• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Di tích không chỉ để tôn vinh (Kỳ II)

    Thứ Tư, 21-12-2016 / 9:21:34 Sáng
    Đăng bởi : admin1
    805 Lượt xem

    Kỳ 2:  Tôn vinh di tích phải gắn với đầu tư, tôn tạo

    Hệ thống di tích được công nhận và xếp hạng trên địa bàn Đắk Lắk được xem là vốn tài sản vô cùng quý báu, giúp cộng đồng sở hữu nó có điều kiện, cơ hội để phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa. Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư chưa nhiều và chưa nhận được sự quan tâm đúng mức nên hệ thống di tích ở đây chưa thật sự phát huy giá trị.  

    Có thể nói con đường vinh danh cho một di tích, bất kỳ là cấp nào đều rất nhọc nhằn, tốn kém về thời gian, công sức và tiền của. Tuy nhiên, địa phương nào cũng nỗ lực để thực hiện điều đó. Bởi một số người có quan điểm rằng, di tích được xếp hạng đồng nghĩa với việc nó sẽ được Nhà nước tập trung ưu tiên đầu tư nhiều hơn so với bình thường. Nguồn lực đầu tư ấy được xem là “cú hích” giúp các địa phương sở hữu di tích có thêm điều kiện, cơ hội để phát triển.

    Theo Ban Quản lý di tích tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh có 23/57 di tích lịch sử-văn hóa và danh thắng đã được xếp hạng (cấp quốc gia và cấp tỉnh), số còn lại ngành Văn hóa cũng đã có khảo sát, đánh giá bước đầu để đưa vào danh mục khoanh vùng quản lý và bảo vệ. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm ở đây là việc công nhận di tích chưa đi đôi với công tác đầu tư, tôn tạo đúng mức để khai thác, phát huy giá trị của mỗi di tích hiện hữu.

    Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột đón du khách tham quan.
    Di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột đón du khách tham quan.

    Đặc biệt, trong số 17 di tích được Bộ VH-TT-DL công nhận cấp quốc gia mới chỉ có vài công trình được đầu tư, tôn tạo với kinh phí hết sức khiêm tốn. Theo bà H’Nga Byă – Phòng Khai thác, Phát huy di tích (Ban Quản lý di tích Đắk Lắk), ở ngay địa bàn TP. Buôn Ma Thuột này, số di tích được đầu tư, tôn tạo và đưa vào khai thác, phục vụ du lịch vẫn còn rất hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Có thể kể đến là di tích Biệt điện Bảo Đại (số 4 Nguyễn Du), đến nay vẫn chưa thật sự hấp dẫn du khách do thiếu kinh phí sưu tầm, mua sắm hiện vật phục vụ khách tham quan. Ông Trần Hùng – Trưởng Ban Quản lý di tích tỉnh cho hay, kể từ năm 2011 – khi số hiện vật trưng bày ở đây (chủ yếu là chuyên ngành dân tộc học) phải chuyển sang Bảo tàng Đắk Lắk để phục vụ người xem thì “trong ruột” di tích cấp quốc gia trên trở nên trống trải. Đến năm 2013, tỉnh mới cấp ngân sách hơn 400 triệu đồng để sắm sửa lại. Mà cũng chẳng nhiều nhặn gì – từ đó đến nay, những hiện vật liên quan đến ông vua cuối cùng của Triều Nguyễn mà đơn vị quản lý di tích này tìm kiếm, phục dựng được chỉ có bộ bàn ghế tiếp khách của Bảo Đại (đã sử dụng từ năm 1949-1954), một số giường tủ và ít vật dụng sinh hoạt đơn giản. Còn lại mọi hình ảnh và tư liệu liên quan đến cuộc sống của vị cựu Hoàng gắn liền với giai đoạn lịch sử trên vùng đất “Hoàng triều cương thổ” đầy biến động của dân tộc ta thời Pháp thuộc đều không có, hoặc rất sơ sài. Bởi vậy lượng khách tham quan đến đây trung bình mỗi tháng chỉ ở mức 600 lượt người, một con số quá nhỏ so với di tích tầm cỡ như Biệt điện Bảo Đại – ông Hùng chia sẻ thêm.

    Hoặc như Đình Lạc Giao (phường Thống Nhất, TP. Buôn Ma Thuột), gần 10 năm trước, từ nguồn vốn ngân sách tỉnh cùng với sự đóng góp của cộng đồng đã đầu tư hơn 1,1 tỷ đồng để trùng tu, tôn tạo lại cho tươm tất hơn, đáp ứng nhu cầu thờ cúng, tế lễ quanh năm. Còn lại cơ sở hạ tầng và các dịch vụ khác nhằm tiếp đón, phục vụ khách tham quan vẫn chưa được đầu tư đồng bộ. Tương tự, di tích Nhà đày Buôn Ma Thuột cũng thế, những hiện vật lịch sử có được ở đây vẫn còn rất ít ỏi, hiện chỉ có một vài văn bản sự vụ, tư liệu và hình ảnh được sưu tầm hoặc mua lại từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Vì vậy, việc thuyết minh, giới thiệu với du khách đến tham quan và tìm hiểu về phong trào đấu tranh cách mạng của những cựu tù chính trị ở Nhà đày Buôn Ma Thuột trước giai đoạn tiền khởi nghĩa 1945 còn đơn điệu và nghèo nàn, khó tạo ấn tượng.

     Xa hơn là di tích lịch sử Đồn điền CADA (xã Ea Yiêng, huyện Krông Pắc). Di tích này được công nhận từ trước năm 1999 và đến năm 2013, miếu thờ những công nhân làm cà phê cho các điền chủ người Pháp trước năm 1945 đã bỏ xác tại đây mới được trùng tu. Với kinh phí vài trăm triệu đồng thì ngành Văn hóa chỉ làm được như thế, còn các hạng mục và nhiều yếu tố khác cấu thành di tích lịch sử Đồn điền CADA đúng nghĩa, gợi lại một giai đoạn lịch sử đấu tranh cách mạng thì không có kinh phí để thực hiện. Vì vậy du khách đến đây muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn thì chưa thể đáp ứng được.                 

    Rõ ràng việc đầu tư, tôn tạo các di tích lịch sử – văn hóa và danh thắng sau khi đã được công nhận, xếp hạng là vấn đề cấp thiết đặt ra. Biết rằng, các cấp chính quyền cùng các sở, ngành liên quan trong thời gian qua đã nỗ lực tôn vinh một loạt di tích trên địa bàn là để tăng cường công tác bảo vệ (bảo tồn) vốn tài sản ấy trước những áp lực của đời sống diễn ra. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, phải có cơ chế ưu tiên đầu tư, tôn tạo theo thứ tự, quy mô và tính chất của từng di tích kèm theo, tránh chạy theo xu thế “di tích hóa”.

    (Còn nữa)

     Đình Đối

    Nguồn : [Sưu tầm]baodaklak
    Tin liên quan
  • Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

    Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

  • Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

    Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

  • Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

  • Tin mới
  • Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

    Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

  • 6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

    6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

  • Báo Thái Lan kêu gọi cởi mở về thị thực để thúc đẩy du lịch tại Đông Nam Á

  • Du lịch dịp Tết – Xu hướng của giới trẻ

  • Đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

  • “Điểm nhấn” từ sự phục hồi của du lịch nội địa

  • Nâng cao chất lượng về quản lý chất lượng trong lĩnh vực du lịch và khách sạn

  • Chức năng, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

  • Tổng cục Du lịch đổi thành Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

  • Du lịch tự túc lên ngôi dịp Tết Nguyên đán 2023

  • Tin trong tỉnh
  • Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

    Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

  • Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

    Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

  • Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

  • Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 1):  Linh hoạt để thích ứng

    Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 1):  Linh hoạt để thích ứng

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022
  • 2.

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng
  • 4.

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 5.

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi ...

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi trường hồ Lắk
  • 6.

    Triển khai nhiều giải pháp truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    Triển khai nhiều giải pháp truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter