Phát triển bền vững du lịch ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
– Chính sách cho phát triển du lịch, đặc biệt là chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến và đi lại trong Việt Nam. Đây là yếu tố rất quan trọng để thu hút khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia còn rất “khắt khe” đối với vấn đề visa với chỉ 17 thị trường được miễn visa trong khi đó Singapore đã miễn thị thực cho công dân từ 156 quốc gia và vùng lãnh thổ; tương tự Thái Lan là 82; Malaysia là 134 v.v…
Du khách quốc tế đến Hạ Long – ảnh tư liệu
– Tạo môi trường kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng ổn định, thuận lợi. Đây là yếu tố hạn chế chung của kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập, làm nản lòng các nhà đầu tư khi chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư trong chiến lược kinh doanh du lịch. – Nâng cấp hạ tầng giao thông, đặc biệt là tăng cường khả năng tiếp nhận của các sân bay quốc tế.
– Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch: nhân lực là yếu tố đặc biệt quan trọng đối với chất lượng sản phẩm du lịch và với việc nhân lực du lịch có quyền di chuyển và làm việc tự do tại các nước ASEAN từ 1/1/2016 việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng để tăng cường khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Đây là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số cạnh tranh của du lịch Việt Nam mà WEF đã chỉ ra và khuyến cáo du lịch Việt Nam trong bức tranh về cạnh tranh du lịch toàn cầu và khu vực.
Hai là: Môi trường luôn song hành với phát triển du lịch và là một trong ba trụ cột đảm bảo sự phát triển bền vững du lịch. Tuy nhiên với những tiêu chuẩn về quản lý môi trường chưa cao so với chuẩn quốc tế, nhiều công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đã được đưa vào Việt Nam đã tạo sức ép không nhỏ đến phát triển bền vững nói chung và phát triển bền vững du lịch nói riêng ở nhiều địa bàn trọng điểm phát triển du lịch Việt Nam, đặc biệt ở vùng ven biển đồng thời lại là địa bàn trọng điểm kinh tế như Hải Phòng – Quảng Ninh, Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam, Khánh Hòa, Vũng Tàu – TP.HCM; v.v… Vì vậy hoạt động phát triển công nghiệp, vận tải, cảng biển với các dự án đầu tư quốc tế lớn đã và đang tạo sức ép không nhỏ đến môi trường du lịch.
Bên cạnh những tác động từ bên ngoài, bản thân hoạt động du lịch với sự tập trung quá lớn, đặc biệt trong các mùa du lịch hoặc các ngày nghỉ lễ đã tạo ra một lượng chất thải lớn, gây áp lực đến môi trường. Tác động này càng sẽ là đáng kể trong điều kiện hiện nay khi năng lực quản lý môi trường của ngành Du lịch và của các địa phương đang còn rất hạn chế.
Như vậy có thể thấy quản lý chất lượng môi trường tại các điểm đến du lịch để đảm bảo sức hấp dẫn và sự phát triển bền vững của du lịch là vấn đề cần có sự quan tâm thỏa đáng trong bối cảnh hội nhập với những yêu cầu cao hơn về vấn đề môi trường.
Ba là: Hội nhập sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giao lưu văn hóa giữa các dân tộc có sự khác biệt về văn hóa, về tôn giáo và về quan niệm lối sống. Điều này một mặt sẽ tạo cơ hội tiếp thu những giá trị văn hóa mới, làm đa dạng hơn sắc thái văn hóa Việt Nam, tuy nhiên bên cạnh đó sẽ là nguy cơ làm suy thoái và mất dần các bản sắc văn hóa truyền thống vốn là nền tảng sự phát triển của đất nước và tạo nên sự khác biệt về văn hóa của dân tộc.
Văn hóa – xã hội là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững, bất kỳ sự phát triển nào không góp phần vào việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống đều không thể coi là bền vững. Chính vì vậy một trong những vấn đề quan trọng để đảm bảo cho phát triển bền vững du lịch trong bối cảnh hội nhập chính là bảo tồn các giá trị văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống của dân tộc.
Đây rõ ràng là những vấn đề lớn và không chỉ của riêng ngành Du lịch, nhưng một điều chắc chắn rằng hội nhập quốc tế đã, đang và sẽ là xu thế khách quan không thể đảo ngược. Vấn đề đặt ra là phải tận dụng được các cơ hội đồng thời vượt qua những khó khăn, thách thức, tìm ra giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề nêu trên. Chỉ có như vậy thì du lịch Việt Nam mới thật sự cất cánh và hướng tới một sự phát triển bền vững trong tương lai.
Nguyễn Trung Dũng Học viện Chính trị CAND