• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Du lịch sinh thái đang làm “méo mó”, đe dọa các khu bảo tồn, vườn quốc gia

    Thứ Hai, 23-07-2018 / 9:34:15 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    1056 Lượt xem

    Chủ trương thì đồng ý làm du lịch sinh thái nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì phát triển du lịch đại chúng đe dọa các vườn quốc gia, khu bảo tồn.

    Ngày 21/7, nhóm nghiên cứu – giảng dạy môi trường và tài nguyên sinh vật (Đại học Đà Nẵng) phối hợp với Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng,Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (Green Viet), tổ chức hội thảo: “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, lần thứ nhất”.

    Du lịch sinh thái đang trở nên “méo mó”

    Ông Huỳnh Phước – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Đà Nẵng cho biết, hội thảo lần này được tổ chức nhằm chia sẻ những bài học kinh nghiệm trong phát triển du lịch tại các hệ sinh thái tự nhiên.

    Chuyên gia đến từ Nhật Bản chia sẻ về du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên. Ảnh: TT

    Qua đó, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, phù hợp cho khu vực Miền trung – Tây Nguyên.

    Ông Phước cho biết thêm, theo báo cáo của Vụ quản lý Rừng đặc dụng và Phòng hộ thuộc Tổng cục Lâm Nghiệp (2017), các vườn quốc gia/khu bảo tồn thiên nhiên, đã đón tiếp trên 2 triệu lượt khách, tổng doanh thu trên 114 tỷ đồng.

    Mô hình này còn có đóng góp rất lớn tới công tác bảo tồn của các Vườn quốc gia, khu bảo tồn mà không thể quy ra tiền như: giáo dục nâng cao nhận thức cho du khách và người dân.

    “Tuy nhiên, việc tổ chức kinh doanh hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia này cũng đang gây ra nhiều hệ lụy.

    Nhiều khu chưa có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

    Chưa quan tâm đúng mức về sự hài hòa giữa lợi ích kinh tế với hiệu quả bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học.

    Các nguyên tắc về du lịch sinh thái không được áp dụng triệt để nên hoạt động du lịch sinh thái trở nên “méo mó”.

    Nó tiềm ẩn hủy hoại tính nguyên vẹn của các vườn quốc gia/khu bảo tồn và quyền được thừa hưởng của các thế hệ tương lai”, ông Phước chia sẻ.

    Xây cáp treo ở Phong Nha tác động tiêu cực đến môi trường

    Theo Tiến sĩ Dư Văn Toán – Viện Nghiên cứu Biển và Hải đảo thì công tác quản lý du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn còn nhiều bất cập.

    Rừng ở Bán đảo Sơn Trà bị phá để xây dựng các biệt thự nghỉ dưỡng, phục vụ du lịch. Ảnh: TT

    Trong đó, nghiêm trọng nhất là việc khai thác quá mức các loài động, thực vật đặc hữu tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn.

    “Do các vườn quốc gia có diện tích rừng khá lớn, lực lượng kiểm lâm mỏng nên tình trạng săn bắn, khai thác gỗ, lâm sản… diễn biến phức tạp, đe dọa tới đa dạng sinh học.

    Điển hình như tại vườn quốc gia Pù Mát, các loài thú lớn có tình trạng nguy cấp như: Hổ, Gấu, Bò tót…”.

    Cũng theo Tiến sĩ Toán thì hiện tượng phát triển du lịch “nóng”, đặc biệt vào mùa cao điểm làm vượt quá sức chứa, sức chịu tải của môi trường.

    Điển hình như vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) đón 25.000 – 30.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú.

    Trong khi đối với những điểm du lịch nhạy cảm về sinh thái như Hang Én, hang Sơn Đòng việc phát triển du lịch sinh thái đòi hỏi phải có kiến thức và ý thức bảo tồn ở mức cao nhất.

    Ngoài ra, Tiến sĩ Toán cho rằng, việc xây dựng cáp treo để phục vụ khách du lịch cũng gây ra tác động tiêu cực tới môi trường, phá hủy hệ sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học nhiều hơn là đóng góp cho xã hội.

    Đồng quan điểm trên, ông Lê Văn Lanh – Hiệp hội Vườn quốc gia và Khu bảo tồn thiên nhiên cũng cho rằng, hiện chúng ta đang làm du lịch “nặng” về kinh tế nhiều hơn là bảo tồn.

    Ông Lanh dẫn chứng vụ việc xây dựng cáp treo ở hàng Sơn Đòng (Quảng Bình), đã có nhiều kiến nghị của giới khoa học về việc không nên cho xây dựng tuyên cáp này.

    Bởi nó sẽ gây ra nhiều hệ lụy nhưng hiện có nhiều thông tin là ý tưởng này vẫn đang được thực hiện.

    Tấn Tài
    Nguồn : Gia đình Việt Nam
    Tin liên quan
  • Du lịch xanh – Xu hướng phát triển bền vững của du lịch Việt Nam

    Du lịch xanh – Xu hướng phát triển bền vững của du lịch Việt Nam

  • Ngành du lịch thu về 46.000 tỉ đồng trong tháng 1-2023 

    Ngành du lịch thu về 46.000 tỉ đồng trong tháng 1-2023 

  • Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023 tăng vượt trội

    Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023 tăng vượt trội

  • Xu hướng du lịch ở Việt Nam 2023

    Xu hướng du lịch ở Việt Nam 2023

  • Tin mới
  • Công bố Lễ hội “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” năm 2023

    Công bố Lễ hội “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” năm 2023

  • Đắk Lắk mời 50.000 khách du lịch uống ly cà phê Ban Mê miễn phí

    Đắk Lắk mời 50.000 khách du lịch uống ly cà phê Ban Mê miễn phí

  • ATF 2023: Việt Nam đạt nhiều giải thưởng Du lịch ASEAN năm 2023

  • Du lịch khám phá thác lên ngôi ở Buôn Ma Thuột, nhiều cảnh đẹp hùng vĩ đến ngỡ ngàng của vùng đất cà phê

  • Điểm đến hấp dẫn ở Buôn Ma Thuột cho chuyến du xuân

  • Du lịch xanh – Xu hướng phát triển bền vững của du lịch Việt Nam

  • Việt Nam hoan nghênh các đề xuất thúc đẩy hợp tác du lịch trong ASEAN

  • Những lợi ích quan trọng của việc đi du lịch

  • Hội chợ du lịch Brussels giúp kích cầu du lịch

  • Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

  • Tin trong tỉnh
  • Công bố Lễ hội “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” năm 2023

    Công bố Lễ hội “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” năm 2023

  • Đắk Lắk mời 50.000 khách du lịch uống ly cà phê Ban Mê miễn phí

    Đắk Lắk mời 50.000 khách du lịch uống ly cà phê Ban Mê miễn phí

  • Du lịch khám phá thác lên ngôi ở Buôn Ma Thuột, nhiều cảnh đẹp hùng vĩ đến ngỡ ngàng của vùng đất cà phê

    Du lịch khám phá thác lên ngôi ở Buôn Ma Thuột, nhiều cảnh đẹp hùng vĩ đến ngỡ ngàng của vùng đất ...

  • Điểm đến hấp dẫn ở Buôn Ma Thuột cho chuyến du xuân

    Điểm đến hấp dẫn ở Buôn Ma Thuột cho chuyến du xuân

  • Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

    Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022
  • 2.

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng
  • 4.

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 5.

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi ...

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi trường hồ Lắk
  • 6.

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk  tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter