• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Đôi nét về sự thay đổi trong hôn nhân của người Tây Nguyên hiện nay

    Thứ Ba, 26-06-2018 / 9:48:25 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    1222 Lượt xem

    Trong hôn nhân, người Việt nói chung, người Tây Nguyên, hoặc các tộc người theo mẫu hệ nói riêng đều có những tập quán cụ thể của truyền thống văn hóa. Đó cũng chính là một trong những sắc màu đa dạng của văn hóa Việt Nam.

    Từ sau năm 1975, với sự giao thoa văn hóa vùng miền đa dạng ở Tây Nguyên và Đắk Lắk, đồng thời với những cuộc hôn nhân không thuần chất đồng tộc, đã có rất nhiều biến đổi trong quy trình đi tới kết hôn của thanh niên, nhất là với người dân tộc phía Bắc hay người miền xuôi. Tuy nhiên, hôn nhân ở những cặp đôi thuần Êđê, Mnông hoặc các tộc người tại chỗ khác, trình tự các lễ nghi vẫn giữ theo tập quán, gần như không thay đổi. Nghĩa là vẫn nhất thiết phải có đủ 4 bước: lễ hỏi, lễ thỏa thuận, lễ cưới (đón rể) và lại mặt. Cũng đôi khi hai bên đồng thuận kết hợp lễ thỏa thuận với lễ đón rể. Những tộc người phụ hệ như Banar, Xê đăng, K’ho…, việc kết hôn cũng diễn ra theo các bước trên, chỉ khác là nhà trai chủ động. Biến đổi xuất hiện rõ rệt nhất trong nội dung của các lễ, nhất là hình thức của các lễ cưới (bước thứ ba).

    Sự thay đổi ở từng bước cụ thể như sau :

    Trong lễ hỏi: Sau khi đôi nam nữ thanh niên đã tìm hiểu, có nhu cầu tiến tới hôn nhân và trình bày với cha mẹ, lễ hỏi (hầu hết của các tộc người mẫu hệ) sẽ vẫn do nhà gái chủ động chọn ngày, thông báo với nhà trai. Lễ vật truyền thống nhất thiết phải có chiếc vòng đồng, nếu nhà trai ưng thuận sẽ nhận chiếc vòng của nhà gái, ché rượu và con gà sống (rượu và con gà sẽ được nhà trai dùng đãi cơm nhà gái ngay trong ngày hôm đi hỏi ấy).

    Ngày nay, lễ hỏi chồng không cần có vòng đồng (có khi thay vòng bằng một khoản tiền nhỏ tương ứng giá trị), rượu cần cũng được sử dụng rất ít. Thông thường nhà gái sẽ mang theo bánh kẹo, rượu trắng hoặc rượu chai, thuốc lá đến nhà trai. Có gia đình còn mang theo xôi nếp. Đây là lần đầu tiên hai bên gia đình gặp gỡ, làm quen. Thăm hỏi gia cảnh hai bên và trao đổi thống nhất việc chọn ngày làm ngày lễ thỏa thuận.

    Đám cưới  của cặp đôi người Êđê  tại buôn  Ea Sút,  thị trấn  Ea Pốk  (huyện  Cư M’gar).
    Đám cưới của cặp đôi người Êđê tại buôn Ea Sút, thị trấn Ea Pốk (huyện Cư M’gar).

    Lễ thỏa thuận: Thông thường đây là lễ hai bên gia đình sẽ bàn việc “thách cưới” và ngày cưới. Trong cuộc gặp gỡ này, hai bên thỏa thuận số của cải, tiền bạc nhà gái phải nộp; theo tập tục, ngoài 8 chiếc vòng đồng, phải có chăn và trang phục thổ cẩm, trâu “đền” cho mẹ, bò “đền” cho cha, heo “đền” cho các chị… Đối với người K’ho ở Lâm Đồng, mỗi phụ nữ trong gia đình nhà trai còn phải nhận được một tấm khăn choàng thổ cẩm. Hầu như tộc người nào cũng quy định trong lễ vật phải có những tấm chăn hoặc áo tự dệt theo truyền thống.

    Ngày nay, lễ vật thường là mền bông, rượu, thuốc lá và tiền (số tiền này cao hay thấp tùy thuộc vào giá trị của chàng trai. Nếu chàng trai khỏe mạnh, điển trai, hay nếu đã có công ăn việc làm ổn định, thậm chí có chức vụ nào đó thì số tiền sẽ rất cao hoặc sẽ thấp xuống tùy thuộc vào thiện chí của nhà trai đối với cô gái).

