• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống: Phát huy vai trò của cộng đồng nhìn từ Lễ hội Buôn Đôn năm 2016

    Thứ Hai, 28-03-2016 / 9:26:47 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    876 Lượt xem

    Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2016 được tổ chức giữa tháng 3 vừa qua đã diễn ra nhiều nghi lễ như: lễ cúng bến nước, lễ cúng thần linh, lễ cúng lúa mới, lễ cúng sức khỏe cho voi…

    Có thể dễ dàng nhận thấy, trong các nghi lễ thì người cúng và người tham gia các hoạt động như: diễn tấu cồng chiêng, múa xoang, chuẩn bị vật cúng cũng như thực hiện tất cả các nghi thức liên quan đều là thành viên của cộng đồng tự đứng ra tiến hành. Mọi việc cứ tuần tự, như được phân công công việc rõ ràng mà lại diễn ra tự nhiên không mang tính “biểu diễn”.

    Voi tham gia diễu hành tại Lễ hội Buôn Đôn năm 2016.
    Voi tham gia diễu hành tại Lễ hội Buôn Đôn năm 2016.

    Để làm được điều này đòi hỏi chủ thể văn hóa – cộng đồng các dân tộc phải tự nhận thức và nhiệt tình tham gia gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa của chính dân tộc mình; bên cạnh đó là sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đối với công tác này… Theo ông Vũ Minh Thoại, Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Buôn Đôn, Phó trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho biết: Lễ hội năm nay được chuẩn bị từ rất sớm, công tác xã hội hóa cho việc tổ chức Lễ hội đã được triển khai rất tốt. Đầu tiên phải kể đến là việc huy động nhân dân bởi thời gian tập luyện, nhân lực tham gia vào các hoạt động chủ yếu là người dân tiến hành; còn cán bộ, các nhà quản lý văn hóa, chính quyền chỉ giữ vai trò định hướng. Tiếp đó nguồn xã hội hóa thứ hai là từ các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học: Các đơn vị đã tự bỏ ra kinh phí để xây dựng nên các tổ, đội, thành lập các đoàn tham gia, đầu tư kinh phí để luyện tập, sắm trang phục, dựng trại và các vấn đề liên quan. Thứ ba là huy động nguồn kinh phí tài trợ của các đơn vị sản xuất, doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh trên địa bàn huyện để phục vụ cho các hoạt động, hỗ trợ cho ban tổ chức. Số còn lại mới là nguồn kinh phí ngân sách và số này không lớn lắm – khoảng một vài trăm triệu đồng.

    Lễ cúng bến nước tại Lễ hội Văn hóa truyền thống  các  dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2016.
    Lễ cúng bến nước tại Lễ hội Văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2016.

    Còn theo nhận định của Tiến sĩ Buôn Krông Tuyết Nhung (Trường Đại học Tây Nguyên) – người luôn theo sát các hoạt động văn hóa trong những ngày diễn ra Lễ hội: “Chủ thể văn hóa chính là cộng đồng – người đã sáng tạo ra văn hóa dân gian, chính vì thế họ có vai trò quyết định đến quá trình tồn tại phát triển cũng như lưu hành, truyền bá văn hóa dân gian. Các lễ cúng tại Lễ hội đã cho thấy những biểu hiện ứng xử của con người với con người, của con người đối với con vật quý hiếm, đối với tài nguyên thiên nhiên. Toàn bộ tất cả các quy trình của lễ hội đều do cộng đồng tiến hành và nếu chúng ta hỗ trợ, biết tận dụng giá trị văn hóa của các lễ hội ở Tây Nguyên nói chung, lễ hội ở Buôn Đôn nói riêng, thì chính là một cách thức thu hút sự tham gia của chủ thể văn hóa hay còn gọi là cộng đồng văn hóa và đây là một “kênh” rất quan trọng để duy trì, gìn giữ bản sắc văn hóa tộc người ở Tây Nguyên nói chung, ở Buôn Đôn nói riêng…”.

    Lễ cúng sức khỏe cho voi trước khi vào hội tại Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2016
    Lễ cúng sức khỏe cho voi trước khi vào hội tại Lễ hội văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Buôn Đôn năm 2016

    Thực tế cho thấy, quá trình gìn giữ, bảo tồn, phát huy cũng như tạo một không gian sinh động của các giá trị văn hóa gồm rất nhiều vấn đề trong mối quan hệ đa chiều. Đó là việc giải quyết mối quan hệ truyền thống và hiện đại, giữa bảo tồn và phát triển, giữa cái cũ và cái mới trong dòng chảy đương đại… Trong đó, vấn đề quan trọng nhất vẫn là ý thức bảo tồn của chính chủ thể văn hóa, cùng sự quan tâm của các cấp, ngành quản lý. Với xu hướng giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa bản địa song hành với việc phát triển du lịch để tạo thế mạnh thúc đẩy kinh tế, xã hội địa phương phát triển, trong khi giữa văn hóa và du lịch, văn hóa và kinh doanh vừa có sự thúc đẩy, vừa có tính loại trừ lẫn nhau. Vấn đề đặt ra là: Làm thế nào để các yếu tố ấy hỗ trợ nhau, để từ đó tạo được sự hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần bảo tồn và duy trì sự bền vững, giảm thiểu sự “biến dạng”, “pha loãng” của những giá trị văn hóa truyền thống trong cuộc sống đương đại… Đó chính là nhiệm vụ lớn đối với các ngành chức năng và cộng đồng các dân tộc – chủ thể của văn hóa

    Lan Anh

    ,
    Nguồn : Nguồn: Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Chương trình chi tiết Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình chi tiết Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • Bảo tàng Thế giới Càphê – nơi hội tụ tinh hoa văn hóa

    Bảo tàng Thế giới Càphê – nơi hội tụ tinh hoa văn hóa

  • Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ diễn ra trong tháng 3

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ diễn ra trong tháng 3

  • Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm hợp tác đa chiều

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm hợp tác đa chiều

  • Tin mới
  • Chương trình chi tiết Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình chi tiết Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • ADB dự báo thời điểm du lịch ở châu Á – Thái Bình Dương phục hồi

    ADB dự báo thời điểm du lịch ở châu Á – Thái Bình Dương phục hồi

  • Indonesia đón gần 5,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế năm 2022

  • Du lịch Việt làm gì để đón 8 triệu khách quốc tế?

  • Du khách Trung Quốc đã chi tiêu nhiều hơn, ở lại lâu hơn so với hầu hết khách châu Á

  • Du lịch Việt Nam hứa hẹn nhiều bứt phá trong năm 2023

  • Bảo tàng Thế giới Càphê – nơi hội tụ tinh hoa văn hóa

  • Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ diễn ra trong tháng 3

  • Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm hợp tác đa chiều

  • 7 tác phẩm đạt giải Cuộc thi video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột

  • Tin trong tỉnh
  • Chương trình chi tiết Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình chi tiết Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • Bảo tàng Thế giới Càphê – nơi hội tụ tinh hoa văn hóa

    Bảo tàng Thế giới Càphê – nơi hội tụ tinh hoa văn hóa

  • Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ diễn ra trong tháng 3

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ diễn ra trong tháng 3

  • Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm hợp tác đa chiều

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm hợp tác đa chiều

  • 7 tác phẩm đạt giải Cuộc thi video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột

    7 tác phẩm đạt giải Cuộc thi video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022
  • 2.

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng
  • 4.

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 5.

    Triển khai nhiều giải pháp truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    Triển khai nhiều giải pháp truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 6.

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk  tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter