Với mục tiêu phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, Ðảng, Nhà nước và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo.
Theo Điều 11 Luật Du lịch năm 2017 quy định quyền của khách du lịch:
“1. Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
3. Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
5. Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
7. Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
8. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch
1. Cơ quan nhà nước có thẩm uyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu du lịch, điểm du lịch.
2. Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp; áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch”.
Luật Du lịch năm 2017 còn đề cập việc tiếp nhận, giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch:
“Điều 14. Giải quyết kiến nghị của khách du lịch
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
2. Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của khách du lịch trên địa bàn.
3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của khách du lịch”.
Quy định này là một điểm mới quan trọng và thực sự cần thiết. Qua đó cho thấy trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại đối với khách du lịch (gồm khách du lịch nội địa và quốc tế). Điều này đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế còn tồn tại ở các năm qua là: không ít hoạt động du lịch còn gây phiền toái cho khách du lịch, nhất là du khách quốc tế như tình trạng: “chặt chém”, bắt chẹt khách tại nhiều điểm du lịch, hay nhức nhối nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm,… những hạn chế đó đã ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trong hoạt động quảng bá du lịch.
Với các quy định cụ thể, chi tiết và phù hợp với xu hướng, vấn đề mới nảy sinh trong lĩnh vực du lịch, cụ thể ở đây là bảo vệ khách du lịch, nâng cao hiệu quả giám sát các hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành, Luật Du lịch năm 2017 sẽ tạo được hành lang pháp lý an toàn, giúp bảo vệ, tạo điều kiện cho mọi đối tượng tham gia các hoạt động du lịch, khẳng định vị thế của điểm đến Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Luật sư Lê Anh Trung
Trưởng Văn phòng Luật sư Lê Anh Trung
Email: vplsleanhtrung.q1@gmail.com