    Thông thường theo truyền thống, sau khi hai bên đã nhất trí được số lượng “của hồi môn” và ngày đón rể, nhà gái ra về chuẩn bị lễ vật theo yêu cầu, đến ngày rước rể sẽ mang tới. Nhưng hiện nay nhà gái có thể nộp ngay toàn bộ số của cải này, nếu đã có sự chuẩn bị; hay cũng có thể chỉ 1/3 hay 1/2, nhà trai sẽ cho phép rước rể ngay. Số vật chất nhà gái mang tới còn thiếu sẽ được trả sau một thời gian nào đó, lâu hay chóng tùy theo nguồn kinh tế và sự hứa hẹn của nhà gái. Lời hứa này rất thiêng liêng, ít khi bị bội ước. Theo tập tục, trong khi thực hiện đưa và đón rể, hai bên gia đình còn phải chuẩn bị một số vòng đồng, hoặc quy ra tiền lẻ, trả khoản “mua đường” nếu bị các nhóm trẻ nghịch ngợm chăng dây chặn lại.

    Lễ cưới: Hiện nay mọi việc trong lễ cưới đã hoàn toàn thay đổi, gần như không còn chút gì của truyền thống. Nhà gái báo cho nhà trai ngày cưới, gửi thiệp mời. Đúng ngày đã định, nhà gái sẽ dựng rạp, thuê người nấu ăn. Trước giờ hôn lễ được công khai, gia đình, dòng họ nhà gái sẽ có một lễ nhỏ đón nhận chàng rể mới (như lễ gia tiên của người Kinh). Ở tộc người M’nông và Xê đăng còn có lễ trùm chăn lên cô dâu, chú rể để cầu phúc. Lúc này mọi người sẽ tùy theo hoàn cảnh kinh tế mà tặng quà cho cô dâu, chú rể (ngày nay đa số là bằng tiền và vàng). Tiếp đến, đôi vợ chồng trẻ sẽ lần lượt mời ông bà, cha mẹ, người trong dòng họ cầm cần rượu, hoặc uống ly rượu.

    Nghi thức kết đôi trong đám cưới của cặp đôi người Êđê - Kinh tại phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột).
    Nghi thức kết đôi trong đám cưới của cặp đôi người Êđê – Kinh tại phường Tự An (TP. Buôn Ma Thuột).

    Bữa đãi tiệc tiếp theo không còn nữa những món ăn truyền thống như vêch, canh măng, lá bép hay đọt mây xào… lẫn hàng chục ché rượu cần. Người nhà sẽ căn cứ theo thực đơn nhà hàng đưa ra để lựa chọn món ăn. Sẽ có người dẫn chương trình và ban nhạc hát xập xình (nhiều ban nhạc toàn người dân tộc thiểu số đã được thành lập để phục vụ chính cộng đồng của mình)… Cô dâu, chú rể thuê trang phục ở các tiệm ngoài phố chứ hiếm người mặc váy áo truyền thống hoặc chỉ mặc lúc chụp ảnh cưới, làm lễ đón rể, nhận quà của gia đình, sau đó thay váy áo đầm, veston ra chào khách.

    Lễ lại mặt: Sau lễ cưới ba ngày, vợ chồng phải về “lại mặt” bên nhà trai. Theo truyền thống, lúc này gia đình chồng mới trao của hồi môn cho con trai mang đi. Trước đây, tài sản được mang theo này thường là một chiếc lưỡi cuốc, một chục chén ăn cơm… Ngày nay, đây là lúc họ hàng nhà trai tùy theo hoàn cảnh, tặng quà cho chú rể mới. Sau ba ngày, hai vợ chồng lại về chung sống bên nhà gái.

    Đến đây còn có một bước ngoặt nữa khác với hôn nhân truyền thống: theo phong tục, cô dâu phải “ở dâu” tại nhà chồng 3 năm, vừa làm quen với gia đình, vừa lao động để “trả công” cha mẹ đã nuôi nấng chồng mình. Tuy nhiên, hiện nay gần như tục này đã bị xóa bỏ. Thay vào đó, nhà gái nộp cho nhà trai 3 chỉ vàng để được “chuộc” con gái về. Một số tộc người khác quy định có dễ dàng hơn so với người Êđê, cặp vợ chồng có thể ở luân phiên mỗi bên một vài năm, cho đến khi được phép ở hẳn bên nhà vợ. Hoặc do hoàn cảnh neo đơn của gia đình nhà trai, nhà gái vẫn cho cô dâu cư trú ở nhà chồng.

    Nếu có nhiều con gái, khi sinh con, cha mẹ vợ sẽ cắt đất làm nhà và đất rẫy cho ra ở riêng, tự xây dựng kinh tế gia đình. Thông thường chỉ còn cô gái con út ở lại chăm sóc cha mẹ. Trong trường hợp cả hai vợ chồng đều làm việc tại cơ quan nhà nước, không cư trú trong buôn, gia đình nhà gái sẽ phải có quà tặng riêng cho chú rể (như xe máy, tivi…).

    Như vậy về cơ bản, hôn nhân các tộc người Tây Nguyên hiện nay, nếu không theo phụ hệ, vẫn giữ tập quán truyền thống nhà gái đi hỏi chồng, nộp “sính lễ” theo đòi hỏi của nhà trai. Đôi vợ chồng trẻ cư trú bên nhà vợ. Con sinh ra mang họ mẹ và chia tài sản cho vợ chồng, con gái. Tuy nhiên trong lễ cưới, từ thứ tư bước (lễ) đã được rút gọn xuống còn 3 lễ theo các tập tục cũ.

    Những đám cưới người Tây Nguyên, dù cưới vợ hay lấy chồng, lấy người dân tộc phía khác hay người Kinh hầu hết không còn theo tập quán bản địa, mà đều do nhà trai đi hỏi và dẫn cưới, ra nhà hàng, mặc váy đầm, comple; cư trú bên nhà trai, con sinh ra mang họ cha hoặc cả hai họ…

    Tại một số tỉnh Tây Nguyên hiện nay đang có xu hướng xây dựng các quy tắc chung cho hôn nhân của người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, cần xem lại việc đó có thật cần thiết không? Vì trên thực tế, tập quán truyền thống vẫn được gìn giữ, chỉ có vài thay đổi về nội dung cụ thể cho phù hợp với từng hoàn cảnh hiện tại của mỗi gia đình, nhất là không thể quy định “một số điều cụ thể” cho những cuộc hôn nhân ngoại tộc. Bên cạnh đó, những đám cưới dẫu đồng tộc hay ngoại tộc cũng chưa thấy có điều gì sai pháp luật, chỉ có ở một vài nơi cư trú của đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc còn nạn tảo hôn cần phải chấn chỉnh.

    Nên chăng các địa phương chỉ cần biên soạn một số những quy định hoặc nhất là giới hạn (với sự trợ giúp tuyên truyền, vận động của Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ ngay tại cơ sở) về việc thách cưới sao cho vừa phải để vợ chồng trẻ sau đó có vốn làm ăn, phát triển kinh tế. Còn việc quy định trang phục, vòng đồng, rượu cần như truyền thống… để tùy từng gia đình, chỉ nên khuyến khích gìn giữ (nếu có điều kiện)?.

    Nhà nghiên cứu văn hóa Linh Nga Niê Kdam

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Diệu kỳ xứ voi

    Diệu kỳ xứ voi

  • Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

    Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

  • TP. Buôn Ma Thuột phủ sóng Wifi miễn phí tại tuyến đường Phan Đình Giót phục vụ du khách 

    TP. Buôn Ma Thuột phủ sóng Wifi miễn phí tại tuyến đường Phan Đình Giót phục vụ du khách 

  • Đắk Lắk đón tiếp và làm việc với Đoàn Famtrip Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương

    Đắk Lắk đón tiếp và làm việc với Đoàn Famtrip Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương

  • Tin mới
  • Diệu kỳ xứ voi

    Diệu kỳ xứ voi

  • Du lịch bằng khinh khí cầu không gian, tương lai mới cho ngành du lịch

    Du lịch bằng khinh khí cầu không gian, tương lai mới cho ngành du lịch

  • Khi nào trở lại đỉnh cao 18 triệu khách quốc tế?

  • Lên kế hoạch phục hồi khách quốc tế đến Việt Nam năm 2024

  • Ngày Du lịch thế giới 2023: Du lịch và đầu tư xanh

  • Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

  • Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023

  • Festival Chí Linh – Hải Dương và Lễ hội mùa thu Côn Sơn -Kiếp Bạc năm 2023

  • Thái Lan đón 19 triệu lượt khách quốc tế trong 9 tháng năm 2023

  • Việt Nam trong top 20 điểm đến hàng đầu thế giới mùa hè 2023

  • Tin trong tỉnh
  • Diệu kỳ xứ voi

    Diệu kỳ xứ voi

  • Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

    Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

  • TP. Buôn Ma Thuột phủ sóng Wifi miễn phí tại tuyến đường Phan Đình Giót phục vụ du khách 

    TP. Buôn Ma Thuột phủ sóng Wifi miễn phí tại tuyến đường Phan Đình Giót phục vụ du khách 

  • Đắk Lắk đón tiếp và làm việc với Đoàn Famtrip Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương

    Đắk Lắk đón tiếp và làm việc với Đoàn Famtrip Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương

  • Vẻ đẹp buôn cổ giữa lòng thành phố cà phê

    Vẻ đẹp buôn cổ giữa lòng thành phố cà phê

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột
  • 2.

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa
  • 3.

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar
  • 4.

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp ...

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ diễn ra ngày 18/8/1023
  • 5.

    ANGEL HOMES- Nơi lưu giữ văn hóa ẩm thực đồng bào Tây Nguyên

    ANGEL HOMES- Nơi lưu giữ văn hóa ẩm thực đồng bào Tây Nguyên
  • 6.

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các ...

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các tour, điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter