• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Bảo tồn, phát triển văn hóa Tây Nguyên: Phát huy hơn nữa vai trò của các nhà khoa học

    Thứ Hai, 16-01-2017 / 8:32:59 Sáng
    Đăng bởi : Văn Hải
    881 Lượt xem

    Tây Nguyên là vùng đất cư trú lâu đời của nhiều dân tộc bản địa như Êđê, M'nông, J’rai, Ba Na, Xê Đăng, Jẻ Triêng, Mạ, Kơ Ho, Brâu… Với sức hấp dẫn của mình, Tây Nguyên còn là nơi hội tụ, gặp gỡ của nhiều nhà nghiên cứu về khoa học xã hội nhân văn đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.

    Các nhà nghiên cứu “lăn lộn” ở các buôn làng, thực hiện “3 cùng” với đồng bào, học tiếng nói để sưu tầm, nghiên cứu, khám phá kho tàng văn hóa tộc người. Có người tìm hiểu văn học dân gian như truyện cổ, sử thi, lời nói vần, ca dao, tục ngữ, câu đố; có người đi sâu nghiên cứu về lễ hội, phong tục tập quán, tri thức bản địa; có người chuyên nghiên cứu về diễn xướng dân gian như âm nhạc cồng chiêng, múa, các loại nhạc cụ… Việc nghiên cứu, sưu tầm văn hóa Tây Nguyên đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hàng chục đề tài khoa học, công trình nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh về mảnh đất, con người Tây Nguyên đã được xuất bản, công bố, làm cơ sở khoa học cho việc thực hiện chính sách về bảo tồn và phát huy di sản văn hóa nói của các dân tộc nói riêng, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội Tây Nguyên nói chung. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên lĩnh vực văn hóa truyền thống đã góp phần quan trọng trong việc lập hồ sơ công nhận di sản văn hóa của nhân loại cho Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho Sử thi Tây Nguyên và một số loại hình di sản khác.

    Biểu diễn cồng chiêng tại một Hội thảo khoa học về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.
    Biểu diễn cồng chiêng tại một Hội thảo khoa học về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

    Nhiều năm qua, vì những lý do khác nhau, nhiều nhà nghiên cứu đã chuyển công tác về miền xuôi hoặc thuyên chuyển đến các cơ quan Trung ương tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh. Dù không còn sống ở Tây Nguyên nữa nhưng với nhiều người trong số họ, vùng đất đỏ bazan vẫn nặng nghĩa tình, là “quê hương thứ hai”, nơi gắn với cuộc đời và bước trưởng thành trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học của mình. Với những kinh nghiệm, vốn sống, hiểu biết về địa bàn, dân tộc cùng với khát khao sáng tạo, nghiên cứu, khám phá, họ đã cho ra đời nhiều công trình, tác phẩm có giá trị khoa học. Nguồn tư liệu mà họ tích lũy được thường có độ tin cậy cao vì phần lớn là tư liệu gốc, tư liệu điền dã do chính các nghệ nhân, lão làng, trí thức người dân tộc thiểu số trực tiếp cung cấp.

    Hơn nữa, càng lui thời gian về càng xa thì những vốn liếng họ có được càng có độ đậm, nguyên chất hơn vì chưa có sự xáo trộn, biến đổi, nhạt dần bản sắc Tây Nguyên. Chẳng hạn như nghiên cứu về lễ hội truyền thống, điêu khắc gỗ, trang phục, trang sức, tập quán sinh hoạt, cư trú… của cư dân bản địa Tây Nguyên. Với sự giúp đỡ của các nghệ nhân am hiểu nghệ thuật, phong tục tập quán của dân tộc và các trí thức tại các buôn làng, các nhà nghiên cứu có trong tay bản dịch song ngữ Việt – Êđê, Việt- M’nông. Nhiều nguồn tư liệu, hình ảnh, bản vẽ, tư liệu ghi chép điền dã hết sức có giá trị về các tộc người đã được sưu tầm, phân loại, xử lý, được sử dụng, công bố dưới nhiều hình thức. Tây Nguyên là mảnh đất màu mỡ giúp nhiều người thành công trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật. Nhiều người đã được các giải thưởng cao do các hội chuyên ngành dành cho các công trình nghiên cứu, sưu tầm mà tiêu biểu nhất là giải thưởng của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam.

    Những người có duyên nợ với Tây Nguyên còn có lực lượng đáng kể là các nhà nghiên cứu đang công tác ở các Viện thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, các Viện, Trường thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, các hội viên đang sinh hoạt tại các hội chuyên ngành như Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, Hội Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Văn học Nghệ thuật các tỉnh, thành phố. Nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Viện và cấp ngành về Tây Nguyên đã được thực hiện. Nhiều người đã chọn các đề tài mới về Tây Nguyên để làm luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, cử nhân.

    Tuy nhiên, trước yêu cầu thực tiễn của công cuộc đổi mới, Tây Nguyên vẫn là mảnh đất còn nhiều bí ẩn chưa được khám phá, nhất là trên lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Do đó, việc liên kết, hợp tác với những người từng nhiều năm công tác, gắn bó, am hiểu và có nhiều công trình, thành tựu trong nghiên cứu, sưu tầm về Tây Nguyên là điều hết sức cần thiết. Thiết nghĩ, các địa phương cần nắm danh sách, thường xuyên liên hệ với các nhà khoa học từng nghiên cứu về Tây Nguyên đang sinh sống, làm việc tại các tỉnh, thành, địa phương trong cả nước, xem đây là nguồn nhân lực, đối tác bên ngoài có thể hợp tác với các Viện nghiên cứu của vùng trong thực hiện nhiệm vụ khoa học. Có thể đề nghị các nhà khoa học gửi tặng các công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố, làm phong phú cho nguồn và vốn tư liệu của Thư viện thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên.  Định kỳ tổ chức các tọa đàm, hội thảo khoa học, nói chuyện chuyên đề nhằm thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học có tham luận, bài báo khoa học đề cập đến những vấn đề mình tâm huyết, theo đuổi; kêu gọi họ có sáng kiến đề xuất những đề tài khoa học cấp thiết, gắn với lý luận và thực tiễn về vùng đất, con người Tây Nguyên.

    Tấn Vịnh

    Nguồn : [Sưu tầm]Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

    Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

  • Tập trung chuẩn bị chu đáo cho các chương trình, hoạt động tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

    Tập trung chuẩn bị chu đáo cho các chương trình, hoạt động tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

  • Mê mẩn với vẻ đẹp rừng Yok Đôn mùa lá đổ

    Mê mẩn với vẻ đẹp rừng Yok Đôn mùa lá đổ

  • Phát triển du lịch: Đầu tư cho sản phẩm quà lưu niệm

    Phát triển du lịch: Đầu tư cho sản phẩm quà lưu niệm

  • Tin mới
  • Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

    Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

  • Ngành du lịch thu về 46.000 tỉ đồng trong tháng 1-2023 

    Ngành du lịch thu về 46.000 tỉ đồng trong tháng 1-2023 

  • Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tháng 1/2023 tăng vượt trội

  • Du lịch Lào kỳ vọng tăng trưởng mạnh trong năm 2023

  • Xu hướng du lịch ở Việt Nam 2023

  • Tập trung chuẩn bị chu đáo cho các chương trình, hoạt động tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

  • Mê mẩn với vẻ đẹp rừng Yok Đôn mùa lá đổ

  • Phát triển du lịch: Đầu tư cho sản phẩm quà lưu niệm

  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với nhiều hoạt động văn hóa đặc biệt

  • Việt Nam lọt top điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á năm 2023

  • Tin trong tỉnh
  • Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

    Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

  • Tập trung chuẩn bị chu đáo cho các chương trình, hoạt động tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

    Tập trung chuẩn bị chu đáo cho các chương trình, hoạt động tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8

  • Mê mẩn với vẻ đẹp rừng Yok Đôn mùa lá đổ

    Mê mẩn với vẻ đẹp rừng Yok Đôn mùa lá đổ

  • Phát triển du lịch: Đầu tư cho sản phẩm quà lưu niệm

    Phát triển du lịch: Đầu tư cho sản phẩm quà lưu niệm

  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với nhiều hoạt động văn hóa đặc biệt

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 với nhiều hoạt động văn hóa đặc biệt

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022
  • 2.

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng
  • 4.

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 5.

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi ...

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi trường hồ Lắk
  • 6.

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk  tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter