• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Du lịch Việt Nam và thực trạng du khách “một đi không trở lại”

    Thứ Ba, 04-11-2014 / 10:07:44 Sáng
    Đăng bởi : Sao Việt Media
    1021 Lượt xem

    Dù lượng khách quốc tế đến Việt Nam những năm gần đây liên tục tăng nhưng điều đáng buồn là có đến 90% lần đầu tiên tới mảnh đất hình chữ S, số du khách quay lại các điểm du lịch rất thấp, chỉ chiếm khoảng 6%.

    Đó là thông tin từ Ban quản lý Chương trình phát triển năng lực lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU), công bố kết quả khảo sát khách du lịch tại năm điểm chính: Sapa, Hạ Long, Huế, Đà Nẵng, Hội An.
    Theo đánh giá của chương trình này, các điểm du lịch của Việt Nam hầu như chỉ thu hút khách du lịch mới đến lần đầu, rất ít khách quay lại lần thứ hai, thứ ba.
    Một số doanh nghiệp cho rằng, đây là thực tế và cần phải nhìn thẳng vào sự thật. Số lượng khách quay lại chủ yếu là những người đến Việt Nam vì công việc và Việt kiều về thăm thân nhân. Một phần rất nhỏ khách quay lại từ các nước láng giềng gần.
    Tương tự, khách nội địa có 39% đến thăm lần đầu, 24% đến thăm lần thứ hai và chỉ có 13% đến thăm lần thứ 3.
    Những yếu kém triền miên của du lịch Việt làm cho khách không muốn trở lại được phân tích kỹ, nhưng chưa đủ để dập tắt tham vọng đuổi kịp các nước láng giềng về chỉ tiêu khách cũ quay lại.
    Kết quả khảo sát cũng cho thấy Hội An và Đà Nẵng thu hút khách du lịch lưu trú lâu hơn là Sapa, Huế và Vịnh Hạ Long. Trung bình du khách ở Đà Nẵng và Hội An gần 4,5 đêm, trong khi chỉ có 1,5 đến 2,5 đêm ở Huế, Sapa và Hạ Long. Tuy nhiên, so với khách quốc tế, thời gian khách nội địa lưu trú ở Hạ Long dài hơn ở Hội An, Đà Nẵng.
    Có rất nhiều ý kiến cho rằng, cần giải quyết dứt điểm nạn móc túi, cướp giật trên các tuyến đường, các khu du lịch. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý du khách, đặc biệt là đối với quyết định quay lại trong những lần sau của du khách. Hầu hết khách du lịch được hỏi cho rằng không muốn quay trở lại Việt Nam trong những lần du lịch sau, bởi một phần chính là những vấn nạn dẫn đến việc không hài lòng từ du khách.
    Kết quả của Chương trình phát triển năng lực lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội (Dự án EU) cho thấy, gần một phần tư (22,8 %) khách du lịch quốc tế và một phần ba khách du lịch trong nước (31,3%) ưa thích lưu trú tại khách sạn 3 sao. Hình thức lưu trú được ưa chuộng tiếp theo là nhà dân (22,2%) và khách sạn 4 sao (13,9%). Tiếp đó, với khách du lịch trong nước là nhà nghỉ/hostel (18,9%) và khách sạn 1-2 sao (17,4%). Chỉ có 12,4% khách du lịch quốc tế và 6,1% khách du lịch nội địa lưu trú tại khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng 5 sao. Điều này cho thấy phân khúc thị trường Việt Nam vẫn chủ yếu ở hạng trung.
    Tuy nhiên, một số ý kiến khác lại cho rằng Trong bối cảnh chưa thể nâng cấp toàn bộ dịch vụ, hạ tầng thì muốn đón du khách trở lại, du lịch Việt Nam chỉ nên tập trung đầu tư vào dòng khách sang. Bởi lẽ, dòng khách này sẽ ít bị ảnh hưởng tiêu cực từ thực trạng làm ăn chụp giật, lừa đảo trộm cắp, giao thông ách tắc, và mức độ hài lòng về Việt Nam sẽ cao hơn khách bình dân.
    Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam cơ sở vật chất du lịch cũng như chất lượng dịch vụ của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế. Việc đầu tư ồ ạt không bài bản, thiếu chuyên nghiệp được ví như con dao hai lưỡi đang đe dọa sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam. Việc nôn nóng “đổ tiền” vào khai thác di sản cũng là một nguyên nhân.
    Thứ đến là thiếu quan tâm đến suy nghĩ của du khách cũng là một nguyên nhân. Dường như ở Việt Nam, các chủ đầu tư chỉ muốn đầu tư là thực hiện chứ ít quan tâm đến việc làm như thế có giữ được cảnh quan và chiếm được cảm tình du khách hay không. Trong khi đó, các ghi nhận từ phản hồi từ du khách là điều có ý nghĩa sống còn với những người làm du lịch.
    Nếu thực sự cầu thị và muốn phát triển, có lẽ những người muốn thay đổi chất lượng dịch vụ du lịch Việt Nam cần phải biết lắng nghe và quan tâm hơn đến những phản hồi từ du khách.
    Sản phẩm du lịch đơn điệu, chậm đổi mới, thiếu sáng tạo và còn trùng lặp giữa các vùng miền, thiếu tính liên kết. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch còn hạn chế, nghiên cứu thị trường còn thụ động, yếu kém. Hàng năm du lịch Việt Nam đã bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để tổ chức, tham gia các hội chợ du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiệu quả lại không được như mong đợi.
    Cho tới nay thì internet vẫn là nguồn thông tin du lịch quan trọng. Có 60% khách du lịch quốc tế và 45% khách du lịch nội địa sử dụng internet để tìm hiểu thông tin để đưa ra các quyết định cho chuyến du lịch. Tiếp theo là hình thức truyền miệng, được 33,7% du khách quốc tế và 32,3% khách nội địa tham khảo. Chỉ có hơn 25% khách du lịch quốc tế tìm kiếm thông tin về du lịch qua đơn vị lữ hành. Trong khi đó, khoảng 27,4% du khách nội địa lại tìm kiếm thông tin du lịch qua tivi.
    Cũng có ý kiến cho rằng, hiện Việt Nam vẫn chỉ là địa chỉ khám phá chứ không phải là điểm đến nghỉ dưỡng của du khách quốc tế, vì thế việc khách quay trở lại Việt Nam rất ít là điều dễ hiểu.
    Theo báo Dantri
    Nguồn : levanhai
    Tin liên quan
  • Cơ hội mới từ xu hướng du lịch tự túc

    Cơ hội mới từ xu hướng du lịch tự túc

  • Visa: 97% khách hàng ưu tiên thanh toán không tiền mặt trong chuyến du lịch

    Visa: 97% khách hàng ưu tiên thanh toán không tiền mặt trong chuyến du lịch

  • Xu hướng trải nghiệm tour ảo nở rộ khiến các ‘tín đồ’ du lịch say mê

    Xu hướng trải nghiệm tour ảo nở rộ khiến các ‘tín đồ’ du lịch say mê

  • Làm gì để thu hút du khách Pháp đến Việt Nam

    Làm gì để thu hút du khách Pháp đến Việt Nam

  • Tin mới
  • Cơ hội mới từ xu hướng du lịch tự túc

    Cơ hội mới từ xu hướng du lịch tự túc

  • Ngày Du lịch Thế giới 27/9: Du lịch và đầu tư xanh

    Ngày Du lịch Thế giới 27/9: Du lịch và đầu tư xanh

  • Visa: 97% khách hàng ưu tiên thanh toán không tiền mặt trong chuyến du lịch

  • Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo Luật Du lịch 2017

  • Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

  • Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  • Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

  • Xu hướng trải nghiệm tour ảo nở rộ khiến các ‘tín đồ’ du lịch say mê

  • Nepal thúc đẩy du lịch bền vững: Cách Việt Nam có thể học hỏi

  • Ngày Du lịch thế giới 2023 với thông điệp ‘đầu tư xanh’

  • Tin trong tỉnh
  • Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo Luật Du lịch 2017

    Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo ...

  • Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

    Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

  • Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  • Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

    Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

  • Không gian văn hóa buôn làng trong đời sống đương đại

    Không gian văn hóa buôn làng trong đời sống đương đại

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột
  • 2.

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa
  • 3.

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar
  • 4.

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp ...

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ diễn ra ngày 18/8/1023
  • 5.

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các ...

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các tour, điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk
  • 6.

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công ...

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter