được tìm thấy ở Nhật Bản, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong văn hóa của người Nhật. Vào mùa mưa, những đàn đom đóm tập trung như sao trời, tràn ngập trong các cánh rừng nơi đây.