• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Cần có đồng phục cho Hướng dẫn viên

    Thứ Năm, 17-09-2015 / 10:12:36 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    1014 Lượt xem

    LTS : Sau khi Báo Du lịch số 37 ra ngày 10/9/2015, đăng tải bài “Cần có đồng phục cho Hướng dẫn viên’’(HDV) của TS. Nguyễn Minh Phong, chúng tôi đã nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của các chuyên gia, doanh nghiệp và bạn đọc. Kể từ số báo này, chúng tôi sẽ đăng tải các ý kiến tham góp về đồng phục HDV nhằm hướng tới sự hoàn thiện cho hoạt động du lịch.

    Thuyết minh viên tại Bảo tàng Chứng tích chiến tranh TP.HCM – Ảnh tư liệu

    Niềm tự hào về màu cờ sắc áo!

    (Nguyễn Văn Mỹ – Chủ tịch kiêm HDV Lửa Việt Tour, GV khoa Du lịch các trường ĐH, nguyên Chủ nhiệm CLB HDV TP.HCM)

    Ở Việt Nam, hình như ngành nghề nào cũng có đồng phục. Từ các bé nhà trẻ, mẫu giáo cho đến học sinh phổ thông, sinh viên đại học và cả công nhân vệ sinh; ngoại trừ hướng dẫn viên du lịch (HDV). Ngành Du lịch chỉ mới có đồng phục từng công ty, từng đơn vị. Đồng phục cho nghề HDV  chưa có, thậm chí chưa ai nghĩ tới, dù điều kiện cấp thẻ hành nghề rất khó khăn.

    Việc kiểm tra thẻ hành nghề HDV sẽ dễ dàng hơn khi có đồng phục chung. Đặc biệt là du khách sẽ an tâm hơn khi nhìn sắc áo biết là HDV có nghề. Bởi ít ai dám hỏi, thật ra không được quyền hỏi, trừ Thanh tra Du lịch kiểm tra thẻ HDV.Mặt tích cực của đồng phục ngoài việc tạo sự bình đẳng nghề, niềm tự hào về màu cờ sắc áo; còn hạn chế bớt những tiêu cực nghề nghiệp và tật xấu của công dân. Mặc đồng phục, tự thân HDV sẽ chỉn chu hơn; đố HDV nào dám vượt đèn đỏ, chạy ngược chiều, nhậu nhẹt bê tha hoặc chửi thề, đánh lộn… Song song với chuyện nâng chất nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng; HDV cần phải có hình thức tương xứng mà đồng phục là việc cần làm ngay.Campuchia đã có đồng phục HDV hơn chục năm nay. Nhiều nước còn qui định nghiêm ngặt phạm vi hoạt động theo khu vực.

    Có thể qui định màu và kiểu áo riêng cho nội địa và quốc tế. HDV sẽ tự may theo mẫu và màu. Mỗi HDV cần tối thiểu 2 áo sơ mi và 1 áo thun để thay đổi suốt hành trình tour. Trên áo sẽ có phù hiệu HDV (theo mẫu chung). Nếu cần thêu thêm tên và số thẻ. Khi đã có qui định về đồng phục, cần thiết có thêm quy định về tóc tai, ngôn phong và cả những điều cấm kỵ. “Chiếc áo không làm nên thầy tu” nhưng cũng nói lên phần nào tính cách người mặc. Du khách khó mà có thiện cảm với những HDV tóc dựng đứng, nhuộm màu ngũ sắc hoặc cạo trọc… HDV mặc đồng phục tươm tất và tác phong chững chạc chính là tự tôn trọng mình và tôn trọng du khách.

    Việc cần thiết, giản đơn và cấp bách nhưng không thể chủ quan, vội vã.Nên tham khảo ý kiến cả du khách lẫn HDV. Từ màu sắc đến kiểu may, chất lượng và cách triển khai. Kinh nghiệm cho thấy, một chủ trương đúng đắn, có thể bị phá sản nếu cách thực hiện áp đặt và thiếu khoa học. Báo Du lịch sẽ là đơn vị khởi xướng và cầu nối để lực lượng HDV sớm có đồng phục. Đồng phục HDV phải thể hiện được tính chất nghề nghiệp, gọn gàng, trang nhã, thực tế. Không cần phải áo dài hoặc veston, cravat khi tác nghiệp vì do đặc thù nghề và thời tiết không phù hợp.

    Việc trang bị đồng phục HDV là mở đầu cho Du lịch Việt Nam khởi sắc với nhiều hoạt động cấp bách.Sửa đổi Luật Du lịch, trong đó có tiêu chí HDV và việc cấp thẻ hành nghề. Tập trung đào tạo và nâng chất nguồn nhân lực ngành, đủ sức cạnh tranh bình đẳng với các nước… Nếu con người là yếu tố quyết định sự phát triển xã hội thì HDV chính là động lực cho du lịch Việt Nam tăng tốc.

    Đồng phục nên phù hợp với từng loại hình đặc thù

    (Trần Thanh Liễng – Giám đốc Vietran Tour, Chi nhánh Đà Nẵng)

    Đã đến lúc cần trang bị đồng phục cho HDV du lịch  như mọi ngành nghề khác. Bởi theo tôi, nghề HDV có thể được liệt kê vào danh sách nghề văn hóa. Hơn thế, các ngành nghề phổ biến, các công ty, doanh nghiệp, trường học, rõ nhất là các khách sạn du lịch đều có trang phục riêng để phân biệt, đồng thời cũng để “thể hiện” và marketing cho đơn vị của mình, nên nghề HDV cũng không ngoại lệ. Qua đó xã hội sẽ có cái nhìn tích cực, trân trọng hơn về một nghề còn mới mẻ nhưng quan trọng trong việc quảng bá văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam.

    Trang phục của HDV nên thống nhất về hình thức, mẫu mã logo… cấp quốc gia; phân loại trang phục cho nam, cho nữ  và thuận tiện theo mùa khí hậu. Đối với các loại hình du lịch đặc thù như lặn biển, leo núi… thì cũng nên xem xét một loại trang phục phù hợp khi tác nghiệp. Với trang phục ngành nghề, chắc chắn người HDV sẽ tự tin, tự hào về nghề; ý thức trách nhiệm về công việc được nâng cao và giữa đám đông họ không thể lẫn với ai khác được! Đối với du khách, khi nhìn thấy HDV trong đồng phục của ngành, họ sẽ cảm nhận sự an tâm, tính chuyên nghiệp, sự chu đáo; có thể là nhịp cầu tạo ra sự thân thiện, đồng cảm ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên.

    Với khách đoàn đi du lịch nước ngoài, đồng phục của người HDV cũng dễ được nhận biết thuộc nước nào; tại các nơi làm thủ tục xuất nhập cảnh, hay các điểm tham quan, đồng phục của họ cũng là một yếu tố quan trọng khi cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của nhân viên hải quan, an ninh, hàng không… ở nước sở tại. Một điều chắc ai cũng thấy khi HDV có đồng phục thì tính chuyên nghiệp được thể hiện rõ hơn.

    Nguồn : Báo Du lịch
    Tin liên quan
  • Tăng cường công cụ quản lý rác thải nhựa trong du lịch Việt Nam

    Tăng cường công cụ quản lý rác thải nhựa trong du lịch Việt Nam

  • Mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế, thận trọng hay thực tế?

    Mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế, thận trọng hay thực tế?

  • Thấy gì từ sự phục hồi của du lịch Việt Nam?

    Thấy gì từ sự phục hồi của du lịch Việt Nam?

  • Doanh nghiệp du lịch Việt tìm cách khai mở ‘mỏ vàng’ khách Mỹ

    Doanh nghiệp du lịch Việt tìm cách khai mở ‘mỏ vàng’ khách Mỹ

  • Tin mới
  • Tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại bảo tàng và di tích

    Tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại bảo tàng và di tích

  • Thú vị tiệc buffet cho voi

    Thú vị tiệc buffet cho voi

  • Tăng cường công cụ quản lý rác thải nhựa trong du lịch Việt Nam

  • Mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế, thận trọng hay thực tế?

  • Thấy gì từ sự phục hồi của du lịch Việt Nam?

  • Du lịch trải nghiệm châu Á nổi trội trên ‘phiên bản mới bản đồ thế giới’

  • Doanh nghiệp du lịch Việt tìm cách khai mở ‘mỏ vàng’ khách Mỹ

  • Khai mạc Hội nghị du lịch thế giới 2023 tại Saudi Arabia

  • Công cuộc chuyển đổi số quốc gia: Khi du lịch số ‘gánh vác’ vai trò tiên phong

  • Cơ hội mới từ xu hướng du lịch tự túc

  • Tin trong tỉnh
  • Tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại bảo tàng và di tích

    Tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại bảo tàng và di tích

  • Thú vị tiệc buffet cho voi

    Thú vị tiệc buffet cho voi

  • Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo Luật Du lịch 2017

    Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo ...

  • Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

    Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

  • Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột
  • 2.

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa
  • 3.

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar
  • 4.

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp ...

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ diễn ra ngày 18/8/1023
  • 5.

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các ...

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các tour, điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk
  • 6.

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công ...

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter