• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Gỡ ‘nút thắt’ để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

    Thứ Năm, 06-06-2019 / 9:19:34 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    611 Lượt xem

    “Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị nêu rõ, phấn đấu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đến 2020 du lịch sẽ đón 17 – 20 triệu lượt khách quốc tế. Hiện nay, ngành du lịch mới đóng góp 9% GDP, khi nào đạt mức 10% GDP thì mới có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện cho biết.

    Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội diễn ra chiều ngày 5/6, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã có phần trả lời về vấn đề gỡ “nút thắt” để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

    Mở đầu phiên chất vấn, đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (TP. Hà Nội) nêu vấn đề: Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp hạng năng lực cạnh tranh về du lịch của 136 nền kinh tế, Việt Nam được xếp 30/136 về tài nguyên văn hoá, 34/136 về tài nguyên thiên nhiên, nhưng tổng thể cạnh tranh của du lịch Việt Nam chỉ đứng thứ 67/136 nền kinh tế. Đại biểu đặt câu hỏi đâu là nút “thắt cổ chai” dẫn đến tình trạng này và những giải pháp đột phá?

     Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn.

    Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, chúng ta có nhiều điểm mạnh về du lịch nhưng những chỉ số thấp như hạ tầng du lịch (113/136), mức độ ưu tiên ngành du lịch, mở cửa quốc tế, miễn thị thực… đã làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

    Lý giải về 5 tháng đầu năm, du lịch tăng trưởng chậm, Bộ trưởng Thiện cho rằng một phần vì lượng du khách Trung Quốc giảm. Nhiều nước cũng mong muốn thu hút được du khách Trung Quốc.

    Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam Nguyễn Văn Quyền (Cần Thơ) đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp căn cơ để du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn nữa trong tỷ trọng của nền kinh tế đất nước. Giải pháp nào để giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn nhưng vẫn giữ gìn bản sắc dân tộc, bảo tồn văn hoá?

    Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị nêu rõ, phấn đấu đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, đến 2020 du lịch sẽ đón 17 – 20 triệu lượt khách quốc tế. Hiện nay, ngành du lịch mới đóng góp 9% GDP, khi nào đạt mức 10% GDP thì mới có thể trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

    Theo đó, cần phải khắc phục những hạn chế của du lịch Việt Nam như năng lực cạnh tranh, hạ tầng du lịch, quản lý nhà nước về du lịch…

    Liên quan đến phát triển du lịch nhưng không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, không làm phá vỡ di sản văn hoá, Bộ trưởng Thiện cho rằng, đây là vấn đề lớn đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý “mọi cái có thể xây dựng được, nhưng di sản văn hoá thì không thể làm lại được”. Qua đó, Bộ trưởng cũng chỉ ra những tồn tại, khuyết điểm như quy hoạch phát triển không quan tâm đến bảo tồn…

    Đồng thời, trả lời chất vấn về vấn đề phát triển du lịch bền vững, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết, phát triển du lịch cũng như phát triển ngành kinh tế khác, không làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và không phá vỡ di sản văn hóa. Đây là vấn đề lớn trong mối quan hệ bảo tồn phát triển của các nước trên thế giới.

    Thời gian qua, chúng ta xây dựng những nhà máy, khu du lịch thì có nơi này, nơi khác cũng ảnh hưởng đến bảo tồn. Trích dẫn câu nói của Thủ tướng liên quan đến công tác bảo tồn văn hóa là tất cả mọi cái đều xây dựng được, làm được, nhưng di sản thì không làm lại được, Bộ trưởng khẳng định, “không thể hy sinh di sản được, phát triển kinh tế phải chú trọng bảo tồn di sản”.

    Bộ trưởng cũng thừa nhận, thời gian qua, trong quy hoạch, bảo tồn phát triển đang bị coi nhẹ. Khi phát triển có trường hợp không quan tâm đến bảo tồn, không quan tâm đến các nhà chuyên môn, chuyên gia bảo tồn, cho nên phá vỡ toàn bộ, hoặc làm rất tốt rồi nhưng thi công không ai giám sát.

    Nguồn : VietQ
    Tin liên quan
  • Chính phủ ra Nghị quyết nhằm tăng tốc phát triển du lịch bền vững

    Chính phủ ra Nghị quyết nhằm tăng tốc phát triển du lịch bền vững

  • Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo

    Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo

  • Đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp du lịch

    Đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp du lịch

  • Du lịch Việt Nam quyến rũ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

    Du lịch Việt Nam quyến rũ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

  • Tin mới
  • Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

    Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

  • Chính phủ ra Nghị quyết nhằm tăng tốc phát triển du lịch bền vững

    Chính phủ ra Nghị quyết nhằm tăng tốc phát triển du lịch bền vững

  • Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo

  • Đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp du lịch

  • Du lịch nghỉ dưỡng được ưu tiên lựa chọn trong năm 2023

  • Du lịch Việt Nam quyến rũ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

  • Học cách đánh thức tiềm năng du lịch từ thành phố “ngủ quên” ở Saudi Arabia

  • Kiểm tra chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch trên toàn quốc

  • Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

  • Xu hướng Du lịch 2023: Trung Quốc mở cửa trở lại, du lịch công tác phục hồi

  • Tin trong tỉnh
  • Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

    Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

  • Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

    Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

  • Bình Định – Đắk Lắk: Xúc tiến kết nối du lịch lên rừng xuống biển

    Bình Định – Đắk Lắk: Xúc tiến kết nối du lịch lên rừng xuống biển

  • Du lịch thân thiện với voi – Hướng đi nhân văn

    Du lịch thân thiện với voi – Hướng đi nhân văn

  • “Dừng cưỡi… hãy cười cùng voi”

    “Dừng cưỡi… hãy cười cùng voi”

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023
  • 2.

    Chương trình Tour du lịch phục vụ trong thời gian diễn ra Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình Tour du lịch phục vụ trong thời gian diễn ra Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Danh sách các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023

    Danh sách các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023
  • 4.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Đề nghị các địa phương hỗ trợ tiếp, phát sóng ...

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Đề nghị các địa phương hỗ trợ tiếp, phát sóng truyền hình trực tiếp khai mạc và bế mạc
  • 5.

     18 hoạt động chính tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

     18 hoạt động chính tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 6.

    Đắk Lắk đưa di tích quốc gia CADA vào hoạt động và đón khách du lịch

    Đắk Lắk đưa di tích quốc gia CADA vào hoạt động và đón khách du lịch
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter