• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin quốc tế
    • >

    Hợp tác quốc tế về du lịch đóng vai trò quan trọng

    Thứ Hai, 09-07-2018 / 8:58:27 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    1656 Lượt xem

    Cùng tiến trình hội nhập khu vực và thế giới trong hơn 30 năm qua, là một ngành kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế về du lịch đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự phát triển chung và thành tựu đạt được của ngành Du lịch, tạo tiền đề và động lực để Du lịch Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế toàn diện hơn.

    Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Phó Tổng thống Myanmar, Phó Thủ tướng Campuchia, Phó Thủ tướng Lào và đại diện lãnh đạo ngành Du lịch, Ngân hàng của 4 nước CLMV tham dự diễn đàn “Bốn quốc gia – một điểm đến“ – ảnh:Tố Linh

    Từ bước hội nhập đầu tiên để Du lịch Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) vào năm 1981, quá trình hội nhập được đẩy nhanh, diễn ra hiệu quả hơn. Đến nay, Du lịch Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức du lịch lớn như Hiệp hội Du lịch châu Á-Thái Bình Dương (PATA) năm 1995 và đồng hành cùng ngành Du lịch các nước trong và ngoài khu vực, sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1995 và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998. Đây đều là những cơ chế hợp tác đa phương được triển khai tích cực, mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho Du lịch Việt Nam, hỗ trợ kết nối hợp tác, thu hút đầu tư và quảng bá hình ảnh du lịch tới cộng đồng quốc tế. Du lịch Việt Nam cũng đã thể hiện đầy đủ trách nhiệm và vai trò thành viên, được các tổ chức và các nước thành viên đánh giá cao.

    Trong các khuôn khổ đa phương, Du lịch Việt Nam là thành viên, hợp tác du lịch trong ASEAN được quan tâm, thúc đẩy triển khai thường xuyên nhất nhờ mối quan hệ hữu nghị, hợp tác chặt chẽ truyền thống giữa các nước láng giềng và hoạt động điều phối hiệu quả của Ban Thư ký ASEAN. Đây cũng là khuôn khổ hợp tác nhận được sự hỗ trợ, đồng hành của nhiều tổ chức quốc tế khác, bao gồm Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), Ngân hàng Thế giới (WB), Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC)… là cơ hội tốt để các nước thành viên ASEAN mở rộng quan hệ đối tác, tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ cho ngành Du lịch. Việt Nam luôn chủ động trong các hoạt động du lịch của ASEAN, nhiều lần đảm nhiệm vai trò quan trọng như Trưởng nhóm công tác về Marketing và Truyền thông du lịch ASEAN (2013-2014), Chủ tịch Ủy ban Nguồn lực, giám sát và đánh giá du lịch ASEAN (2016-2017)…

    Sau lần đầu tiên đăng cai Diễn đàn Du lịch ASEAN năm 2009, hoạt động thường niên quan trọng nhất của hợp tác khu vực, Du lịch Việt Nam sẽ lần thứ hai đăng cai sự kiện này vào tháng 1/2019 tại Hạ Long với chủ đề “ASEAN-Sức mạnh của sự thống nhất”. Chủ đề đã cụ thể hóa định hướng xúc tiến ASEAN trở thành điểm đến chung, hướng đến mục tiêu phát triển thịnh vượng, bền vững và bao trùm, đồng thời cũng thể hiện bước phát triển của Du lịch Việt Nam trong những năm qua đang ngày càng năng động, đóng góp tích cực cho lợi ích và thịnh vượng chung của khối ASEAN thống nhất. Các cơ chế hợp tác tiểu vùng trong khu vực Đông Nam Á và các nước lân cận như Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady – Chao Phraya – Mê Công (ACMECS), Hợp tác bốn quốc gia Campuchia-Lào-MyanmarViệt Nam (CLMV), hợp tác ba quốc gia Campuchia-Lào-Việt Nam (CLV)… được triển khai đa dạng ở nhiều cấp độ.

    Việt Nam cũng là một thành viên tích cực của UNWTO, hoạt động thuộc Ủy ban Đông Á – Thái Bình Dương và đảm nhận chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban giai đoạn 2013-2015. Từ khi tham gia UNWTO, Du lịch Việt Nam đã thu hút được sự tham gia, hỗ trợ của UNWTO vào các hoạt động xây dựng chính sách du lịch (điều chỉnh Quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010, quy hoạch du lịch bền vững đảo Phú Quốc năm 2003, tư vấn xây dựng Luật Du lịch Việt Nam 2005 và Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam 2005, phối hợp xây dựng chiến lược marketing du lịch Việt Nam 2008…); hỗ trợ đào tạo, tập huấn du lịch theo chuyên đề phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới; cung cấp thông tin, thống kê, báo cáo đánh giá định kỳ về du lịch thế giới thông qua thư viện tài liệu của UNWTO… Trong giai đoạn mười năm gần đây, Việt Nam đã phối hợp với UNWTO tổ chức thành công nhiều sự kiện, hội nghị, thu hút sự tham gia của và quan tâm của các thị trường mới.

    Hợp tác với Hiệp hội Du lịch châu Á-Thái Bình Dương (PATA) được điều phối thông qua Chi hội PATA Việt Nam, thành lập từ năm 1994 và đến nay có hơn 250 doanh nghiệp thành viên. Chi hội có trang web riêng, thường xuyên hỗ trợ cung cấp các báo cáo chuyên ngành và hoạt động xúc tiến của PATA cho các chi hội viên, đồng thời tổ chức các hội thảo, khóa đào tạo với sự tham gia của các diễn giả quốc tế.

    Một trong những cơ chế đang được đẩy mạnh gần đây là hợp tác du lịch trong Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam đã từng đăng cai, chủ trì thành công Hội nghị Bộ trưởng du lịch APEC lần thứ 4 năm 2006, nhưng đặc biệt từ năm 2017, hoạt động hợp tác được triển khai liên tục với các kết quả thiết thực: Tổ chức Hội thảo về Ứng phó với biến đổi khí hậu và Diễn đàn chính sách cấp cao về Du lịch bền vững năm 2017, nhân dịp Diễn đàn, các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố cấp cao APEC về Du lịch bền vững; Du lịch Việt Nam đề xuất dự án “Đánh giá triển vọng phát triển điểm đến thông minh trong cộng đồng kinh tế APEC trong bối cảnh chuyển đổi số”, dự kiến Việt Nam là nền kinh tế điều phối thực hiện từ năm 2019.

    Công tác hợp tác quốc tế song phương với các quốc gia, vùng lãnh thổ trong và ngoài khu vực cũng mang lại nhiều cơ hội, lợi ích phát triển cho Du lịch Việt Nam, đặc biệt với các thị trường nguồn có ngành Du lịch phát triển nhanh, hiện đại như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan…

    Nếu thị trường Đông Bắc Á là khu vực trọng điểm, cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác thì Đông Nam Á là thị trường truyền thống Du lịch Việt Nam luôn quan tâm, thường xuyên triển khai các hoạt động trao đổi đoàn các cấp. Du lịch Việt Nam đã ký những văn bản hợp tác du lịch riêng với mỗi nước Đông Nam Á, định hướng hợp tác dựa trên lợi ích chung với tinh thần hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Việt Nam đang đẩy mạnh hợp tác du lịch tàu biển với Philippines và Singapore; du lịch qua các hành lang đường bộ và hành lang biển với Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.

    Đến nay, Du lịch Việt Nam đã ký 85 văn bản hợp tác song phương với 43 quốc gia, trong đó có các quốc gia là thị trường xa, mới bước đầu tiếp cận trao đổi khách như Colombia, Algeria, Morocco, Iran…

    Bên cạnh việc thu hút nguồn lực phát triển du lịch từ các cơ chế hợp tác đa phương và đối tác song phương, giai đoạn 2000-2018, Du lịch Việt Nam với tiềm năng phát triển mạnh mẽ đã tiếp nhận nhiều dự án đầu tư nước ngoài của các tổ chức quốc tế (UNESCO, Liên minh châu Âu – EU, Tổ chức hợp tác quốc tế Tây Ban Nha – AECID, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản – JICA, Tổ chức Lao động quốc tế – ILO, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế – IUCN…), tập trung vào hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, phát triển sản phẩm, hỗ trợ xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển hạ tầng du lịch.

    Trong quá trình hội nhập từ khi ngành Du lịch bước đầu phát triển, để đạt được những thành tựu như hiện nay khi Du lịch Việt Nam đã hội nhập sâu rộng với thế giới và đạt hiệu quả cao, hợp tác quốc tế về du lịch không chỉ tiếp nhận những thời cơ, thuận lợi mà còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức từ tình hình chung của thế giới và khu vực, những thay đổi trong xu hướng du lịch và hạn chế từ nguồn lực của ngành. Tuy vậy, công tác hợp tác quốc tế luôn là một trong những ưu tiên để phát triển Du lịch Việt Nam, nhận được sự quan tâm của Chính phủ, các cấp, các ngành và ngược lại cũng tác động tới nhiều lĩnh vực khác. Theo xu hướng chung của thế giới, hợp tác quốc tế đã đóng vai trò quan trọng đề xuất miễn thị thực cho một số thị trường nguồn khách và thí điểm áp dụng thị thực điện tử cho 46 quốc gia vào Việt Nam, tham gia xây dựng các chính sách và định hướng chung của ngành, hướng đến phát triển du lịch bền vững, hợp tác với các quốc gia đối tác đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh để nâng tầm điểm đến trên bản đồ du lịch thế giới.

    Không chỉ góp phần phát huy nội lực của ngành Du lịch, thu hút nguồn ngoại lực cho phát triển du lịch, hợp tác quốc tế còn đóng vai trò quan trọng nâng cao sức mạnh liên ngành và tăng cường năng lực cạnh tranh du lịch quốc gia. Trong thời gian tới, công tác hợp tác quốc tế sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào hội nhập, chủ động tìm kiếm các cơ hội phát triển cho ngành Du lịch, xây dựng kế hoạch đồng bộ với các chiến lược của ngành và phù hợp với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

    VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ (TCDL)

    Nguồn : BÁO DU LỊCH
    Tin liên quan
  • Ngày Du lịch Thế giới 27/9: Du lịch và đầu tư xanh

    Ngày Du lịch Thế giới 27/9: Du lịch và đầu tư xanh

  • Nepal thúc đẩy du lịch bền vững: Cách Việt Nam có thể học hỏi

    Nepal thúc đẩy du lịch bền vững: Cách Việt Nam có thể học hỏi

  • Ngày Du lịch thế giới 2023 với thông điệp ‘đầu tư xanh’

    Ngày Du lịch thế giới 2023 với thông điệp ‘đầu tư xanh’

  • Nhu cầu đi du lịch tăng vọt tại Trung Quốc

    Nhu cầu đi du lịch tăng vọt tại Trung Quốc

  • Tin mới
  • Cơ hội mới từ xu hướng du lịch tự túc

    Cơ hội mới từ xu hướng du lịch tự túc

  • Ngày Du lịch Thế giới 27/9: Du lịch và đầu tư xanh

    Ngày Du lịch Thế giới 27/9: Du lịch và đầu tư xanh

  • Visa: 97% khách hàng ưu tiên thanh toán không tiền mặt trong chuyến du lịch

  • Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo Luật Du lịch 2017

  • Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

  • Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  • Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

  • Xu hướng trải nghiệm tour ảo nở rộ khiến các ‘tín đồ’ du lịch say mê

  • Nepal thúc đẩy du lịch bền vững: Cách Việt Nam có thể học hỏi

  • Ngày Du lịch thế giới 2023 với thông điệp ‘đầu tư xanh’

  • Tin trong tỉnh
  • Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo Luật Du lịch 2017

    Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo ...

  • Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

    Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

  • Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  • Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

    Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

  • Không gian văn hóa buôn làng trong đời sống đương đại

    Không gian văn hóa buôn làng trong đời sống đương đại

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột
  • 2.

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa
  • 3.

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar
  • 4.

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp ...

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ diễn ra ngày 18/8/1023
  • 5.

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các ...

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các tour, điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk
  • 6.

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công ...

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter