• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Gìn giữ “hồn” của cồng chiêng

    Thứ Hai, 06-03-2017 / 2:03:36 Chiều
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    825 Lượt xem

    Năm 2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, bao gồm các yếu tố bộ phận: cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng (Lễ mừng lúa mới, Lễ cúng bến nước…) và những địa điểm tổ chức các lễ hội đó…

    Từ đó tới nay, nhiều chương trình bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng đã được các tỉnh Tây Nguyên triển khai. Dễ thấy là, các địa phương đã mở được rất nhiều lớp truyền dạy cách sử dụng và diễn tấu cồng chiêng. Nhưng do cồng chiêng được trình tấu theo lối dàn cồng chiêng nên cần được chỉnh để âm thanh từng chiếc có thể hòa vào nhau sao cho có bè có phối. Hơn nữa, cồng hay chiêng chơi lâu ngày cũng bị lạc âm mà nói theo lời người già là “không được khỏe”, cần phải được “chữa bệnh” thì lời chiêng đánh ra mới “thấu được tới các thần”. Từ xưa tới nay, cồng chiêng Tây Nguyên chủ yếu được mua từ Lào hoặc được cung cấp bởi các làng nghề đúc đồng ở các tỉnh Bình Định, Quảng Nam.

    Minh họa (Ảnh: N.Hoa)
    Minh họa (Ảnh: N.Hoa)

    Cồng, chiêng sau khi mua về cần được chỉnh âm thì cồng chiêng ấy mới trở thành nhạc cụ, có hồn.

    Vì vậy, ở các buôn làng Tây Nguyên truyền thống luôn có người chuyên chỉnh chiêng. Ngày nay, số lượng người biết diễn tấu cồng chiêng đã ít, số lượng người biết chỉnh chiêng – người thổi “hồn” vào cồng chiêng ngày càng ít hơn. Lẽ dĩ nhiên, nếu không có người chỉnh chiêng thì những bộ cồng chiêng bị “lạc âm, tịt âm” sẽ không sử dụng được. Thực tế, trong quá trình triển khai các chương trình bảo tồn và phát huy nền văn hóa cồng chiêng cũng đã nảy sinh một số vấn đề như cồng chiêng được cấp phát thường có âm thanh không chuẩn như những bộ cồng chiêng cổ của người dân.

    Cũng cần nhấn mạnh, trong bối cảnh cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên đang có những chuyển biến mạnh với những thay đổi của các thiết chế văn hóa thì vấn đề bảo tồn những giá trị tiêu biểu và độc đáo của văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ ở phần “âm nhạc” mà quan trọng hơn là ở “không gian văn hóa”.

    Thiết nghĩ, khi mà người biết chỉnh chiêng ở các địa phương hiện nay chỉ còn có thể “đếm trên đầu ngón tay” thì việc tổ chức các lớp truyền dạy chỉnh chiêng là điều cấp bách. Nhưng do tính chất của việc chỉnh chiêng không chỉ nằm ở kỹ thuật mà còn ở “khả năng thiên bẩm” trong việc thẩm âm nên việc truyền dạy không nên được tổ chức đại trà như truyền dạy diễn tấu cồng chiêng mà nên có những kế hoạch hướng tới sự phát hiện và đào tạo chiều sâu. Đó là một công việc rất khó khăn nhưng cần thiết phải làm, nếu không muốn chứng kiến những nghệ nhân chỉnh chiêng lớn tuổi hiếm hoi rồi sẽ lần lượt ra đi, mang theo “hồn” cồng chiêng – thứ mà không dễ dàng tạo dựng và khôi phục được. 

    Trương Thị Hiền

    Nguồn : Nguồn: Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế hạng sang

    Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế hạng sang

  • Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận-Hội tụ xanh”

    Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận-Hội tụ xanh”

  • Ít khách quốc tế, cơ sở lưu trú du lịch tại TP.HCM đối mặt nhiều thách thức

    Ít khách quốc tế, cơ sở lưu trú du lịch tại TP.HCM đối mặt nhiều thách thức

  • Cần những cán bộ sân bay ‘biết mỉm cười’ đón khách du lịch

    Cần những cán bộ sân bay ‘biết mỉm cười’ đón khách du lịch

  • Tin mới
  • Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế hạng sang

    Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế hạng sang

  • Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận-Hội tụ xanh”

    Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận-Hội tụ xanh”

  • Ít khách quốc tế, cơ sở lưu trú du lịch tại TP.HCM đối mặt nhiều thách thức

  • Thổi hồn vào gốc cà phê

  • Quảng bá du lịch qua các sản phẩm lưu niệm

  • Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề

  • Cần những cán bộ sân bay ‘biết mỉm cười’ đón khách du lịch

  • Hiến kế hút khách quốc tế

  • Ngành du lịch Thái Lan đang nhanh chóng hồi sinh sau đại dịch

  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Tin trong tỉnh
  • Thổi hồn vào gốc cà phê

    Thổi hồn vào gốc cà phê

  • Quảng bá du lịch qua các sản phẩm lưu niệm

    Quảng bá du lịch qua các sản phẩm lưu niệm

  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

    Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

    Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

  • Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

    Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 2.

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023
  • 4.

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU – ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK MỚI NHẤT CẬP NHẬT ...

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU – ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK MỚI NHẤT CẬP NHẬT THÁNG 11/2022
  • 5.

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023
  • 6.

    Tổng kết công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023

    Tổng kết công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter