• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Phát triển du lịch sinh thái: Hướng nào cũng khó!

    Thứ Sáu, 06-10-2017 / 10:09:14 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    1360 Lượt xem

    Tọa đàm “Khu bảo tồn thiên nhiên trước làn sóng phát triển du lịch ở Việt Nam” mới diễn ra tại Hà Nội, các đại biểu, chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã luận bàn xoay quanh các vấn đề:

    Hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn tại Việt Nam; Những thách thức khi phát triển du lịch đòi hỏi biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học…

    ảnh 1

    Khung cảnh tuyệt đẹp của hồ Ba Bể 

    Phát triển “nóng”, chưa xứng với tiềm năng

    Với 31 vườn quốc gia, 68 khu bảo tồn thiên nhiên, 45 khu bảo vệ cảnh quan, 20 khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học cùng với các tài nguyên tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi… – có thể nói tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam là rất lớn. Những khu bảo tồn thiên nhiên nước ta nhận được sự quan tâm của du khách trong nước lẫn quốc tế bởi mang những nét đặc trưng của văn hóa dân tộc, khác biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

    Đáng chú ý, nhiều du khách muốn đến Việt Nam để trải nghiệm du lịch sinh thái, du lịch nhân văn. Ví như khi đến khu du lịch vườn Quốc gia Ba Vì, không xa trung tâm Thủ đô Hà Nội, du khách có thể đi trên những cung đường xanh mát, không khí trong lành, ngắm nhìn hệ thống thực vật phong phú, ngọn núi Tản Viên linh thiêng đã xuất hiện trong truyền thuyết Thánh Gióng, Sơn Tinh – Thủy Tinh…

    Từ cuối tháng 4 đến cuối tháng 5, hơn 400 loài bướm Vườn Quốc gia Cúc Phương đua nhau khoe sắc thu hút du khách. Hay Vườn Quốc gia Ba Bể nhiều loài động vật với nhiều loài quý hiếm như phượng hoàng đất, gà lôi, voọc mũi ếch, voọc đen má trắng, cầy vằn bắc… khiến du khách không khỏi tò mò.

    ảnh 2

    Vẻ đẹp thiên nhiên kỳ diệu tại rừng Cúc Phương 

    Tuy nhiên, vẫn còn những mặt tồn tại, thách thức trong phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam khi mới chỉ tập trung ở một số Vườn Quốc gia như Phong Nha – Kẻ Bàng, Ba Vì, Cúc Phương… Trong khi những Vườn Quốc gia Tam Đảo, Bạch Mã, Yok Don, Cát Tiên còn ít du khách biết tới. Một số nơi du lịch phát triển sinh thái phát triển quá “nóng” lại mang tính mùa vụ, gây ra những tác động tiêu cực. Riêng trong mùa thu, từ tháng 10 đến tháng 11 hoa dã quỳ Ba Vì nở, lượng khách tới Vườn Quốc gia Ba Vì lên đến 11.000 người/ngày.

    TS. Phạm Hồng Long, Trưởng khoa Du lịch, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “10 năm trước tôi đến động Phong Nha, nhìn những thạch nhũ lung linh tuyệt đẹp, giờ đến màu sắc động đã xỉn màu do một thời gian dài lượng khách quá đông”. Đáng chú ý, du lịch sinh thái tại Việt Nam đã và đang phát triển, song chưa tuân thủ tuyệt đối các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững, thu hút được sự tham gia của cộng đồng. Nguồn thu từ phát triển du lịch sinh thái vẫn còn hạn chế: Vườn quốc gia địa phương là 40.000 đồng/vé, Vườn Quốc gia thuộc Trung ương là 60.000 đồng/vé, kinh phí thu về chưa đủ bù đắp chi phí và đầu tư trở lại.

    Nhiều bài toán khó phát sinh cùng lúc

    Theo TS. Lê Hoàng Lan, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: “Khi lập một dự án liên quan đến khu bảo tồn, phải chú ý việc lựa chọn địa điểm. Luật Đa dạng sinh học (2008), Luật Bảo vệ môi trường (2014) đều nói đến khi lập dự án liên quan đến khu bảo tồn thì việc lựa chọn địa điểm và đánh giá tác động môi trường ra sao”.

    TS. Lê Hoàng Lan chỉ rõ, Luật Đa dạng sinh học quy định nghiêm cấm những hành vi xâm phạm vào khu bảo vệ nghiêm ngặt; Luật Bảo vệ môi trường quy định nếu không phải trong khu bảo vệ nghiêm ngặt, những khu ở vị trí khác trong khu bảo tồn vẫn được triển khai dự án với điều kiện phải đánh giá tác động môi trường nếu có liên quan đến khu bảo tồn quốc gia. Nếu vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Các dự án phát triển sau khi đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu phù hợp cần bồi hoàn sinh học – biện pháp được thiết kế nhằm đền bù cho các tác động tiêu cực.

    ảnh 3

    Động Phong Nha – Kẻ Bàng có sức hút khó cưỡng với du khách

    Nhiều ý kiến cho rằng: “Một chiến lược quốc gia về phát triển du lịch hệ sinh thái bền vững ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn là cần thiết”. Ví như rừng Cúc Phương thuộc địa phận 3 tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình và Hòa Bình, việc bảo tồn rừng Cúc Phương cần sự quan tâm của Bộ VH-TT&DL chứ không riêng Sở Du lịch tại các địa phương.

    Bên cạnh đó, số lượng và chất lượng nhân lực dịch vụ du lịch lại phụ thuộc vào hoạt động du lịch của các địa phương, tại Phong Nha – Kẻ Bàng, Cúc Phương có thể dồi dào nhưng các nơi khác hầu như các thuyết minh viên tại điểm du lịch chưa nhiều, cần tiếp tục và liên tục có các chương trình tập huấn, đào tạo nhân lực.

    Đặc biệt, cần nâng cao hiểu biết về du lịch sinh thái cho chính người dân địa phương. Nguy cơ những khu bảo tồn bị đe dọa đôi khi đến từ chính họ, kế sinh nhai của họ phụ thuộc vào rừng, cần giảm thiểu sự phụ thuộc ấy bằng cách tạo cho họ kế sinh nhai mới, hoặc trao cho họ cơ hội được tham gia làm du lịch, bắt đầu từ những việc đơn giản, cụ thể. Khi được nuôi sống và đủ đầy bởi phát triển du lịch trên cánh rừng quê hương, họ sẽ ra sức nâng niu, bảo vệ.

    Việt Nam có trên 2 triệu ha rừng đặc dụng, loại rừng được thành lập với mục đích chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, là mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng của quốc gia với nguồn gene sinh vật rừng, nơi nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phục vụ nghỉ ngơi du lịch kết hợp với phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái.

    Nguồn : An Ninh Thủ Đô
    Tin liên quan
  • Khi nào trở lại đỉnh cao 18 triệu khách quốc tế?

    Khi nào trở lại đỉnh cao 18 triệu khách quốc tế?

  • Lên kế hoạch phục hồi khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024

    Lên kế hoạch phục hồi khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024

  • Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023

    Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023

  • Không có hình ảnh

    Festival Chí Linh – Hải Dương và Lễ hội mùa thu Côn Sơn -Kiếp Bạc năm 2023

  • Tin mới
  • Diệu kỳ xứ voi

    Diệu kỳ xứ voi

  • Du lịch bằng khinh khí cầu không gian, tương lai mới cho ngành du lịch

    Du lịch bằng khinh khí cầu không gian, tương lai mới cho ngành du lịch

  • Khi nào trở lại đỉnh cao 18 triệu khách quốc tế?

  • Lên kế hoạch phục hồi khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024

  • Ngày Du lịch thế giới 2023: Du lịch và đầu tư xanh

  • Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

  • Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023

  • Festival Chí Linh – Hải Dương và Lễ hội mùa thu Côn Sơn -Kiếp Bạc năm 2023

  • Thái Lan đón 19 triệu lượt khách quốc tế trong 9 tháng năm 2023

  • Việt Nam trong top 20 điểm đến hàng đầu thế giới mùa hè 2023

  • Tin trong tỉnh
  • Diệu kỳ xứ voi

    Diệu kỳ xứ voi

  • Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

    Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

  • TP. Buôn Ma Thuột phủ sóng Wifi miễn phí tại tuyến đường Phan Đình Giót phục vụ du khách 

    TP. Buôn Ma Thuột phủ sóng Wifi miễn phí tại tuyến đường Phan Đình Giót phục vụ du khách 

  • Đắk Lắk đón tiếp và làm việc với Đoàn Famtrip Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương

    Đắk Lắk đón tiếp và làm việc với Đoàn Famtrip Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương

  • Vẻ đẹp buôn cổ giữa lòng thành phố cà phê

    Vẻ đẹp buôn cổ giữa lòng thành phố cà phê

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột
  • 2.

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa
  • 3.

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar
  • 4.

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp ...

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ diễn ra ngày 18/8/1023
  • 5.

    ANGEL HOMES- Nơi lưu giữ văn hóa ẩm thực đồng bào Tây Nguyên

    ANGEL HOMES- Nơi lưu giữ văn hóa ẩm thực đồng bào Tây Nguyên
  • 6.

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các ...

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các tour, điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter