• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Phó Thủ tướng: Lợi dụng uy tín để tổ chức tour giá rẻ giống như hành vi bán hàng đa cấp

    Thứ Sáu, 07-06-2019 / 8:42:57 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    647 Lượt xem

    Sáng 6/6, Quốc hội tiếp tục tiến hành chất vấn nhóm vấn đề thứ tư về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch. “Chia lửa” với Bộ trưởng VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trả lời chất vấn và giải trình làm rõ thêm những nội dung thuộc nhóm vấn đề này.

    • TỔNG THUẬT: Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh trả lời chất vấn
    “Chúng ta có những chỉ tiêu xếp hạng rất thấp về du lịch”
    Trả lời đại biểu Ngô Trung Thành (đoàn Đắk Lắk) về việc lợi dụng uy tín của các chi hội để tổ chức người đi tham quan giá rẻ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đồng tình với trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trước đó.
    Phó Thủ tướng nói: “Việc này cũng giống như hành vi bán hàng đa cấp. Mỗi người dân nên cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo. Chúng ta lưu ý, khi cho không hoặc rẻ hơn mức bình thường nên cảnh giác. Các tổ chức đoàn thể nên có cảnh giác và hướng dẫn để hội không bị lợi dụng. Ai bị lừa nên báo kịp thời cho các cơ quan chức năng để xử lý, phạt thật nặng. Nếu phạt nặng mà vẫn vi phạm thì phải xem xét để xử lý hình sự”.
    Cùng với đó, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đề cập đến việc áp dụng công nghệ 4.0 vào phát triển du lịch. Theo Phó Thủ tướng: “Chúng tôi đã chỉ đạo Bộ VHTT&DL làm một đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn”.
     Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
    Ông nhấn mạnh: “Không nói đâu xa, các đại biểu có thể nhìn thấy việc áp dụng trí khôn nhân tạo, xử lý ngôn ngữ vào họp Quốc hội để các ý kiến đại biểu phát biểu được chuyển thành văn bản, các dịch vụ đó do các công ty dịch vụ công nghệ thông tin cung cấp, đằng sau đó là cả một chương trình Chính phủ chỉ đạo. Về du lịch, chúng ta có thể ứng dụng 4.0 trong việc giới thiệu địa điểm, khách sạn,… để người dân và doanh nghiệp tự giới thiệu sản phẩm du lịch”.
    “Xúc tiến việc thanh toán bằng công nghệ như: thanh toán qua điện thoại di động, số hoá các di sản: Các bảo vật quốc gia, vật phẩm quý của các bảo tàng được số hoá để giới thiệu. Dùng phần mềm thuyết minh để khắc phục tình trạng thiếu hướng dẫn viên biết tiếng hiếm, dịch tự động”, Phó Thủ tướng cho biết.
    Cũng liên quan đến lĩnh vực du lịch, Phó Thủ tướng cho rằng, câu hỏi của đại biểu Nguyễn Quốc Hưng (đoàn Hà Nội) là gợi ý cho ngành du lịch. “Đại biểu có nói về các xếp hạng của diễn đàn kinh tế thế giới, trong xếp hạng đó có rất nhiều tiêu chí cụ thể về môi trường kinh doanh, an toàn an ninh, vệ sinh và sức khoẻ, nhân lực và thị trường lao động, mức độ sẵn sàng công nghệ thông tin, mức độ ưu tiên cho ngành du lịch, mức độ cạnh tranh về giá, mức độ bền vững về môi trường,… Chúng ta có những chỉ tiêu xếp hạng rất thấp, trong đó thấp nhất là bền vững về môi trường: chúng ta xếp thứ 128 trên thế giới… Môi trường có nhiều vấn đề từ nước thải cho đến bụi, độ che phủ rừng,… cơ bản đều thấp”, Phó Thủ tướng nêu.
    Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Chúng ta cần có 2 giải pháp đột phá như Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã nói, tích cực cải thiện vệ sinh môi trường, nếp sống văn minh. Mỗi một người dân bằng hành vi thiết thực tham gia xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện. Nhiều đại biểu Quốc hội và nhiều nơi góp ý chúng ta phải làm sao để khách quay lại nhiều hơn, điều đó rất đúng nhưng chúng ta cũng đừng quên trên thế giới có trên 7 tỷ người và những người có tiềm năng đi du lịch cũng mấy tỷ người. Chỉ cần chúng ta làm ra các sản phẩm mà mỗi người đến 1 lần thì chúng ta cũng đã có một thị trường lớn hơn rất nhiều”.
    Chuẩn bị xây dựng Luật tiếng Việt
    Trả lời câu hỏi của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền về khung pháp lý để bảo vệ và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: “Như đồng chí Bộ trưởng đã nói, chắc Bộ trưởng đã có văn bản trả lời cụ thể về các thuật ngữ, ở đây tôi hiểu rằng đại biểu có những khuyến nghị. Chúng tôi rất đồng tình, cần có khung pháp lý bảo vệ ngôn ngữ tiếng Việt và chuẩn hoá các khái niệm, quan niệm về văn hoá, đạo đức, nét đẹp truyền thống”.
    “Thực ra chúng ta đã có khung pháp lý với rất nhiều các quy định, kể cả ở Luật, thậm chí là Hiến pháp. Các nghị định, thông tư, cộng với đó là các quy chế, hương ước mang tính cục bộ ở từng địa phương, cơ quan đều đã có. Có điều những quy định đó phải không ngừng hoàn thiện, bổ sung và có những thứ phải sửa đổi. Khi đã ban hành rồi, cần tổ chức thực hiện cho nghiêm và nếu có vi phạm thì xử lý”, Phó Thủ tướng nói.
    “Thực tế tại kì họp thứ IV, đoàn đại biểu quốc hội Khánh Hoà đã đề nghị cần xem xét, ban hành Luật về tiếng Việt. Việc này, Bộ VH, TT&DL đã có văn bản trả lời. Chính phủ hết sức quan tâm và giao cho Viện Hàn lâm Khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam trong đó có Viện Ngôn ngữ nghiên cứu 10 đề tài cấp Bộ về các khía cạnh khác nhau để chuẩn bị cho luận cứ xem đến thời điểm chúng ta xây dựng Luật.
    Cũng theo Phó Thủ tướng, Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ VH, TT&DL, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ GD&ĐT phối hợp và gần đây, rất nhiều hoạt động bảo vệ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đã được các cơ quan, tổ chức thực hiện. Trong chương trình soạn thảo sách giáo khoa mới, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GD&ĐT đặc biệt lưu ý vấn đề trong sáng của tiếng Việt…
    Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) về vấn đề phát huy, bảo tồn các giá trị, di sản văn hoá cấp quốc gia, Phó Thủ tướng cho biết: “Thực tế ở Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2018, tỉnh có đề nghị T.Ư cấp khẩn cấp 13 tỷ đồng để tu sửa khẩn cấp một số hạng mục đã bị xuống cấp nghiêm trọng nhưng do các quy định về đầu tư công cho nên Chính phủ sau khi lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư đã có chỉ đạo, trước mắt tỉnh dùng ngân sách địa phương để tu sửa khẩn cấp và sau đó làm các đề án theo quy định của Luật Đầu tư công để đưa vào kế hoạch trung hạng. Việc này, cũng đề nghị Bộ VHTT&DL, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài chính tiếp tục theo dõi”.
    Nguồn : Kinh tế & Đô thị
    Tin liên quan
  • Phát triển du lịch: Cần thấu hiểu du khách!

    Phát triển du lịch: Cần thấu hiểu du khách!

  • Để thị trường ‘đặc sản’ phục vụ du lịch phát triển bền vững

    Để thị trường ‘đặc sản’ phục vụ du lịch phát triển bền vững

  • Đi máy bay cần giấy tờ gì?

    Đi máy bay cần giấy tờ gì?

  • Chính phủ ra Nghị quyết nhằm tăng tốc phát triển du lịch bền vững

    Chính phủ ra Nghị quyết nhằm tăng tốc phát triển du lịch bền vững

  • Tin mới
  • Hơn 250.000 ly cà phê miễn phí phục vụ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2023

    Hơn 250.000 ly cà phê miễn phí phục vụ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2023

  • Đặc sắc lễ cúng hạ thủy thuyền độc mộc của người M’nông

    Đặc sắc lễ cúng hạ thủy thuyền độc mộc của người M’nông

  • “Đại sứ” đặc biệt của du lịch

  • Phát triển du lịch: Cần thấu hiểu du khách!

  • Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch trong cộng đồng tại Buôn Đôn

  • Du lịch Đắk Lắk: Cần khai thác trải nghiệm văn hóa bản địa

  • Đón mùa du lịch hè

  • Ẩm thực và cách tiếp thị giúp Thái Lan thu hút lượng lớn du khách

  • Để thị trường ‘đặc sản’ phục vụ du lịch phát triển bền vững

  • Dự báo du lịch hàng không sẽ tăng lên gần mức cao kỷ lục trong năm 2023

  • Tin trong tỉnh
  • Hơn 250.000 ly cà phê miễn phí phục vụ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2023

    Hơn 250.000 ly cà phê miễn phí phục vụ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2023

  • Đặc sắc lễ cúng hạ thủy thuyền độc mộc của người M’nông

    Đặc sắc lễ cúng hạ thủy thuyền độc mộc của người M’nông

  • “Đại sứ” đặc biệt của du lịch

    “Đại sứ” đặc biệt của du lịch

  • Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch trong cộng đồng tại Buôn Đôn

    Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phục vụ khách du lịch trong cộng đồng tại Buôn Đôn

  • Du lịch Đắk Lắk: Cần khai thác trải nghiệm văn hóa bản địa

    Du lịch Đắk Lắk: Cần khai thác trải nghiệm văn hóa bản địa

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Mãn nhãn với Lễ hội đường phố Buôn Ma Thuột

    Mãn nhãn với Lễ hội đường phố Buôn Ma Thuột
  • 2.

    Bế mạc Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Bế mạc Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Sáng nay khai mạc Hội chợ chuyên ngành cà phê

    Sáng nay khai mạc Hội chợ chuyên ngành cà phê
  • 4.

    Hành trình “săn mây” trên đỉnh Chư Yang Lak

    Hành trình “săn mây” trên đỉnh Chư Yang Lak
  • 5.

    Độc đáo lễ cúng sức khỏe cho voi ở Buôn Đôn – Đắk Lắk

    Độc đáo lễ cúng sức khỏe cho voi ở Buôn Đôn – Đắk Lắk
  • 6.

    Những chặng hành trình Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

    Những chặng hành trình Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter