• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin quốc tế
    • >

    Đồng bộ các giải pháp phát triển du lịch

    Thứ Năm, 29-09-2016 / 9:52:06 Sáng
    Đăng bởi : Sao Việt Media
    922 Lượt xem

    Tự do hóa quyền đi lại không cần visa là một trong những động lực mạnh mẽ để phát triển du lịch…Theo xếp hạng Chỉ số Hộ chiếu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, năm 2016 có sự chuyển dịch ngôi vị về quyền tự do du lịch của công dân, theo đó: Ðức và Thụy Ðiển đứng đầu thế giới, vì công dân của họ có thể tự do thăm 158 quốc gia mà không cần visa. Công dân Anh và Mỹ năm ngoái đứng nhất, nhưng năm nay, Anh tụt xuống thứ hai (ngang Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Phần Lan), chỉ thăm được 157 nước, còn Mỹ thứ tư (155 nước). 

    Việt Nam xếp thứ 76, ngang với Campuchia, với người dân có thể tự do thăm 51 nước không cần visa, tức cao hơn Lào, Myanmar, Ấn Ðộ, Bhutan, Iran… Ðến lượt mình, Việt Nam hiện đang miễn thị thực theo thời hạn cho du khách 22 nước.

    Khách quốc tế tại Hội An- ảnh: Minh Quân

    Trong những năm qua, Du lịch Việt Nam ngày càng phát triển cả bề rộng và bề sâu. Nhiều sản phẩm du lịch và điểm đến trong nước được xếp hạng cao và là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế.  Khách quốc tế đến nước ta trong tháng Tám vừa qua đạt cao nhất kể từ đầu năm 2016, ước 899,7 nghìn lượt người, tăng 6,3% so với tháng trước và tăng tới 34,4% so cùng kỳ năm trước. Mức tăng ghi nhận từ tất cả các châu lục, trong đó khách đến từ châu Á tăng 39,6%; từ châu Âu tăng 24,7%; từ châu Mỹ tăng 17,3%; từ châu Úc tăng 13,8%; từ châu Phi tăng 12,4%. Tính chung 8 tháng, cả nước thu hút ước đạt 6452,4 nghìn lượt du khách quốc tế, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, khách từ châu Á đạt 4634,8 nghìn lượt người, tăng 30,8%. Đặc biệt, chính sách gia hạn miễn thị thực cho công dân các nước: Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Đức, Vương quốc Tây Ban Nha và Cộng hòa Italy  theo Nghị quyết số 56/NQ-CP ngày 20/6/2016 của Chính phủ đã góp phần đưa lượng khách đến từ châu Âu tăng mạnh (15,5%), trong đó, Anh tăng 22,8%; Pháp tăng 13,4%; Đức tăng 17,7%; Hà Lan tăng 23,7%; Tây Ban Nha tăng 27,6%; I-ta-li-a tăng 31,8%. Khách đến từ châu Mỹ tăng 13% và từ Nga tăng 25%…

    Trong 5 năm qua, ngành Du lịch Việt Nam  đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 9,5%/năm (gấp khoảng 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung cả nước); Tổng thu nhập tới 15,4 tỷ USD, đóng góp trực tiếp 6,6% và đóng góp chung 13% trong tỷ lệ GDP của đất nước. Năm 2015, Việt Nam đón 7-7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 36-37 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 10-11 tỷ USD, đóng góp 5,5-6% vào GDP cả nước. Du lịch đang thu hút khoảng 10 tỷ USD FDI và khoảng 300.000 tỷ đồng đầu tư trong nước (trong đó có khoảng trên 6.100 tỷ đồng đầu tư NSNN từ năm 2006 đến nay cho hạ tầng du lịch, tập trung vào những vùng tiềm năng nhưng còn khó khăn, những khu du lịch quốc gia, những điểm du lịch quốc gia); 575 khách sạn từ 3 sao đến 5 sao và 60.000 phòng trong tổng số 1.414 cơ sở lưu trú với 300.000 buồng. Vietnam Airlines có 80 chiếc máy bay tầm ngắn, tầm trung và tầm dài, mở được 30 điểm đến. Du khách 22 quốc gia đã được miễn visa đến Việt Nam…

    Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Theo tổ chức OECD, hiệu quả hoạt động du lịch quốc gia được đánh giá qua tốc độ tăng trưởng khách, độ dài lưu trú bình quân của khách, chi tiêu bình quân của khách; đóng góp của du lịch vào cơ cấu GDP; giá trị xuất khẩu dịch vụ du lịch, năng suất lao động, sức mua và giá cả dịch vụ du lịch, thủ tục thị thực nhập cảnh, tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, tài nguyên văn hóa, mức độ thỏa mãn của du khách và chương trình hành động của ngành Du lịch. Ngoài ra còn được đo lường qua mức độ đa dạng hóa thị trường, nguồn nhân lực, mức độ kết nối hàng không và các phương tiện khác, phân bổ ngân sách Chính phủ dành cho ngành Du lịch, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch…

    Động lực, kết quả và triển vọng hoạt động của ngành công nghiệp không khói này có sự phụ thuộc cao vào quyết tâm chính trị của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương; Sự phối kết hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan; Sự quan tâm hỗ trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế; Sự năng động tích cực của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch; Sự đồng thuận và tham gia của cộng đồng dân cư, du khách và sự quan tâm khích lệ của các cơ quan thông tin truyền thông. Động lực phát triển bền vững du lịch cũng tùy thuộc vào sự bảo đảm hài hòa lợi ích; coi trọng công tác bảo tồn, phát triển, quảng bá các tài nguyên và sản phẩm du lịch; xây dựng hình ảnh và thương hiệu, nhận diện du lịch quốc gia, đẩy mạnh các hoạt động thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch chuyên nghiệp, có chiều sâu và tầm cao; đa dạng hóa và nâng cấp chất lượng các sản phẩm du lịch, các chuỗi liên kết; cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và hệ thống tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ du lịch đáp ứng các tiêu chuẩn du lịch quốc tế. Đặc biệt, động lực phát triển ngành Du lịch tùy thuộc vào độ rộng cửa visa, miễn thị thực, áp dụng thị thực điện tử và cải tiến thủ tục, giảm phiền hà, củng cố hình ảnh an toàn, thân thiện, ấn tượng đối với du khách; ngăn chặn du lịch “đen” và tăng cường các biện pháp bảo đảm an ninh và văn minh du lịch…

    Trên thực tế, ngành Du lịch còn nhiều việc phải làm, nhất là tiếp tục cải thiện tính chuyên nghiệp và phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; đa dạng  hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; xây dựng nhận dạng thương hiệu thống nhất, có chiều sâu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc;  thúc đẩy liên kết và cộng hưởng các động lực tăng trưởng kinh tế ngành và địa phương; tạo thu nhập và việc làm, góp phần ổn định xã hội và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế; phấn đấu đến 2020 Việt Nam đón 10-10,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế và 47-48 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt 18-19 tỷ USD, đóng góp 6,5-7% GDP cả nước; có tổng số 580.000 buồng lưu trú với 35-40% đạt chuẩn từ 3 đến 5 sao; tạo ra 3 triệu việc làm trong đó có 870.000 lao động trực tiếp du lịch…

    Tiềm năng du lịch Việt Nam rất lớn; phát triển du lịch là cả một quá trình và không thể thực hiện các biện pháp theo kiểu phong trào và khoán trắng, trước mắt, “chỉ thấy cây mà không thấy rừng”, mà cần được thể chế hóa và triển khai trong tổng thể các chính sách và giải pháp đồng bộ, nhất quán ; các quy hoạch, kế hoạch, dự án  du lịch phù hợp và khả thi, bám sát diễn biến của thị trường và những biến động của tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở trong nước và quốc tế…

    TS. Nguyễn Minh Phong

     
    Nguồn : Nguồn: Báo Du lịch Việt Nam
    Tin liên quan
  • Báo Thái Lan kêu gọi cởi mở về thị thực để thúc đẩy du lịch tại Đông Nam Á

    Báo Thái Lan kêu gọi cởi mở về thị thực để thúc đẩy du lịch tại Đông Nam Á

  • Thái Lan đặt mục tiêu thu hút 80 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2027

    Thái Lan đặt mục tiêu thu hút 80 triệu lượt khách du lịch nước ngoài vào năm 2027

  • Không có hình ảnh

    Philippines sẽ đầu tư 322 triệu USD để gia tăng sức hút ngành du lịch

  • Du lịch toàn cầu khởi sắc trong năm 2023

    Du lịch toàn cầu khởi sắc trong năm 2023

  • Tin mới
  • Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

    Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

  • 6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

    6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

  • Báo Thái Lan kêu gọi cởi mở về thị thực để thúc đẩy du lịch tại Đông Nam Á

  • Du lịch dịp Tết – Xu hướng của giới trẻ

  • Đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

  • “Điểm nhấn” từ sự phục hồi của du lịch nội địa

  • Nâng cao chất lượng về quản lý chất lượng trong lĩnh vực du lịch và khách sạn

  • Chức năng, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

  • Tổng cục Du lịch đổi thành Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

  • Du lịch tự túc lên ngôi dịp Tết Nguyên đán 2023

  • Tin trong tỉnh
  • Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

    Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

  • Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

    Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

  • Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

  • Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 1):  Linh hoạt để thích ứng

    Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 1):  Linh hoạt để thích ứng

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022
  • 2.

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng
  • 4.

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 5.

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi ...

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi trường hồ Lắk
  • 6.

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk  tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter