• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Tổng cục trưởng Du lịch: Kết nối chính sách giữa du lịch – nông nghiệp

    Thứ Hai, 02-04-2018 / 10:25:31 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    895 Lượt xem

    “Triển vọng phát triển du lịch nông nghiệp rất tốt, có thể tạo ra những sản phẩm du lịch nông nghiệp vừa thể hiện được những giá trị nổi bật, vừa thể hiện được giá trị khác biệt” – ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch nhận định khi trả lời  NTNN.

     Thưa ông, ông có thể chia sẻ về tầm quan trọng của du lịch nông nghiệp trong sự phát triển của du lịch Việt Nam?

    – Nông nghiệp và du lịch đã được xác định là hai trụ cột kinh tế của đất nước. Việt Nam khởi nguồn là một đất nước nông nghiệp, và chúng ta là một quốc gia gắn với nền văn minh lúa nước, đa số người dân sống ở nông thôn.

    Vậy nên, có thể nói rằng nông nghiệp, nông thôn là một trong những cộng đồng quan trọng nhất của đất nước. Chúng ta sở hữu những tài nguyên, dư địa, điều kiện để phát triển du lịch nông nghiệp trên 4 góc độ: Phong cảnh, môi trường; phương thức sống; phương thức canh tác; sản vật, sản vật nông nghiệp. Dựa trên 4 góc độ này, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm du lịch gắn với nông nghiệp, dựa trên nông nghiệp với những giá trị nổi bật, khác biệt.

     tong cuc truong du lich: ket noi chinh sach giua du lich - nong nghiep hinh anh 1

    Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Lê Hiếu

    Thực tế, đã có rất nhiều bài học, mô hình du lịch nông nghiệp thành công. Song tất cả mới ở giai đoạn khởi đầu, chủ yếu mang tính chất tự phát, chưa có hoạch định,  chưa có chính sách hỗ trợ phát triển, chưa đề cao vai trò của các bên liên quan.

    Chúng tôi mong muốn các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp, địa phương đóng góp ý kiến cho hội thảo. Từ đó, chúng tôi sẽ có những nghiên cứu, đề xuất ở góc độ lý luận và thực tiễn nhằm xác định những định hướng, mô hình và các phương thức để du lịch gắn với nông nghiệp phát triển  bền vững, mang lại hiệu quả và giá trị gia tăng.

    Những định hướng nào cho phát triển du lịch nông nghiệp thôn mà ông cho rằng khả thi hơn cả? 

    – Chúng tôi muốn xác định một số định hướng lớn: Thứ nhất, định hướng phát triển sản phẩm về du lịch nông nghiệp. Thứ hai, các cơ chế, chính sách, mô hình định hướng hỗ trợ cho sự phát triển của du lịch nông nghiệp. Thứ ba, vai trò của các bên có liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội ngành nghề, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư… làm sao để tối ưu hóa các nguồn lực này trong phát triển du lịch nông nghiệp.

    Chúng ta đang có những chính sách nào hỗ trợ du lịch nông nghiệp?

    – Những chính sách đang tồn tại riêng rẽ trên hai phạm vi du lịch và nông nghiệp, chưa có sự kết nối. Giờ là lúc chúng ta phải tạo ra sự kết nối để những chính sách này phát huy tối ưu các nguồn lực, kết nối chặt chẽ giữa nông nghiệp và du lịch.

    Trong tương lai, du lịch nông nghiệp sẽ chiếm tỷ trọng như thế nào trong cơ cấu của ngành du lịch Việt Nam?

    – Bây giờ chưa thể đánh giá chúng ta sẽ phát triển tới mức nào. Nhưng chúng tôi cho rằng với những nguồn lực, tài nguyên chúng ta sở hữu, triển vọng phát triển du lịch nông nghiệp rất tốt, vừa thể hiện được những giá trị nổi bật, vừa thể hiện được giá trị khác biệt.

    Chiều 30.3.2018, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch và Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt phối hợp tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển du lịch nông nghiệp từ góc độ sản phẩm và thị trường”.

    Nằm trong chuỗi sự kiện của Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam lần thứ 6 – VITM 2018, hội thảo nhằm thảo luận, đánh giá thực trạng phát triển du lịch nông nghiệp ở nước ta hiện nay, đồng thời bàn về giải pháp xử lý các khó khăn, vướng mắc trong việc khai thác hiệu quả mô hình du lịch nông nghiệp; tạo diễn đàn trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhà quản lý, nghiên cứu, doanh nghiệp du lịch và truyền thông để hoạt động du lịch nông nghiệp có sự phát triển đột phá, hiệu quả.

    Nguồn : Dân Việt
    Tin liên quan
  • Xu hướng trải nghiệm tour ảo nở rộ khiến các ‘tín đồ’ du lịch say mê

    Xu hướng trải nghiệm tour ảo nở rộ khiến các ‘tín đồ’ du lịch say mê

  • Làm gì để thu hút du khách Pháp đến Việt Nam

    Làm gì để thu hút du khách Pháp đến Việt Nam

  • Khi nào trở lại đỉnh cao 18 triệu khách quốc tế?

    Khi nào trở lại đỉnh cao 18 triệu khách quốc tế?

  • Lên kế hoạch phục hồi khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024

    Lên kế hoạch phục hồi khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024

  • Tin mới
  • Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo Luật Du lịch 2017

    Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo Luật Du lịch 2017

  • Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

    Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

  • Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  • Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

  • Xu hướng trải nghiệm tour ảo nở rộ khiến các ‘tín đồ’ du lịch say mê

  • Nepal thúc đẩy du lịch bền vững: Cách Việt Nam có thể học hỏi

  • Ngày Du lịch thế giới 2023 với thông điệp ‘đầu tư xanh’

  • Không gian văn hóa buôn làng trong đời sống đương đại

  • Nhu cầu đi du lịch tăng vọt tại Trung Quốc

  • Trải nghiệm du lịch thực tế ở Đông Nam Á, bạn đã thử chưa?

  • Tin trong tỉnh
  • Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo Luật Du lịch 2017

    Về việc triển khai hướng dẫn thủ tục cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch theo ...

  • Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

    Ngắm cảnh hồ Ea Uy và Thiền viện Trúc Lâm Từ Giác

  • Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

    Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

  • Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

    Phát động Chiến dịch “Làm cho thế giới sạch hơn” năm 2023

  • Không gian văn hóa buôn làng trong đời sống đương đại

    Không gian văn hóa buôn làng trong đời sống đương đại

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột
  • 2.

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa
  • 3.

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar
  • 4.

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp ...

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ diễn ra ngày 18/8/1023
  • 5.

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các ...

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các tour, điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk
  • 6.

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công ...

    Đắk Lắk tổ chức Hội nghị giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch đến các doanh nghiệp Khu công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter