• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin quốc tế
    • >

    Phiên họp lần thứ 29 liên ủy ban của UNWTO: Thúc đẩy vai trò của du lịch bền vững trong Năm quốc tế 2017

    Thứ Sáu, 19-05-2017 / 2:50:28 Chiều
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    1030 Lượt xem

    Đây là một trong những nội dung quan trọng được nhấn mạnh trong Phiên họp lần thứ 29 liên ủy ban khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và Nam Á của Tổ chức Du lịch thế giới diễn ra vào ngày 17/5/2017, tại thành phố Chittagong, Bangladesh.

    Toàn cảnh phiên họp

    Sự kiện do Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) phối hợp với Bộ Hàng không dân dụng và Du lịch Bangladesh tổ chức, với sự tham dự của Tổng thư ký UNWTO Taleb Rifai, Giám đốc phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của UNWTO Xu Jing, các quan chức UNWTO, Bộ Hàng không dân dụng và Du lịch Bangladesh, cơ quan quản lý du lịch các nước thành viên UNWTO, đại diện các tổ chức quốc tế.

    Phát biểu tại phiên họp, Tổng thư ký UNWTO Taleb Rifai nhận định giờ đây du lịch đã trở thành một phần trong lối sống của con người, trở thành một nhu cầu thiết yếu. Trong những năm qua chỉ có 2 thời điểm du lịch thế giới sụt giảm là vào năm 2004-2005 sau khi dịch SARS xảy ra, và năm 2008-2009 khi xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu. Kể từ đó, trong 7 năm liền du lịch thế giới liên tục đạt tăng trưởng.

    Năm 2016, đã có trên 1,2 tỷ lượt khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới, tăng gần 4% so với năm trước. Du lịch đóng góp khoảng 10% GDP kinh tế toàn cầu, chiếm 30% tổng giá trị thương mại và dịch vụ; cứ 10 việc làm được tạo ra trên thế giới có 1 việc làm trong lĩnh vực du lịch. Du lịch hiện đã trở thành ngành kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới.

    Tổng thư ký UNWTO Taleb Rifai phát biểu tại phiên họp

    Điểm qua tình hình du lịch các khu vực trên thế giới, Tổng thư ký Taleb Rifai bày tỏ sự ấn tượng đối với tăng trưởng của khu vực châu Á, trong khi thị trường châu Âu đang dần bão hòa. Về các thị trường nguồn, Tổng thư ký nhấn mạnh Trung Quốc hiện nay là thị trường nguồn lớn nhất của du lịch thế giới, năm 2016 đã có khoảng 135 triệu lượt khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài, chi tiêu du lịch đạt 261 tỷ USD, vượt xa các thị trường nguồn khác. Trung Quốc đã trở thành một thị trường nguồn quan trọng, mang lại lợi ích cho nhiều điểm đến trên thế giới.

    Ông Taleb Rifai cho biết hiện nay du lịch thế giới đang đặt ra 3 ưu tiên và cũng là 3 thách thức cần được giải quyết: (1)  An ninh, an toàn; (2) Nắm bắt sự phát triển của công nghệ số – yếu tố có thể làm thay đổi hành vi của khách du lịch; (3) Bảo đảm phát triển bền vững trong dài hạn.

    Với sức lan tỏa của mình, sự phát triển của du lịch có thể mang lại tác động tích cực tới sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực khác. Một việc làm trực tiếp trong lĩnh vực du lịch có thể tạo ra 1,4 việc làm gián tiếp trong các lĩnh vực khác. Do vậy, du lịch ngày càng được chính phủ các nước quan tâm, lồng ghép vào nghị trình hành động quốc gia. Để bảo đảm sự phát triển của du lịch tương xứng với tiềm năng vốn có, cần không chỉ tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư mà cần quan tâm thúc đẩy cả quan hệ hợp tác ngay trong khu vực công, giữa các cơ quan quản lý nhà nước của các ngành lĩnh vực nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch, Tổng thư ký UNWTO nhấn mạnh.

    Phiên họp đã rà soát lại kết quả hoạt động năm 2016-2017 và kế hoạch hoạt động 2017-2018 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Các đại biểu tham dự phiên họp đã nghe báo cáo của Ủy ban Chương trình và Ngân sách, Ủy ban Du lịch và Bền vững, Ủy ban Du lịch và Cạnh tranh, Ủy ban Thống kê và Tài khoản vệ tinh du lịch; nghe báo cáo về dự thảo Công ước về bảo vệ du khách và quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ du lịch; Công ước về bộ quy tắc ứng xử trong du lịch. Bên cạnh đó là các thông tin cập nhật về các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật của UNWTO, hoạt động của các thành viên liên kết của UNWTO, công tác chuẩn bị cho Phiên họp lần thứ 22 Đại hội đồng Tổ chức Du lịch thế giới, Ngày Du lịch thế giới năm 2019. Các đại biểu cũng thống nhất Phiên họp lần thứ 30 liên ủy ban khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và Nam Á sẽ diễn ra vào năm 2018 tại Fiji.

    Với việc Đại hội đồng Liên hợp quốc đã lựa chọn chủ đề năm 2017 là Năm quốc tế vì phát triển du lịch bền vững, Phiên họp nhấn mạnh Năm quốc tế 2017 sẽ tập trung thúc đẩy vai trò của du lịch đóng góp vào 5 lĩnh vực trọng tâm sau: (1) Tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng; (2) Công bằng xã hội, tạo việc làm và giảm nghèo; (3) Sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; (4) Bảo tồn các giá trị văn hóa, sự đa dạng và di sản; và (5) Tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hòa bình và an ninh

    Đoàn Việt Nam tham dự phiên họp

    Tại phiên họp, các đại biểu đã cập nhật tình hình hoạt động ở mỗi nước liên quan đến hưởng ứng Năm quốc tế về phát triển du lịch bền vững 2017. Về phía đoàn Việt Nam, ông Lê Tuấn Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Tổng cục Du lịch) thông báo tới các đại biểu về hội nghị Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững sắp diễn vào ngày 19/6/2017 tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Theo đó, hội nghị sẽ có sự tham dự của bộ trưởng du lịch các nền kinh tế APEC, các đại biểu cấp cao, chuyên gia của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC), các tổ chức quốc tế và các bên liên quan khác. Nội dung chương trình nghị sự của hội nghị đối thoại sẽ bàn về những vấn đề trọng tâm mà UNWTO đã đặt ra trong Năm quốc tế vì phát triển du lịch bền vững 2017.

    Nhân dịp này, đoàn Việt Nam bày tỏ sự cảm ơn về những hỗ trợ kỹ thuật của UNWTO đối với Việt Nam thời gian qua, đặc biệt trong việc tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch và Thể thao nhân dịp Đại hội Thể thao bãi biển châu Á diễn ra vào tháng 9/2016 tại Đà Nẵng; và trong công tác chuẩn bị cho tổ chức Đối thoại chính sách cao cấp về du lịch bền vững trong khuôn khổ Năm APEC 2017 tại Việt Nam.

    Theo http://vietnamtourism.gov.vn

     
    Nguồn : Nguồn: Báo Du lịch Việt Nam
    Tin liên quan
  • Thái Lan đón gần 10 triệu lượt khách nước ngoài, đạt doanh thu hơn 11 tỷ USD

    Thái Lan đón gần 10 triệu lượt khách nước ngoài, đạt doanh thu hơn 11 tỷ USD

  • Du lịch nghỉ dưỡng được ưu tiên lựa chọn trong năm 2023

    Du lịch nghỉ dưỡng được ưu tiên lựa chọn trong năm 2023

  • Học cách đánh thức tiềm năng du lịch từ thành phố “ngủ quên” ở Saudi Arabia

    Học cách đánh thức tiềm năng du lịch từ thành phố “ngủ quên” ở Saudi Arabia

  • Xu hướng Du lịch 2023: Trung Quốc mở cửa trở lại, du lịch công tác phục hồi

    Xu hướng Du lịch 2023: Trung Quốc mở cửa trở lại, du lịch công tác phục hồi

  • Tin mới
  • Thái Lan đón gần 10 triệu lượt khách nước ngoài, đạt doanh thu hơn 11 tỷ USD

    Thái Lan đón gần 10 triệu lượt khách nước ngoài, đạt doanh thu hơn 11 tỷ USD

  • Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

    Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

  • Chính phủ ra Nghị quyết nhằm tăng tốc phát triển du lịch bền vững

  • Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo

  • Đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp du lịch

  • Du lịch nghỉ dưỡng được ưu tiên lựa chọn trong năm 2023

  • Du lịch Việt Nam quyến rũ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

  • Học cách đánh thức tiềm năng du lịch từ thành phố “ngủ quên” ở Saudi Arabia

  • Kiểm tra chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch trên toàn quốc

  • Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

  • Tin trong tỉnh
  • Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

    Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

  • Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

    Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

  • Bình Định – Đắk Lắk: Xúc tiến kết nối du lịch lên rừng xuống biển

    Bình Định – Đắk Lắk: Xúc tiến kết nối du lịch lên rừng xuống biển

  • Du lịch thân thiện với voi – Hướng đi nhân văn

    Du lịch thân thiện với voi – Hướng đi nhân văn

  • “Dừng cưỡi… hãy cười cùng voi”

    “Dừng cưỡi… hãy cười cùng voi”

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023
  • 2.

    Chương trình Tour du lịch phục vụ trong thời gian diễn ra Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình Tour du lịch phục vụ trong thời gian diễn ra Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Danh sách các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023

    Danh sách các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023
  • 4.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Đề nghị các địa phương hỗ trợ tiếp, phát sóng ...

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Đề nghị các địa phương hỗ trợ tiếp, phát sóng truyền hình trực tiếp khai mạc và bế mạc
  • 5.

     18 hoạt động chính tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

     18 hoạt động chính tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 6.

    Đắk Lắk đưa di tích quốc gia CADA vào hoạt động và đón khách du lịch

    Đắk Lắk đưa di tích quốc gia CADA vào hoạt động và đón khách du lịch
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter