• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Chuyên gia nước ngoài nói doanh nghiệp lữ hành thiếu gắn kết

    Thứ Năm, 11-05-2017 / 10:03:13 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    777 Lượt xem

    Chuyên gia người Úc Anthony Agnew cho rằng giữa các doanh nghiệp lữ hành nội địa Việt Nam và giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp quốc tế chưa gắn kết toàn diện và rộng khắp.

    Chuyên gia nước ngoài nói doanh nghiệp lữ hành thiếu gắn kết
    Du khách nước ngoài bơi thuyền kayak trên sông Chày, đoạn trước cửa hang Tối ở Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) – Ảnh: LAM GIANG

    Từng nhiều năm làm chuyên gia tư vấn về khách nước ngoài cho một khu du lịch ở Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), tôi rất tâm đắc với ý định kiểm tra doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên du lịch của Tổng cục Du lịch.

    Ngoài ra, việc Tổng cục Du lịch xây dựng bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch và sắp áp dụng thí điểm tại nhiều địa phương (trong đó có Phong Nha – Kẻ Bàng) cũng là điều cần thiết. Điều đó sẽ đem lại cho du lịch Việt Nam cái mới và nhìn nhận lại cái cũ để từ đó phát triển tốt hơn.

    Du khách bây giờ khó tính hơn, họ cần dịch vụ tốt và cách thức phục vụ chuyên nghiệp vì khi chịu bỏ tiền ra, họ có quyền yêu cầu, lựa chọn sản phẩm và dịch vụ tốt

    Thiếu thương hiệu riêng

    Theo tôi, hiện nay các doanh nghiệp lữ hành và người dân ở các địa phương đang cố gắng tạo ra nhiều hoạt động và sản phẩm hơn.

     

    Đó là tổ chức các tour du lịch sinh thái, mạo hiểm, xây dựng các cáp treo, mở ra các tour tuyến đi xe đạp ở vùng đồng quê, đi thuyền kayak và đi xe máy ở cả vùng đồng quê lẫn đô thị… nhằm lôi cuốn khách du lịch tới Việt Nam.

    Tuy nhiên, nhìn chung tôi nhận thấy hiện nay giữa các doanh nghiệp lữ hành nội địa với nhau và giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp quốc tế chưa gắn kết toàn diện và rộng khắp thành một mạng lưới chặt chẽ để hỗ trợ lẫn nhau.

    Trong khi đó, các doanh nghiệp này là cầu nối giữa các quốc gia, châu lục để đưa du khách đến với Việt Nam.

    Có một thực tế là các doanh nghiệp lớn ở vùng trung tâm và doanh nghiệp địa phương thiếu sự kết hợp để cung cấp thông tin, chỗ ở, dịch vụ đầy đủ và hoàn hảo cho khách. Vì vậy nhiều khi các doanh nghiệp phải chạy chỗ ở cho khách vào những lúc cao điểm rất chật vật…

    Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn bán phá giá các tour du lịch và dịch vụ để lôi kéo khách cho riêng mình, chưa thật sự tạo được sự thống nhất của một khối du lịch ở Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng.

    Bên cạnh các doanh nghiệp này, có nhiều doanh nghiệp du lịch đã cố gắng tạo ra được nhiều sản phẩm du lịch tốt, nhưng đáng tiếc là họ chưa thật sự đẩy sản phẩm tốt đó đi xa hơn để trở thành thương hiệu riêng.

    Theo tôi, một số doanh nghiệp cần phải cải thiện dịch vụ của họ và trở nên chuyên nghiệp hơn để tạo ra thương hiệu và chất lượng của mỗi cơ sở.

    Chuyên gia nước ngoài nói doanh nghiệp lữ hành thiếu gắn kết
    Ông Anthony Agnew – Ảnh: L.G.

    Chú trọng chất lượng dịch vụ đón tiếp

    Theo tôi, việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch của Việt Nam nên bắt đầu từ việc xây dựng một điểm đến an toàn bao gồm: chỗ ở, dịch vụ và phương tiện vận chuyển hành khách.

    Bản thân tôi và nhiều du khách thật sự thấy bị làm phiền nếu cứ bị chèo kéo mua cái này cái nọ, hay bị “bắt” vào các quán ăn cho bằng được ở một điểm du lịch nào đó…

    Thậm chí nếu thực phẩm là đặc sản ngon mà không an toàn cũng không thu hút được khách. Hay khi du khách đến một nơi nào đó mà kêu xe không có để đi lại thăm thú, hoặc kêu xe rồi bị “chém tiền” thì thật là chán…

    Tại nhiều điểm đến du lịch, tôi nghĩ chính quyền và người quản lý du lịch phải nhắc nhở người dân không xả rác, phải thu gom rác tốt hơn.

    Điều thu hút du khách đến Việt Nam chính là môi trường và đa dạng sinh học, nhưng thực tế có rác rải khắp nơi.

    Điều này đang ngày càng phá hủy môi trường du lịch. Bạn có bao giờ thích bước chân mình gặp phải rác thải không? Vậy thì nên đưa tiêu chí “không rác” vào làm một tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch.

    Đánh giá về sự chuyên nghiệp của hoạt động du lịch và xây dựng một đội ngũ hướng dẫn viên tốt cũng nên là một tiêu chí trong bộ tiêu chí đánh giá điểm đến mà Việt Nam đang hướng tới. Trong đó sự thiếu vắng hướng dẫn viên giỏi tiếng Anh và dịch vụ chưa thật sự chuyên nghiệp cần được xem xét sớm và hoàn thiện sớm.

    Đặc biệt, điều cần thiết nhất là cần kiểm tra chất lượng dịch vụ đón tiếp khách hàng, chất lượng nhà ở, cơ sở dịch vụ, sản phẩm du lịch và môi trường du lịch.

    Đây hầu như là điều bao quát nhất về vấn đề của du lịch. Vì chất lượng dịch vụ đón tiếp khách quyết định họ có muốn trở lại với nơi họ vừa đến hay không.

    Nếu chất lượng dịch vụ đón tiếp khách tốt thì ngoài lượng khách đông sẽ có thêm khách mới đến. Còn không tốt thì người ta đến một lần và sẽ nói điều đó với người khác…

    ANTHONY AGNEW (người Úc, chuyên gia du lịch tại Quảng Bình)

    Thiếu hụt nhân viên nói tiếng Anh tốt

    Từ thực tế công việc của mình, điều tôi cảm nhận đầu tiên là hầu hết hướng dẫn viên du lịch và người dân địa phương làm hướng dẫn viên đều thân thiện và chăm sóc khách du lịch rất tốt. Họ có kiến thức phong phú về lịch sử đất nước, lịch sử về khu vực và con người địa phương. Họ rất quan tâm để truyền tải những điều này cho khách du lịch. Tuy nhiên, điểm trừ cho nhiều hướng dẫn viên du lịch là nói tiếng Anh không tốt. Điển hình như các hướng dẫn viên ở Quảng Bình đa số tự học tiếng Anh và không được đào tạo bài bản. Vì vậy khi có vấn đề xảy ra hoặc theo yêu cầu của khách, họ thấy khó khăn để giải thích cho khách hiểu.

    Với một điểm đến đang ngày càng thu hút nhiều du khách quốc tế như Phong Nha – Kẻ Bàng, hướng dẫn viên càng cần có kỹ năng tốt về tiếng Anh và kiến thức rộng về xã hội, về toàn cầu hóa. Họ phải được đào tạo chuẩn về giao tiếp tiếng Anh và chuyên nghiệp về nghề hướng dẫn viên. Như tôi đã nói, khách bây giờ khó tính hơn, nên nếu hướng dẫn viên không trả lời được hoặc không biết để trả lời thì làm giảm đáng kể sự hứng thú của du khách.

     

    LAM GIANG ghi

    Nguồn : Nguồn: Tuổi trẻ
    Tin liên quan
  • Chính phủ ra Nghị quyết nhằm tăng tốc phát triển du lịch bền vững

    Chính phủ ra Nghị quyết nhằm tăng tốc phát triển du lịch bền vững

  • Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo

    Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo

  • Đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp du lịch

    Đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp du lịch

  • Du lịch Việt Nam quyến rũ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

    Du lịch Việt Nam quyến rũ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

  • Tin mới
  • Đắk Lắk đón đoàn Famtrip khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch năm 2023

    Đắk Lắk đón đoàn Famtrip khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch năm 2023

  • Thái Lan đón gần 10 triệu lượt khách nước ngoài, đạt doanh thu hơn 11 tỷ USD

    Thái Lan đón gần 10 triệu lượt khách nước ngoài, đạt doanh thu hơn 11 tỷ USD

  • Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

  • Chính phủ ra Nghị quyết nhằm tăng tốc phát triển du lịch bền vững

  • Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo

  • Đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp du lịch

  • Du lịch nghỉ dưỡng được ưu tiên lựa chọn trong năm 2023

  • Du lịch Việt Nam quyến rũ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

  • Học cách đánh thức tiềm năng du lịch từ thành phố “ngủ quên” ở Saudi Arabia

  • Kiểm tra chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch trên toàn quốc

  • Tin trong tỉnh
  • Đắk Lắk đón đoàn Famtrip khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch năm 2023

    Đắk Lắk đón đoàn Famtrip khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch năm 2023

  • Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

    Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

  • Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

    Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

  • Bình Định – Đắk Lắk: Xúc tiến kết nối du lịch lên rừng xuống biển

    Bình Định – Đắk Lắk: Xúc tiến kết nối du lịch lên rừng xuống biển

  • Du lịch thân thiện với voi – Hướng đi nhân văn

    Du lịch thân thiện với voi – Hướng đi nhân văn

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Đề nghị các địa phương hỗ trợ tiếp, phát sóng ...

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Đề nghị các địa phương hỗ trợ tiếp, phát sóng truyền hình trực tiếp khai mạc và bế mạc
  • 2.

    Đắk Lắk đưa di tích quốc gia CADA vào hoạt động và đón khách du lịch

    Đắk Lắk đưa di tích quốc gia CADA vào hoạt động và đón khách du lịch
  • 3.

    Buôn làng rộn ràng cùng Lễ hội cà phê ở Đắk Lắk

    Buôn làng rộn ràng cùng Lễ hội cà phê ở Đắk Lắk
  • 4.

    Simexco Daklak tổ chức chuỗi hoạt động quảng bá cà phê tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 ...

    Simexco Daklak tổ chức chuỗi hoạt động quảng bá cà phê tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 5.

    Mãn nhãn với Lễ hội đường phố Buôn Ma Thuột

    Mãn nhãn với Lễ hội đường phố Buôn Ma Thuột
  • 6.

    Hoa hậu và siêu xe hội tụ ở Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột

    Hoa hậu và siêu xe hội tụ ở Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter