• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin quốc tế
    • >

    ASEAN – Thị trường khách du lịch tiềm năng – Kỳ 3: Khách ASEAN đến Việt Nam

    Thứ Hai, 24-06-2019 / 10:13:03 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    602 Lượt xem

    Với mong muốn tìm hiểu đời sống của người dân Việt Nam, khám phá những giá trị văn hóa và trải nghiệm nhiều dịch vụ hấp dẫn, dòng khách du lịch vào Việt Nam đến từ thị trường các quốc gia trong khu vực ASEAN những tháng vừa qua của năm 2019 đều tăng…

    Khách Malaysia tham quan TP.HCM – Ảnh tư liệu

    Đà Nẵng là “điểm hot”

    Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, 5 tháng của năm 2019, lượng du khách vào Việt Nam đến từ thị trường châu Á chiếm 76,8% tổng số khách du lịch quốc tế đến nước ta, trong đó thị trường khách đến từ các quốc gia trong khu vực ASEAN như Malaysia, Thái Lan, Singapore… đều tăng.

    Chia sẻ với phóng viên Báo Du lịch, đại diện một số đơn vị hoạt động lữ hành thừa nhận, kể từ khi hãng hàng không của Thái Lan, Bangkok Airways, tăng gấp đôi các chuyến bay từ Bangkok đến thành phố Đà Nẵng (hồi tháng 3/2019), lượng du khách từ quốc gia Đông Nam Á này nói chung đến Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung tăng. Đặc biệt là qua những giải bóng đá mà đội tuyển Việt Nam và cả U23 Việt Nam đã thể hiện khá ấn tượng nên lượng du khách đến từ các quốc gia trong khu vực tăng rõ rệt.

    Cũng theo chia sẻ của các chuyên gia, có nhiều nguyên nhân để khách Thái Lan đến miền Trung. Trong đó đáng chú ý là việc, sau khi du khách đến Đà Nẵng – cửa ngõ khách quốc tế Thái Lan vào miền Trung bằng đường hàng không, khách có thể tham quan những di sản tại Hội An và Huế, chưa kể bộ phim “Hoi An, I love you” của người Thái dài 32 tập chiếu trên đài quốc gia làm Hội An nổi tiếng tại Thái Lan trong thời gian qua.

    “Khoảng cách địa lý giữa các điểm đến Đà Nẵng, Huế và Hội An có bán kính chỉ khoảng 150km, rất thuận lợi cho khách di chuyển, không quá mệt mỏi và có thể thưởng thức điểm đến”, ông Nguyễn Sơn Thủy, Giám đốc Công ty Indochina Unique Tourist, chia sẻ và cho rằng, các điểm mua sắm, chợ tại các địa phương miền Trung rất hợp với người Thái, nên khách đi mua sắm được nhiều.

    Bên cạnh đó, theo ông Lê Văn Huy, Hà Quang Thơ trong “Nghiên cứu hành vi khách du lịch Thái Lan đến Đà Nẵng”, khẳng định: “Một trong những nguyên nhân chủ yếu thôi thúc khách Thái Lan đến Việt Nam là vì nơi đây có nhiều điểm tham quan du lịch, có những nét văn hóa chuyên biệt, có bãi biển đẹp và gần với Hội An, Mỹ Sơn, Huế…”. Các tác giả cũng chỉ ra rằng, rất ít khách du lịch Thái Lan đến Đà Nẵng để tìm kiếm cơ hội kinh doanh hoặc thăm thân.

    Trong khi đó, số liệu từ Trung tâm Xúc tiến du lịch Đà Nẵng cũng cho thấy, trong quý 1/2019, du lịch Đà Nẵng chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể đến từ thị trường Đông Nam Á. Trong đó, lượng khách từ Thái Lan đến Đà Nẵng đạt gần 60.000 lượt, tăng đến 35,7% so với cùng kỳ 2018.

    Theo chia sẻ của bà Huỳnh Thị Hương Lan, Phó Giám đốc Trung tâm XTDL Đà Nẵng, du khách Thái Lan đến Đà Nẵng tăng đột biến thời gian qua là nhờ sức hút đặc biệt của Cầu Vàng ở Bà Nà Hills. Bà Nà có thời tiết độc đáo 4 mùa trong một ngày, nhất là ở trên đỉnh lạnh quanh năm nên người Thái rất thích. Hơn nữa, kể từ khi đưa vào hoạt động thì Cầu Vàng ở Bà Nà Hills đã tạo hiệu ứng trên tất cả các mạng xã hội lớn trên thế giới và Thái Lan.

    TP.HCM “hút” khách Campuchia và Lào

    Theo thông tin từ Sở Y tế, mỗi năm TP.HCM có từ 30.000 – 40.000 người nước ngoài đến khám và chữa bệnh, tuy nhiên chủ yếu là người Campuchia, Lào.

    Trong lần ra mắt “Cẩm nang Du lịch Y tế” cách đây chưa lâu, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết số lượng người nước ngoài đến thành phố khám chữa bệnh chiếm gần một nửa số lượng của cả nước. “Trước mắt, chúng tôi nhắm đến thị trường gần như Lào, Campuchia rồi đến Việt kiều, người nước ngoài đang sinh sống tại TP.HCM”.

    Ông Nguyễn Minh Mẫn, Giám đốc truyền thông của Công ty Du lịch TST travel khẳng định rằng, hầu như người dân Campuchia khi sang TP.HCM là nhằm mục đích khám chữa bệnh.

    Điều này cũng được một người dân Campuchia thừa nhận khi họ nói rằng, có thể hiểu rằng, một số Bệnh viện lớn tại TP.HCM như Bệnh viện Chợ Rẫy, Viện Tim TP Hồ Chí Minh, bệnh viện Da Liễu, bệnh viện Răng Hàm Mặt, bệnh viện Tai Mũi Họng TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện Y dược học dân tộc, Bệnh viện Vinmec Central Park, Bệnh viện Xuyên Á… là tuyến trên của các bệnh viện bên Campuchia.

    Trong khi đó, một hướng dẫn viên chuyên dẫn khách Thái Lan cho biết thêm rằng, người Thái thường thích đến các tỉnh miền Trung hơn là tới TP.HCM. Tuy nhiên, như thế cũng không có nghĩa rằng TP.HCM không có khách du lịch đến từ Thái Lan. Du khách Thái Lan sang TP.HCM, bên cạnh tìm hiểu về đời sống của người dân, khám phá những kiến trúc lịch sử… họ cũng thích tìm hiểu ẩm thực.

    Chia sẻ với phóng viên Báo Du lịch, Kim Panhnha, du khách Campuchia, cũng thừa nhận, ẩm thực tại TP.HCM khá đa dạng và phong phú. “Nơi đây (TP.HCM – PV) hội tụ đầy đủ về ẩm thực của không chỉ các địa phương trên đất nước Việt Nam mà còn các quốc gia trên thế giới, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong món ăn. Tuy nhiên, để tìm một chỗ chuyên doanh khu ẩm thực lại rất khó”.

    Bên cạnh đó, đại diện một số công ty du lịch cũng cho biết thêm, thị trường khách Đông Nam Á đến TP.HCM chỉ chiếm một tỷ lệ tương đối vừa phải so với tổng lượng khách quốc tế đến thành phố. “Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, chẳng hạn như khách theo đạo Hồi thì có những đòi hỏi riêng. Đó là chưa kể, TP.HCM chưa có nhiều sản phẩm mới để hút khách ở lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn… Chúng ta chỉ mới làm tốt là trung tâm trung chuyển để khách đi đến các địa phương khác chứ chưa xây dựng được là trung tâm mua sắm để “móc hầu bao” du khách từ cộng đồng ASEAN nói riêng và khách quốc tế nói chung.

    Đặc biệt, chúng ta cũng chưa xây dựng được một cách bài bản và thường kỳ sự kiện khuyến mãi, kích cầu mua sắm để hút khách. Những sản phẩm của chúng ta ở những địa điểm tập trung đông khách du lịch mua sắm như chợ Bến Thành… cũng khó kiểm soát được đầu vào của nguồn hàng nên làm giảm giá trị điểm đến”, một chuyên gia du lịch chia sẻ.

    Nguồn : BÁO DU LỊCH
    Tin liên quan
  • Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề

    Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề

  • Ngành du lịch Thái Lan đang nhanh chóng hồi sinh sau đại dịch

    Ngành du lịch Thái Lan đang nhanh chóng hồi sinh sau đại dịch

  • Vì sao khách Việt du lịch Nhật Bản đông kỷ lục, đi cả chục lần không chán?

    Vì sao khách Việt du lịch Nhật Bản đông kỷ lục, đi cả chục lần không chán?

  • Khách nước ngoài lựa chọn 4 món từ sợi tuyệt nhất trong ẩm thực Việt

    Khách nước ngoài lựa chọn 4 món từ sợi tuyệt nhất trong ẩm thực Việt

  • Tin mới
  • Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề

    Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề

  • Cần những cán bộ sân bay ‘biết mỉm cười’ đón khách du lịch

    Cần những cán bộ sân bay ‘biết mỉm cười’ đón khách du lịch

  • Hiến kế hút khách quốc tế

  • Ngành du lịch Thái Lan đang nhanh chóng hồi sinh sau đại dịch

  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Vì sao khách Việt du lịch Nhật Bản đông kỷ lục, đi cả chục lần không chán?

  • Tạp chí nước ngoài giới thiệu 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

  • Vietnam expects to enter top 30 countries in terms of tourism competitiveness: PM

  • Khách nước ngoài lựa chọn 4 món từ sợi tuyệt nhất trong ẩm thực Việt

  • Tin trong tỉnh
  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

    Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

    Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

  • Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

    Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

  • Dư vị… cà phê miễn phí

    Dư vị… cà phê miễn phí

  • Mô hình du lịch thân thiện tại Vườn quốc gia Yok Đôn tiếp nhận 2 cá thể voi nhà

    Mô hình du lịch thân thiện tại Vườn quốc gia Yok Đôn tiếp nhận 2 cá thể voi nhà

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 2.

    Chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023
  • 4.

    Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023

    Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
  • 5.

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU – ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK MỚI NHẤT CẬP NHẬT ...

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU – ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK MỚI NHẤT CẬP NHẬT THÁNG 11/2022
  • 6.

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter