• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Gậy chọc lỗ tra hạt – công cụ canh tác truyền thống của người M’nông, Êđê

    Thứ Ba, 07-08-2018 / 9:42:30 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    2142 Lượt xem

    Người M’nông, Êđê xưa kia có lối sống du canh, du cư nên công cụ, dụng cụ lao động sản xuất trên rẫy hằng ngày của họ thường rất thô sơ. Trong đó, gậy chọc lỗ tra hạt là một công cụ lao động thô sơ dùng để tra trỉa các loại hạt giống trên rẫy.

    Gậy chọc lỗ tra hạt có kết cấu đơn giản, chỉ là một thân gỗ có độ dài từ 2 – 3 m nhỏ hơn cổ tay, một đầu được vót nhọn. Gậy làm từ một cây gỗ rừng mọc ở đầu nguồn các con suối đá, loài cây mọc thẳng thành cụm từ 3 –  4 cây. Người M’nông, Êđê thường chọn cây dừa rừng làm gậy chọc lỗ tra hạt vì cây rất cứng, chắc, thẳng. Họ thường chặt cây mới chết khô mang về đẽo bỏ phần ngoài vỏ và chỉ lấy phần lõi cây, gọt đều, vót trơn. Khi đẽo gậy, họ đẽo từ đầu to đến đầu nhỏ, đầu to gọt nhọn để chọc lỗ, ở phần ngọn đẽo một hình thoi rộng vừa phải dùng để trang trí, vừa có tác dụng giữ cho gậy không bị chệch hướng khi chọc lỗ.

    Trước khi vào rừng tìm cây làm gậy chọc lỗ tra hạt, người M’nông, Êđê thường làm một lễ cúng. Lễ vật gồm có một con gà và một ché rượu cần. Khi đã chọn được cây rồi cũng cúng một con gà, một ché rượu; chủ lễ đổ rượu pha huyết gà vào gốc cây và đọc lời khấn trước khi chặt cây xin phép thần rừng, thần núi xin cây về, cầu mong khi chặt cây, cây không đè người, rìu, xà gạc đốn cây không văng đụng người.

     Tái hiện hình ảnh chọc lỗ tra hạt trong một lễ cầu mùa. Ảnh: dantocmiennui.vn
    Tái hiện hình ảnh chọc lỗ tra hạt trong một lễ cầu mùa. Ảnh: dantocmiennui.vn

    Mỗi khi đến mùa tra trỉa hạt giống, mọi gia đình trong bon/buôn lại tiến hành làm lễ cúng tra trỉa. Chủ nhà bày sẵn ché rượu cúng ở gian khách, các loại hạt giống khác nhau để trong cái nia cùng với các dụng cụ lao động khác và những cây gậy chọc lỗ tra hạt được đặt cạnh làm lễ vật cúng. Lễ vật thường thì là con gà hay con heo kẹp nách (5 kg). Chủ nhà ngồi bên nia hạt giống, tay cầm bát đựng huyết hòa với rượu khấn cầu thần linh phù hộ cho cây cối tươi tốt, không bị sâu bệnh, không bị thú hoang phá hoại, mang lại một mùa bội thu… Khấn xong rồi tưới huyết gà lên các cây gậy chọc lỗ tra hạt và các loại hạt giống.

    Người M’nông, Êđê thường có thói quên đổi nhân công cho nhau. Những gia đình ít nhân khẩu tiến hành đổi công cho những gia đình khác; sau khi tra trỉa xong phần rẫy nhà mình thì qua giúp phần rẫy nhà người khác, cứ như thế diễn ra liên tục cho đến khi kết thúc mùa tra trỉa. Khi tra trỉa hạt giống, từng cặp nam nữ đi với nhau, đàn ông đi trước hai tay cầm hai chiếc gậy chọc các lỗ đều đặn và nhanh chóng, đàn bà đi sau cầm hạt giống tra vào các hốc và dùng chân gạt đất lại. Khoảng cách giữa các hốc phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất.

    Khi mùa tra trỉa kết thúc, gậy thường được chủ nhà cất  trên gác bếp để tránh mối mọt hay để trong góc nhà. Theo quan niệm, người M’nông, Êđê khi tra trỉa trên rẫy, cũng như lúc nghỉ tay hay không sử dụng thì gậy phải được dựng đứng.

    Ngày nay, đồng bào M’nông, Êđê ở các buôn làng đã chuyển sang sử dụng công cụ, máy móc hiện đại để gieo trồng thay thế cho các công cụ lao động thô sơ truyền thống. Nhưng đối với đồng bào Tây Nguyên nói chung và người M’nông, Êđê nói riêng, những công cụ tra trỉa thô sơ như gậy chọc lỗ tra hạt vẫn là dấu ấn đậm nét trong tập quán canh tác của đồng bào.

    Đoàn Nhân

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Đắk Lắk đón đoàn Famtrip khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch năm 2023

    Đắk Lắk đón đoàn Famtrip khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch năm 2023

  • Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

    Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

  • Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

    Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

  • Bình Định – Đắk Lắk: Xúc tiến kết nối du lịch lên rừng xuống biển

    Bình Định – Đắk Lắk: Xúc tiến kết nối du lịch lên rừng xuống biển

  • Tin mới
  • Đắk Lắk đón đoàn Famtrip khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch năm 2023

    Đắk Lắk đón đoàn Famtrip khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch năm 2023

  • Thái Lan đón gần 10 triệu lượt khách nước ngoài, đạt doanh thu hơn 11 tỷ USD

    Thái Lan đón gần 10 triệu lượt khách nước ngoài, đạt doanh thu hơn 11 tỷ USD

  • Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

  • Chính phủ ra Nghị quyết nhằm tăng tốc phát triển du lịch bền vững

  • Phát triển, làm mới loại hình, dịch vụ du lịch đa dạng, độc đáo

  • Đề xuất gói hỗ trợ ưu đãi tín dụng cho doanh nghiệp du lịch

  • Du lịch nghỉ dưỡng được ưu tiên lựa chọn trong năm 2023

  • Du lịch Việt Nam quyến rũ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

  • Học cách đánh thức tiềm năng du lịch từ thành phố “ngủ quên” ở Saudi Arabia

  • Kiểm tra chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch trên toàn quốc

  • Tin trong tỉnh
  • Đắk Lắk đón đoàn Famtrip khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch năm 2023

    Đắk Lắk đón đoàn Famtrip khảo sát sản phẩm, dịch vụ du lịch năm 2023

  • Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

    Bàn giao hồ sơ 2 di tích quốc gia thác Dray Sáp Thượng và thác Dray Nur cho UBND huyện Krông Ana

  • Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

    Nhiều biện pháp kích cầu du lịch dịp hè

  • Bình Định – Đắk Lắk: Xúc tiến kết nối du lịch lên rừng xuống biển

    Bình Định – Đắk Lắk: Xúc tiến kết nối du lịch lên rừng xuống biển

  • Du lịch thân thiện với voi – Hướng đi nhân văn

    Du lịch thân thiện với voi – Hướng đi nhân văn

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023
  • 2.

    Chương trình Tour du lịch phục vụ trong thời gian diễn ra Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình Tour du lịch phục vụ trong thời gian diễn ra Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Danh sách các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023

    Danh sách các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023
  • 4.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Đề nghị các địa phương hỗ trợ tiếp, phát sóng ...

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023: Đề nghị các địa phương hỗ trợ tiếp, phát sóng truyền hình trực tiếp khai mạc và bế mạc
  • 5.

    Đắk Lắk đưa di tích quốc gia CADA vào hoạt động và đón khách du lịch

    Đắk Lắk đưa di tích quốc gia CADA vào hoạt động và đón khách du lịch
  • 6.

    Simexco Daklak tổ chức chuỗi hoạt động quảng bá cà phê tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 ...

    Simexco Daklak tổ chức chuỗi hoạt động quảng bá cà phê tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter