• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Video
    • Dự án mời gọi đầu tư
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Tìm giải pháp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch

    Thứ Sáu, 27-09-2019 / 9:12:09 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    429 Lượt xem

    Chiều 26.9, tại TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi làm việc với Bộ VHTTDL về các vấn đề Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tham dự buổi làm việc có Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện; các Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và Thứ trưởng Bộ VHTTDL cùng 50 đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện trực thuộc Bộ VHTTDL. 

    Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trình bày về kết quả thực hiện nhiệm vụ các vấn đề Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2019 và dự toán ngân sách Nhà nước thực hiện lĩnh vực trên năm 2020.

    Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện báo cáo công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2019

    Đánh giá cao bản báo cáo, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Hoàng Thị Hoa cho rằng: Báo cáo của Bộ VHTTDL đã bám rất sát và phù hợp với thực tế, được đa số các đại biểu đồng ý. Theo bà Hoa, hiện nay, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, còn thể thao là vấn đề nâng cao sức khỏe cho xã hội. Tuy nhiên, nhiều địa phương hiện nay vẫn xem nhẹ vấn đề văn hóa, đây là một thực tế. Bộ VHTTDL cần rà soát lại và phải xem phát triển ngành Văn hóa như một ngành công nghiệp.

    Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: Qua báo cáo của Bộ VHTTDL cho thấy, thời gian qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nỗ lực rất nhiều trong các hoạt động. Theo ông Dương Trung Quốc, hiện nay, di sản và các giá trị văn hóa đang được rất nhiều đại biểu và nhân dân quan tâm. Việc bảo tồn di sản phải gắn liền phát triển du lịch, phát triển văn hóa là chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, công tác bảo tồn các công trình di sản văn hóa ở nhiều địa phương còn chưa được coi trọng, do đó, nhiều di sản văn hóa đã và đang bị xâm hại rất nghiêm trọng.

    Đại biểu Quốc hội Huỳnh Điểu Sang phát biểu tại buổi làm việc

    Đại biểu Huỳnh Điểu Sang cho rằng: Một thực tế cho thấy, nhiều địa phương cho xây dựng nhà văn hóa cấp rất to, trong khi một năm chỉ sinh hoạt vài lần, điều này rất lãng phí. Theo bà Sang, đề án phát triển văn hóa đối với đồng bào dân tộc tuy rất nhiều nhưng nguồn lực phát triển chưa thấy đâu nên đề án chỉ nằm trên giấy. Cũng theo bà Sang, hiện nay, vấn đề ứng xử với di sản văn hóa cần được quan tâm và cẩn trọng hơn. Thực tế một số di sản văn hóa hiện nay cổ kim lẫn lôn, đây là kết quả của việc sữa chữa di tích không đúng Luật Di sản văn hóa. Bộ VHTTDL cần vào cuộc quyết liệt hơn,

    Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng, các danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Thôn văn hóa còn chạy theo thành tích. Việc kiểm tra giám sát vấn đề này còn buông lỏng. Không thể chấp nhận thôn có người người nghiệm ma túy tăng, trộm cắp tăng… nhưng vẫn đạt danh hiệu Thôn văn hóa.

    Đại biểu Dương Trung Quốc nêu các vấn đề về Văn hóa tại phiên họp

    Cục trưởng Cục Di sản (Bộ VHTTDL) Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết: Năm 2001, Luật Di sản văn hóa đã được thông qua. Ngoài ra, Bộ VHTTDL đã xây dựng các văn bản dưới luật về bảo vệ di sản, di tích… Như vậy, các cơ sở pháp lý về bảo vệ di sản văn hóa là khá đầy đủ và hoàn chỉnh. Vấn đề là các địa phương triển khai như thế nào và khi phát hiện sai phạm thì có xử lý nghiêm minh không.

    Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình nhấn mạnh: Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch rất rộng, đòi hỏi sự nỗ lực của Bộ VHTTDL. Việc đầu tư ngân sách vào các các lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay chưa xứng tầm nên chưa thể phát huy hết hiệu quả. Theo ông Phan Thanh Bình, các khu vui chơi, giải trí hiện nay mới giải quyết vấn đề kinh tế, chứ chưa giải quyết vấn đề tổng thể về nhu cầu xã hội, mong muốn của nhân dân, vì vậy phải có phương án phát triển các điểm vui chơi, giải trí cho  phù hợp. Bên cạnh đó, ông Bình cũng lưu ý việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.

    Quang cảnh buổi làm việc

    Nguồn : Báo Văn hóa
    Tin liên quan
  • 6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

    6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

  • Du lịch dịp Tết – Xu hướng của giới trẻ

    Du lịch dịp Tết – Xu hướng của giới trẻ

  • Đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

    Đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

  • “Điểm nhấn” từ sự phục hồi của du lịch nội địa

    “Điểm nhấn” từ sự phục hồi của du lịch nội địa

  • Tin mới
  • Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

    Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

  • 6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

    6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

  • Báo Thái Lan kêu gọi cởi mở về thị thực để thúc đẩy du lịch tại Đông Nam Á

  • Du lịch dịp Tết – Xu hướng của giới trẻ

  • Đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

  • “Điểm nhấn” từ sự phục hồi của du lịch nội địa

  • Nâng cao chất lượng về quản lý chất lượng trong lĩnh vực du lịch và khách sạn

  • Chức năng, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

  • Tổng cục Du lịch đổi thành Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

  • Du lịch tự túc lên ngôi dịp Tết Nguyên đán 2023

  • Tin trong tỉnh
  • Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

    Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

  • Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

    Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

  • Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

  • Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 1):  Linh hoạt để thích ứng

    Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 1):  Linh hoạt để thích ứng

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022
  • 2.

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng
  • 4.

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 5.

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi ...

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi trường hồ Lắk
  • 6.

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk  tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter