• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Du lịch y tế: Nhiều cơ hội, lắm thách thức

    Thứ Năm, 28-06-2018 / 9:36:53 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    1021 Lượt xem

    Phát triển du lịch y tế được đánh giá là hướng đi đúng tại TP.HCM. Tuy nhiên, để lĩnh vực này thực sự phát triển, đảm bảo chất lượng thì còn không ít việc phải làm.

    Hướng đi đúng đắn

    Theo Sở Du lịch TP.HCM, số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam khám chữa bệnh trong năm qua vào khoảng 80.000 lượt với doanh thu khoảng 2 tỉ USD. Riêng TP.HCM đón khoảng 30.000 – 40.000 lượt khách tới khám chữa bệnh với doanh thu khoảng 1 tỉ USD.
    Trong khi đó, Sở Y tế TP.HCM cho biết, theo dự báo, du lịch y tế sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Trong đó, sự hài hòa giữa chất lượng dịch vụ và giá cả là điều quan trọng để cạnh tranh. Qua khai thác ban đầu, du lịch y tế tại Việt Nam đang thu hút du khách ở các lĩnh vực như nha khoa, thẩm mỹ.
    Sở Y tế TP.HCM cũng khẳng định, thành phố có hệ thống cơ sở y tế rộng khắp, nhiều bệnh viện tuyến cuối có tay nghề cao, ngang tầm khu vực và thế giới. Các kỹ thuật ghép tạng, phẫu thuật bằng robot cũng đang phát triển tại TP.HCM.
    Mới đây Sở Du lịch và Sở Y tế TP.HCM đã công bố Cẩm nang du lịch y tế TPHCM, được xem là bước đi đầu tiên trong các chuỗi hoạt động nhằm phát triển loại hình sản phẩm du lịch y tế, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch trên địa bàn.
    bs-ang-thm-khm-cho-ngi-bnh-nc-ngoi-2.jpg
    Phát triển du lịch y tế được xem là hướng đi đúng đắn.
    Theo đó, khoảng 10.000 cuốn Cẩm nang du lịch y tế TP.HCM dưới dạng song ngữ Anh – Việt được giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước. Bao gồm các thông tin cơ bản về hệ thốn du lịch y tế tại thành phố. Du khách sẽ có các thông tin về phương pháp điều trị, thời gian làm việc, hình ảnh, địa chỉ và bản đồ thu nhỏ các đơn vị có chức năng khám, điều trị trong khám sức sức khỏe, y học cổ truyền, nha khoa thẩm mỹ và tầm soát các bệnh lý chuyên sâu như tim mạch, ung thư, thụ tinh trong ống nghiệm…
    TS.BS Vũ Trí Thanh, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho rằng, du lịch y tế là chủ trương hay của Sở Y tế và Sở Du lịch TP.HCM. Thực tế, các nước trong khu vực đã phát triển du lịch y tế từ lâu. Nhiều người Việt Nam qua Singapore để khám, chữa bệnh và rất nhiều trong số đó sang Singapore chỉ để khám sức khỏe tổng quát. Bên cạnh đó, các nước như Thái Lan, Hàn Quốc… cũng rất phát triển du lịch y tế.
    “Tại TP.HCM hiện nay cũng có nhiều bệnh viện khang trang, hiện đại. Không lý gì mà chúng ta lại không phát triển du lịch y tế để thu hút người nước ngoài đến với chúng ta để chữa bệnh. Đó là chưa kể nhiều người nước ngoài sinh sống, làm việc tại TP.HCM”, bác sĩ Thanh cho hay.
    Thách thức không ít
    Đại diện Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á (TP.HCM) cho biết, hiện tại, lượng bệnh nhân nước ngoài đến khám chữa bệnh tại bệnh viện không nhiều. Chủ yếu là người Campuchia qua chữa bệnh tự túc, ngoài ra còn có nhóm đối tượng là người Hàn Quốc, Nhật Bản đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
    Dù góp mặt trong danh sách 14 bệnh viện  tham gia vào phục vụ sản phẩm du lịch y tế trong thời gian đầu nhưng đại diện Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á thừa nhận rất khó để phát triển du lịch y tế. Hiện nay, khi nói đến du lịch y tế thì chưa được nhiều người biết đến, có thể do việc quảng bá còn hạn chế.
    Trong khi đó, đại diện Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) cho biết, thời gian qua bệnh viện có tiếp nhận điều trị cho nhiều bệnh nhân nước ngoài. Đối với những bệnh nhân này thì việc khám và điều trị được tiến hành giống như bệnh nhân trong nước. Tuy nhiên, việc khám chữa bệnh cho đối tượng này vẫn chưa thực sự phát triển do còn nhiều vướng mắc.
    Được biết, Bệnh viện Từ Dũ đang tiến hành làm thủ tục để mở phòng khám cho người nước ngoài. Hi vọng khi phòng khám này đi vào hoạt động thì việc khám, điều trị cho bệnh nhân người nước ngoài sẽ hiệu quả, phát triển hơn.
    TS.BS Vũ Trí Thanh cho biết, về chất lượng chuyên môn về cơ bản có thể so sánh được với các nước trong khu vực. Thậm chí, có một số lĩnh vực còn làm tốt hơn như phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, phẫu thuật răng hàm mặt, thụ tinh ống nghiệm… Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là về cơ sở hạ tầng.
    “Bây giờ, đi đến bệnh viện nào cũng nghe đến việc quá tải. Nếu một bệnh viện ở Singapore một ngày chỉ tiếp nhận khoảng 500 lượt bệnh nhân, đến khám theo hẹn, thời gian khám cho mỗi ca có khi từ 20-30 phút. Trong khi ở nước ta, có bệnh viện tiếp nhận 6.000 – 7.000 lượt bệnh nhân/ngày. Rất đông đúc, xô bồ, chật chội. Vì vậy mà thời gian khám bệnh chỉ hơn 5 phút cho một lượt bệnh nhân. Bên cạnh đó, còn có những khó khăn trong quy trình, quy định, bảo hiểm y tế, hàng rào ngôn ngữ”, bác sĩ Thanh chia sẻ.
    bs-ang-thm-khm-cho-ngi-bnh-nc-ngoi.jpg
    Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân người nước ngoài tại
    Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.
    Ông Trần Quốc Bảo, Giám đốc Chiến lược và kinh doanh – Bệnh viện Quốc tế City (TP.HCM) cho biết, chăm sóc bệnh nhân quốc tế không hề đơn giản. Đây vừa là cơ hội mà cũng chính là thách thức của nền y tế Việt Nam. Một trong những điều quan trọng của du lịch y tế chính là phải có nguồn khách du lịch cần khám bệnh và những đánh giá tốt từ họ về chất lượng phục vụ y tế của bệnh viện nói riêng cũng như ngành kinh tế dịch vụ Việt Nam nói chung.
    Theo ông Bảo, để phát triển du lịch y tế cần phải có khách du lịch và lượng khách phải đông. Các ngành công nghiệp phụ trợ của du lịch y tế như thanh toán ngân hàng, vận chuyển hàng không, khách sạn, dịch vụ lữ hành…cần có sự quan tâm sâu sắc, kịp thời của các cơ quan ban ngành nhà nước. Cần có một cơ quan liên ngành tập trung hỗ trợ cho ngành du lịch y tế phát triển.
    Dù nói rằng du lịch y tế hiện nay có nhiều thuận lợi, đặc biệt là sự hỗ trợ, tạo điều kiện của các Sở Y tế nhưng đại diện Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cũng thừa nhận rằng du lịch y tế ở nước ta hiện nay còn non trẻ so với thế giới. Do đó, vấn đề đặt ra là cần gia tăng xu hướng và thu hút khách quốc tế để lĩnh vực này có thể phát triển.
    Nguồn : phụ nữ Việt Nam
    Tin liên quan
  • Tăng cường công cụ quản lý rác thải nhựa trong du lịch Việt Nam

    Tăng cường công cụ quản lý rác thải nhựa trong du lịch Việt Nam

  • Mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế, thận trọng hay thực tế?

    Mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế, thận trọng hay thực tế?

  • Thấy gì từ sự phục hồi của du lịch Việt Nam?

    Thấy gì từ sự phục hồi của du lịch Việt Nam?

  • Doanh nghiệp du lịch Việt tìm cách khai mở ‘mỏ vàng’ khách Mỹ

    Doanh nghiệp du lịch Việt tìm cách khai mở ‘mỏ vàng’ khách Mỹ

  • Tin mới
  • Tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại bảo tàng và di tích

    Tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại bảo tàng và di tích

  • Thú vị tiệc buffet cho voi

    Thú vị tiệc buffet cho voi

  • Tăng cường công cụ quản lý rác thải nhựa trong du lịch Việt Nam

  • Mục tiêu 8 triệu lượt khách quốc tế, thận trọng hay thực tế?

  • Thấy gì từ sự phục hồi của du lịch Việt Nam?

  • Du lịch trải nghiệm châu Á nổi trội trên ‘phiên bản mới bản đồ thế giới’

  • Doanh nghiệp du lịch Việt tìm cách khai mở ‘mỏ vàng’ khách Mỹ

  • Khai mạc Hội nghị du lịch thế giới 2023 tại Saudi Arabia

  • Công cuộc chuyển đổi số quốc gia: Khi du lịch số ‘gánh vác’ vai trò tiên phong

  • Cơ hội mới từ xu hướng du lịch tự túc

  • Tin trong tỉnh
  • Tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại bảo tàng và di tích

    Tập huấn nghiệp vụ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại bảo tàng và di tích

  • Thú vị tiệc buffet cho voi

    Thú vị tiệc buffet cho voi

  • Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo Luật Du lịch 2017

    Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo ...

  • Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

    Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

  • Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột
  • 2.

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa
  • 3.

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar
  • 4.

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp ...

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ diễn ra ngày 18/8/1023
  • 5.

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các ...

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các tour, điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk
  • 6.

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công ...

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter