• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin quốc tế
    • >

    Cách chào hỏi khác biệt ở các nền văn hóa

    Thứ Ba, 08-11-2016 / 9:10:36 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    952 Lượt xem

    Ở Bồ Đào Nha, người dân thường hôn từ má trái sang phải, nhưng ở Stasbourg (Pháp) thì ngược lại. Bạn có bao giờ tự hỏi, một ngày bạn tới Bắc Kinh, hoặc ở Rio de Janeiro hay Christchurch tại New Zealand, người dân địa phương chào đón bạn tại sân bay, bạn sẽ chào hỏi họ ra sao? Cúi chào, bắt tay hay một cái ôm kiểu Mỹ?

    Cái ôm trìu mến của doanh nhân Mỹ và đối tác Nhật Bản có thể trở nên thật lúng túng. Cách đơn giản nhất trong trường hợp này là cúi chào.

    Cách thức ứng xử và chào hỏi truyền thống của thổ dân bản địa Maori tại New Zealand là chạm hai đầu mũi và trán vào nhau.

    Cach chao hoi khac biet o cac nen van hoa hinh anh 1

    Chạm đầu mũi và trán là cách chào của người Maori, New Zealand.

    Tại Rio de Janeiro (Brazil), họ quy ước lời chào tương đương với ba nụ hôn lên má. Tuy nhiên, khi đi về vùng đông nam quốc gia này, tới thành phố Sao Paulo, bạn chỉ nên hôn một lần. Tại Bắc Kinh (Trung Quốc), bạn chỉ cần gật đầu và mỉm cười.

    Nụ hôn chào hỏi

    Nhiều nơi tại châu Mỹ Latin, châu Âu và Trung Đông, hôn gió là cách chào phổ biến giữa người xa lạ, nhưng với mỗi quốc gia và mỗi khu vực đều có những thói quen ứng xử riêng.

    Nam giới ở Argentina thường chạm má nếu họ có quan hệ bạn bè. Trong hầu hết các nước ở thế giới Ả Rập, một nụ hôn gió kép là điều bắt buộc, mặc dù cách này chỉ áp dụng với người cùng giới tính.

    Cach chao hoi khac biet o cac nen van hoa hinh anh 2

    Cách chào chạm má của người Argentina.

    Tại Pháp, lời chào thường phức tạp hơn. Ở thành phố Nantes, người dân thường chào bằng bốn nụ hôn, hai nụ hôn ở Toulouse, hoặc nụ hôn duy nhất vào má khi bạn tới  thành phố Brest. Tuy vậy, nguyên tắc chung là môi không chạm má, và chỉ nên hơi tạo âm gió khi hôn.

    Ở hầu hết các nước Bắc Âu, lời chào thường chỉ là một chiếc bắt tay với người xa lạ, và một nụ hôn dành cho bạn bè.

    Cach chao hoi khac biet o cac nen van hoa hinh anh 3

    Bắt tay thật chặt là cách chào của người Bắc Âu và người Nga.

    Việc bắt tay thật chặt giữa hai người đàn ông Nga thường còn mang ý nghĩa thử sức mạnh của người kia. Ngoài ra, bắt tay nhau trước qua ngưỡng cửa là điều cấm kỵ ở đây. Hãy đợi đến khi bạn bước vào trong nhà, hoặc chủ nhà bước ra khỏi cửa.

    Thứ tự đặt nụ hôn là điều cần chú ý. Ở Bồ Đào Nha, người dân thường hôn từ má trái sang phải nhưng ở Stasbourg (Pháp) thì ngược lại.

    Dùng tay thay lời chào

    Cach chao hoi khac biet o cac nen van hoa hinh anh 4

    Cách chào phổ biến tại Thái Lan, Campuchia, Indonesia. 

    Hôn hay chạm vào người lạ không phổ biến tại châu Á. Theo phong tục Thái Lan, họ chào bằng cách chắp tay, tạo thành vòng cung như khi cầu nguyện. Campuchia và Indonesia có cách chào tương tự.

    Cach chao hoi khac biet o cac nen van hoa hinh anh 5

    Cách chào người lớn tuổi hơn tại Ấn Độ. 

    Tại Ấn Độ, hai người đàn ông có thể bắt tay nhau, nhưng không làm vậy với người khác giới. Cách chào truyền thống với người Ấn Độ hơn tuổi là cúi xuống và chạm vào chân họ. 

    Cach chao hoi khac biet o cac nen van hoa hinh anh 6

    Lè lưỡi và giữ khoảng cách là cách chào độc đáo của người Tây Tạng. 

    Cách chào hỏi truyền thống của người Tây Tạng được xem là đặc sắc nhất. Họ thè lưỡi từ một khoảng cách an toàn để chào nhau.

    Nguồn : Nguồn: Zing.vn
    Tin liên quan
  • Ngày Du lịch Thế giới 27/9: Du lịch và đầu tư xanh

    Ngày Du lịch Thế giới 27/9: Du lịch và đầu tư xanh

  • Nepal thúc đẩy du lịch bền vững: Cách Việt Nam có thể học hỏi

    Nepal thúc đẩy du lịch bền vững: Cách Việt Nam có thể học hỏi

  • Ngày Du lịch thế giới 2023 với thông điệp ‘đầu tư xanh’

    Ngày Du lịch thế giới 2023 với thông điệp ‘đầu tư xanh’

  • Nhu cầu đi du lịch tăng vọt tại Trung Quốc

    Nhu cầu đi du lịch tăng vọt tại Trung Quốc

  • Tin mới
  • Cơ hội mới từ xu hướng du lịch tự túc

    Cơ hội mới từ xu hướng du lịch tự túc

  • Ngày Du lịch Thế giới 27/9: Du lịch và đầu tư xanh

    Ngày Du lịch Thế giới 27/9: Du lịch và đầu tư xanh

  • Visa: 97% khách hàng ưu tiên thanh toán không tiền mặt trong chuyến du lịch

  • Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo Luật Du lịch 2017

  • Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

  • Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  • Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

  • Xu hướng trải nghiệm tour ảo nở rộ khiến các ‘tín đồ’ du lịch say mê

  • Nepal thúc đẩy du lịch bền vững: Cách Việt Nam có thể học hỏi

  • Ngày Du lịch thế giới 2023 với thông điệp ‘đầu tư xanh’

  • Tin trong tỉnh
  • Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo Luật Du lịch 2017

    Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo ...

  • Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

    Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

  • Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  • Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

    Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

  • Không gian văn hóa buôn làng trong đời sống đương đại

    Không gian văn hóa buôn làng trong đời sống đương đại

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột
  • 2.

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa
  • 3.

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar
  • 4.

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp ...

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ diễn ra ngày 18/8/1023
  • 5.

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các ...

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các tour, điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk
  • 6.

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công ...

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter