• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Video
    • Dự án mời gọi đầu tư
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Cần bảo tồn nhà sàn của người đồng bào ở Tây Nguyên

    Thứ Ba, 25-06-2019 / 9:33:07 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    858 Lượt xem

    Trong đời sống của đồng bào ở Tây Nguyên, ngôi nhà sàn là nơi che chở cho các gia đình và lan tỏa văn hóa của cộng đồng. Bởi vậy, việc bảo tồn, phục dựng những ngôi nhà sàn để góp phần bảo tồn kiến trúc văn hóa truyền thống của Tây Nguyên.

    Nếp nhà, trang phục, lễ hội là những yếu tố văn hóa truyền thống tộc người nhưng đáng tiếc là chúng đang dần bị mai một. Việc bảo tồn kiến trúc cổ, nhất là nhà ở của các dân tộc Tây Nguyên chưa được quan tâm đúng mức. Trong khi đó, việc phục dựng tại chỗ theo mô hình kiến trúc nhà ở truyền thống các dân tộc thì không được triển khai. Người dân tự xây cất nhà của mình theo hướng “Kinh hóa”, “bê tông hóa”, “ngói hóa” và không theo kiểu quy hoạch, định hướng nào, dẫn đến nhiều buôn làng hiện nay không còn ngôi nhà cổ nào, nhất là ở những nơi tái định cư, khu kinh tế phát triển…
    4-3.jpg

    Các thợ đang phục dựng lại những ngôi nhà sàn

    Nói đến người Êđê người ta phải nói đến nhà dài. Đây là công trình sáng tạo văn hóa vật chất ấn tượng nhất của đồng bào. Trong xã hội Êđê cổ truyền, nhà dài là nơi cư trú của đại gia đình mẫu hệ. Khung nhà được làm bằng gỗ, sàn làm bằng ván gỗ hoặc tre nứa, vách bao quanh bằng tre nứa đập dập đan kết lại hoặc thưng bằng ván. Kích thước nhà dài phổ biến là xà ngang dài từ 3,2 – 3,4m, cột cao khoảng 3,6 – 4m, lòng nhà rộng từ 4,5 – 5,3m. Cửa ra vào và cầu thang lên xuống thường được làm bằng gỗ tốt, cầu thang thường có 7 bậc.

    Những mô típ quen thuộc biểu hiện chế độ mẫu hệ và sự phồn thực được phô bày như bầu vú mẹ, nồi đồng tượng trưng cho sức sống, uy quyền của mẫu hệ; những hình ảnh biểu thị sự giàu có như sừng trâu, chiêng, ché, voi… Và để bảo tồn những nét đẹp văn hóa của ngôi nhà dài người Êđê, thì cần có bàn tay của những người thợ tâm huyết với nghề phục dựng nhà sàn.

    7-3.jpg
    Ông Khăm phết lào giới thiệu căn nhà đang làm

    Đối với người Êđê, ngôi nhà dài theo nguyên gốc thì về kiến trúc, chất liệu, quy mô ngôi nhà dài đến vài chục mét và đặc biệt, trong nhà trưng bày nhiều hiện vật dân tộc học như ghế Kpan, cây nêu, ché rượu cần, không gian sinh hoạt cộng đồng. Và hiện nay, ở nhiều buôn làng họ vẫn cố gắng phục dựng lại những nét văn hóa cổ truyền của người dân tộc Êđê. Nếu không giữ gìn những nét đẹp văn hóa lâu đời của người Êđê thì với xu hướng thay đổi trong tập quán cư trú, sản xuất như hiện nay, những giá trị kiến trúc truyền thống bị mai một là điều không tránh khỏi.

    Ông Khăm Phết Lào, người dân buôn Kô Tam, xã Êa Tu, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: Bảo tồn những nét đẹp văn hóa luôn được ông quan tâm, nhất là những ngôi nhà dài – nét đẹp văn hóa người của buôn làng Tây Nguyên. Trong ngôi nhà dài thường có chiếc ghế K’pan là chiếc ghế dài. Nó được để về bên phía mặt trời lặn vì theo quan niệm của người Tây Nguyên, ghế K’pan thường để dùng trong các dịp lễ, đám để mọi người ngồi đánh và thường để về phía mặt trời lặn…

    Còn chiếc xưn K’pan là ghế ngắn thì được đặt về phía mặt trời mọc có ý nghĩa thường để gia chủ nằm hoặc ngồi đón nhận những điều tốt đẹp từ phía mặt trời hy vọng cuộc sống có những tương lai rực rỡ đẹp như lúc buổi sáng… Chọn gỗ để làm ghế K’pan không đơn giản. Muốn lấy gỗ làm thì phải lên rừng chọn làm lễ cúng thần Rừng sau đó lấy rìu bập vào cây, hai ba ngày sau lên nếu thấy rìu còn dính trên cây thì mới được làm. Nếu rìu rơi xuống đất có nghĩa là thần chưa cho làm thì không được lấy gỗ về.

    Vì vậy mà ghế K’pan và xưn K’pan rất thiêng… Từ xa xưa đến sau này, nhà sàn của người Tây Nguyên thường được làm bằng tranh tre nứa, lá, gỗ ván rất ấm cúng. Gỗ ngày xưa rất nhiều. Khi người ta đi ủi đường chỉ cần đi theo lượm gỗ là đủ làm.

    11.jpg
    12.jpg
    Nhà sàn ở Tây Nguyên

    Theo bà H’Lưu Niê, người dân ở buôn Kô Thông, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, bà đang tu sửa lại căn nhà sàn của mình mới hơn, chắc chắn hơn. Bởi bà muốn lưu giữ lại cho con cháu đời sau một ngôi nhà sàn để giữ được nét đẹp bản sắc văn hóa của người đồng bào mình.

    “Bây giờ làm lại nhà sàn rất khó khăn vì khó tìm gỗ để thay thế. Mí phải chọn những cây gỗ cũ ở trong nhà sàn cũ còn tốt để dựng lại. Mong rằng nhà sẽ đẹp hơn vì đây là những thợ chuyên làm, lành nghề hơn. Bên UBND phường và khách du lịch cũng khuyên nên giữ lại cái nhà truyền thống này của dân tộc. Ở buôn K’Thông thì việc giữ lại những căn nhà sàn truyền thống là được đồng bào, chính quyền địa phương, khách du lịch đặc biệt quan tâm”, bà H’Lưu Niê nói.

    Việc phục dựng nhà sàn của người Êđê để gìn giữ, bảo tồn một số loại hình kiến trúc cổ truyền là một đòi hỏi cấp thiết, cần có sự quan tâm của các cấp, ngành và của các nhà chuyên môn.

    Thiết nghĩ, trong thời gian tới, các bảo tàng địa phương cần chú ý đến việc phục dựng những ngôi nhà dài ở các buôn làng Tây Nguyên để giới thiệu nét kiến trúc độc đáo của các dân tộc, các khu du lịch cần đầu tư xây dựng thêm những ngôi nhà sàn trong quần thể kiến trúc dân tộc.

    Đặc biệt, cần khảo sát, quy hoạch, định hướng giúp dân tái dựng, phục hồi những ngôi nhà xưa bên cạnh những ngôi nhà hiện đại với vật liệu mới. Điều này vừa giúp cải thiện điều kiện sinh sống của người dân, cải tạo cảnh quan, môi trường, làm cho buôn làng ngày càng đẹp hơn vừa phát huy, tận dụng các sản phẩm du lịch độc đáo của Tây Nguyên.

    Quốc Hùng – Quốc Dũng
    Nguồn : Kinh tế Nông thôn
    Tin liên quan
  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

    Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

    Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

  • Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

    Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

  • Dư vị… cà phê miễn phí

    Dư vị… cà phê miễn phí

  • Tin mới
  • Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề

    Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề

  • Cần những cán bộ sân bay ‘biết mỉm cười’ đón khách du lịch

    Cần những cán bộ sân bay ‘biết mỉm cười’ đón khách du lịch

  • Hiến kế hút khách quốc tế

  • Ngành du lịch Thái Lan đang nhanh chóng hồi sinh sau đại dịch

  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Vì sao khách Việt du lịch Nhật Bản đông kỷ lục, đi cả chục lần không chán?

  • Tạp chí nước ngoài giới thiệu 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

  • Vietnam expects to enter top 30 countries in terms of tourism competitiveness: PM

  • Khách nước ngoài lựa chọn 4 món từ sợi tuyệt nhất trong ẩm thực Việt

  • Tin trong tỉnh
  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

    Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

    Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

  • Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

    Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

  • Dư vị… cà phê miễn phí

    Dư vị… cà phê miễn phí

  • Mô hình du lịch thân thiện tại Vườn quốc gia Yok Đôn tiếp nhận 2 cá thể voi nhà

    Mô hình du lịch thân thiện tại Vườn quốc gia Yok Đôn tiếp nhận 2 cá thể voi nhà

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 2.

    Chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023
  • 4.

    Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023

    Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
  • 5.

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU – ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK MỚI NHẤT CẬP NHẬT ...

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU – ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK MỚI NHẤT CẬP NHẬT THÁNG 11/2022
  • 6.

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter