• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Đổi mới tư duy, đột phá mạnh mẽ để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Thứ Năm, 11-08-2016 / 8:58:58 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    769 Lượt xem

    Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch diễn ra ngày 9/8, tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.

    Cùng dự hội nghị còn có các Phó Thủ tướng: Vương Đình Huệ và Vũ Đức Đam.

    Dự hội nghị có: Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện; lãnh đạo các Bộ ngành T.Ư; lãnh đạo 63 tỉnh, thành trên cả nước; cùng gần 400 đại biểu là lãnh đạo các: Sở VHTTDL, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch, Hiệp hội Lữ hành, doanh nghiệp du lịch, ngân hàng và các hãng hàng không.

    Thủ tướng phát biểu tại hội nghị

    Phát biểu khai mạc hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Đây là lần đầu tiên Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về phát triển du lịch nhằm đánh giá thực trạng Du lịch Việt Nam trong thời gian qua, nhìn nhận những bất cập yếu kém để xây dựng giải pháp cụ thể đưa Du lịch Việt Nam cất cánh trong thời gian tới. Tinh thần của hội nghị là cởi mở, đóng góp ý kiến thẳng thắn; nói thẳng nói thật tạo khí thế để ngành công nghiệp không khói của nước nhà thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn.

    Ngành kinh tế có vị trí quan trọng

    Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã trình bày báo cáo Thực trạng và giải pháp phát triển Du lịch Việt Nam (VN). Theo đó, trong thời gian qua, ngành Du lịch đã đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2015 đón 7,94 triệu lượt khách quốc tế, 57 triệu lượt khách nội địa. Trong 7 tháng đầu năm 2016, ngành Du lịch đón 5,55 triệu khách quốc tế, 38,2 triệu lượt khách nội địa. Năm 2015 đóng góp vào GDP 6,6%. Du lịch VN hiện xếp hạng 55 trên thế giới, tạo 750.000 công ăn việc làm trực tiếp trong tổng số 2,2 triệu việc làm liên quan đến du lịch. Hiện nay cả nước có 1.555 doanh nghiệp lữ hành quốc tế, hơn 20.000 cơ sở lưu trú… Tính đến tháng 5/2016, cả nước có 101 khách sạn 5 sao, 229 khách sạn 4 sao, 463 khách sạn 3 sao. Du lịch VN đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị các di sản, di tích vật thể và phi vật thể…

    Thông qua các hoạt động phát triển du lịch, hình ảnh quốc gia và điểm đến đã được quảng bá rộng rãi trong và ngoài nước; nâng cao uy tín VN trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, sự phát triển du lịch đã góp phần xóa đói giảm nghèo và chuyển dịch cơ cấu kinh tế… Ngành Du lịch cũng đã thu hút các nguồn lực đầu tư  của xã hội, đã góp phần tăng cường năng lực, khả năng cạnh tranh của du lịch VN, góp phần từng bước khẳng định thương hiệu du lịch VN theo hướng chất lượng cao và hiện đại. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật theo hướng tập trung, đồng bộ góp phần tạo ra động lực phát triển du lịch VN từ chỗ được xem là hoạt động phục vụ nghỉ dưỡng đơn thuần đến nay được xác định là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước…

    Bên cạnh những thành tích đạt được, ngành Du lịch vẫn còn những hạn chế, yếu kém như: Xúc tiến quảng bá hạn chế về nguồn lực và hiệu quả; thiếu điểm đến nổi trội, khác biệt để cạnh tranh với các nước trong khu vực; công tác quản lý điểm đến và môi trường du lịch còn nhiều bất cập; nguồn nhân lực còn thiếu và yếu… Cùng với đó, nhận thức giữa các cấp các ngành và địa phương chưa đồng bộ; xã hội hóa phát triển du lịch chưa được đẩy mạnh; chính sách ưu đãi cho du lịch còn thiếu và bất cập…

    Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã nêu lên một số giải pháp, định hướng phát triển du lịch VN đến năm 2020 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp GDP 12%/năm cho quốc gia: xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp với yêu cầu phát triển như sửa đổi Luật Du lịch; thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển các loại hình du lịch mới; đổi mới công tác xúc tiến quảng bá du lịch…

    Toàn cảnh Hội nghị

    Không thể để du lịch tụt hậu!

    Tại hội nghị, lãnh đạo nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đóng góp các ý kiến thiết thực, kiến nghị Nhà nước tăng cường những quyết sách về hạ tầng cơ sở, ban hành mức thuế phù hợp cho doanh nghiệp du lịch; kéo dài thời gian miễn thị thực cho du khách; đầu tư, nâng cấp một số sân bay nhằm thu hút du lịch; thành lập Cảnh sát du lịch; chấn chỉnh hoạt động lữ hành…

    Phát biểu ý kiến tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cảnh báo nguy cơ tụt hậu của du lịch VN là rất lớn, 70% khách đến không quay lại do nạn cướp giật, “chặt chém”, nạn kẹt xe, ô nhiễm môi trường, nhà vệ sinh bẩn… Mục tiêu của chúng ta xây dựng du lịch VN thành ngành kinh tế mũi nhọn phải mang tính chuyên nghiệp cao, đồng bộ, có thương hiệu cạnh tranh; đa dạng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Do vậy, chúng ta đề ra giải pháp tái cơ cấu ngành Du lịch VN; cần có thay đổi về nhận thức, tư duy. Phải coi Du lịch là  ngành kinh tế dịch vụ tuân theo quy luật kinh tế thị trường…

    Cần sự đột phát mạnh mẽ  để phát triển!

    Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá báo cáo của Bộ VHTTDL công phu và có chất lượng về thực trạng, giải pháp phát triển du lịch VN. Hội nghị ghi nhận những ý kiến đầy tâm huyết của đại biểu trên cả nước mong muốn xây dựng du lịch VN thành ngành kinh tế mũi nhọn.

    Thủ tướng nhấn mạnh: Việt Nam chúng ta có nền văn hóa phong phú, nhiều di sản, con người nhân văn, thân thiện; là điểm đến an toàn, là điều kiện để hấp dẫn du khách. Chúng ta đã có những thương hiệu điểm đến đủ sức cạnh tranh như: Hội An, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Sapa, InterContinental, Bà Nà Hill, Saigon Tourist, Vietravel… Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng: Chúng ta còn nhiều khuyết điểm, bất cập, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của đất nước. Do vậy, chúng ta phải đồng lòng đổi mới tư duy, cần sự đột phá mạnh mẽ để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu đến năm 2020, Du lịch đóng góp từ 10 – 12% GDP; ít nhất có 20 tỷ USD xuất khẩu tại chỗ từ du lịch; đón 15 triệu khách quốc tế và phục vụ 75 triệu khách nội địa.

    Thủ tướng nhấn mạnh: “Điều tôi tâm huyết đó là, muốn làm du lịch thành công, thì đầu tiên thể chế, chính sách, pháp luật phải tạo điều kiện cho ngành. Điều quan trọng nữa, đó là cộng đồng người dân làm du lịch, tạo ấn tượng tốt đẹp đối với khách du lịch đến Việt Nam. Việc tổ chức hội nghị này tại Hội An cũng là vì người dân ở đây mến khách, luôn tươi cười, thân thiện với du khách. Thứ ba là xây dựng thương hiệu Việt Nam gắn với quảng bá hình ảnh, xúc tiến du lịch”.

    Về các giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, Thủ tướng yêu cầu tạo thuận lợi về xuất nhập cảnh; giao Bộ Công an chủ trì khẩn trương triển khai Đề án cấp thị thực điện tử, cấp thị thực tại cửa khẩu, thực hiện từ ngày 1/1/2017. Các Bộ: Tài chính, VHTTDL, Công an, Ngoại giao theo chức năng nhiệm vụ được giao chủ trì đề xuất áp dụng mức lệ phí thị thực nhập cảnh phù hợp; nghiên cứu, đề xuất giải pháp sửa đổi các quy định về xuất nhập cảnh nhằm tạo thuận lợi cho khách du lịch. Thủ tướng giao cho Bộ Giao thông vận tải chủ trì cùng các Bộ chức năng khẩn trương có đề án trình Chính phủ về việc mở các đường bay trực tiếp từ các quốc gia, địa bàn khách du lịch quốc tế trọng điểm đến nước ta với tinh thần là mở cửa bầu trời. Bộ VHTTDL, Bộ Ngoại giao rà soát các Hội chợ quốc tế và các hội chợ tổ chức tại VN để có kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch. Trước mắt, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch VN tại hội nghị APEC tổ chức vào năm 2017 tại Đà Nẵng. Bộ VHTTDL chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương kiểm soát chặt chẽ chất lượng dịch vụ du lịch, nhất là các cơ sở lưu trú, các dịch vụ trong các khu, điểm du lịch xây dựng; ban hành, tổ chức thực hiện bộ quy tắc ứng xử du lịch, nâng cao chất lượng giảng dạy đào tạo nguồn nhân lực tại các trường du lịch trong cả nước. Bộ LĐTB&XH khẩn trương ban hành khung trình độ nghề quốc gia trong lĩnh vực du lịch; công nhận bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia về du lịch và thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong ASEAN; Bộ VHTTDL cùng các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp và các cơ quan báo chí đẩy mạnh tuyên truyền về phát triển du lịch và ứng xử văn minh du lịch… Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố rà soát lại các quyết định để thực hiện Nghị quyết 92, Chỉ thị 18, Chỉ thị 14; phối hợp với Bộ VHTTDL và các bộ, ngành liên quan xây dựng và kiểm soát chất lượng các trạm dừng nghỉ, bến đỗ, nhà hàng, cửa hàng; xây dựng nhà vệ sinh đạt chuẩn.Về một số kiến nghị của đại biểu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Công an trình đề án thành lập Cảnh sát du lịch để Chính phủ xem xét, trình Bộ Chính trị.

    Tại hội nghị, Thủ tướng đã đồng ý thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, theo đó, ngân sách nhà nước sẽ cấp ban đầu một khoản kinh phí cần thiết và sử dụng một phần từ nguồn lệ phí thị thực nhập cảnh, tham quan du lịch, khoản đóng góp của các doanh nghiệp du lịch, các chủ thể hưởng lợi từ du lịch và các nguồn khác. Bộ VHTTDL  chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định thành lập Quỹ.

    Bài, ảnh: Diệu Vũ

    Nguồn : Nguồn: Báo Du lịch Việt Nam
    Tin liên quan
  • 6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

    6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

  • Du lịch dịp Tết – Xu hướng của giới trẻ

    Du lịch dịp Tết – Xu hướng của giới trẻ

  • Đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

    Đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

  • “Điểm nhấn” từ sự phục hồi của du lịch nội địa

    “Điểm nhấn” từ sự phục hồi của du lịch nội địa

  • Tin mới
  • 6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

    6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

  • Báo Thái Lan kêu gọi cởi mở về thị thực để thúc đẩy du lịch tại Đông Nam Á

    Báo Thái Lan kêu gọi cởi mở về thị thực để thúc đẩy du lịch tại Đông Nam Á

  • Du lịch dịp Tết – Xu hướng của giới trẻ

  • Đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

  • “Điểm nhấn” từ sự phục hồi của du lịch nội địa

  • Nâng cao chất lượng về quản lý chất lượng trong lĩnh vực du lịch và khách sạn

  • Chức năng, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

  • Tổng cục Du lịch đổi thành Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

  • Du lịch tự túc lên ngôi dịp Tết Nguyên đán 2023

  • Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

  • Tin trong tỉnh
  • Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

    Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

  • Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

  • Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 1):  Linh hoạt để thích ứng

    Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 1):  Linh hoạt để thích ứng

  • Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 2): Chủ động liên kết, hợp tác phát triển

    Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 2): Chủ động liên kết, hợp tác phát triển

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022
  • 2.

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng
  • 4.

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 5.

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi ...

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi trường hồ Lắk
  • 6.

    Kế hoạch tổ chức hội thi nhà nông đua tài năm 2023

    Không có hình ảnh
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter