• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Giải pháp phát triển Du lịch Đắk Lắk đến năm 2020

    Chủ Nhật, 29-01-2017 / 11:02:20 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Thị Làn
    934 Lượt xem

     Đắk Lắk có vẻ đẹp tự nhiên, đa dạng, phong phú đặt trong sự kết hợp hài hòa giữa rừng núi, sông hồ, ghềnh thác,.. rất thích hợp để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn lưu giữ một nền văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của 47 dân tộc đang tồn tại và phát triển với nhiều sản phẩm làng nghề truyền thống đặc sắc, đặc biệt là văn hóa, lễ hội và “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” được công nhận là di sản phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngoài ra, Đắk Lắk còn là vùng đất nổi tiếng về nghề săn bắt và thuần dưỡng Voi rừng cùng nhiều sản vật có giá trị cao về kinh tế như cà phê, cao su, hồ tiêu… Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột là lễ hội cấp quốc gia được tổ chức định kỳ 2 năm/lần vào dịp kỷ niệm ngày chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk.

     Xác định Du lịch là ngành kinh tế dịch vụ có giá trị cao, thu hút nhiều lao động, thông qua đó làm cho giá trị văn hóa của dân tộc được thấm sâu, được lan tỏa trong nước và quốc tế, tỉnh Đắk Lắk đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng về lĩnh vực du lịch và bảo tồn văn hóa dân tộc nhằm phát triển du lịch đồng bộ, bền vững.

         Những năm qua, việc phát triển du lịch đã được tỉnh Đắk Lắk tập trung đầu tư, khai thác; chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch và quảng bá, xúc tiến được đẩy mạnh thông qua việc tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tại địa phương như Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột, Hội Voi, Lễ hội Cồng chiêng,… và tại các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo trong nước và quốc tế, đã góp phần tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống cho đồng bào địa phương, thu hút được các tổ chức, cá nhân và du khách trong và ngoài nước đến tham quan, du lịch cũng như tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk. Năm 2016, du lịch Đắk Lắk ước đón tiếp và phục vụ được 621.000 lượt khách, trong đó ước đón tiếp và phục vụ 58.000 lượt khách quốc tế; doanh thu du lịch (chưa kể thu nhập xã hội) ước đạt 480 tỷ đồng.

    Du khách tham quan trên mình Voi

                                                                                                                                    Du khách tham quan trên mình Voi

         Mặc dù tiềm năng du lịch (tự nhiên và nhân văn) của tỉnh rất phong phú và đã được quan tâm đầu tư, nhưng ngành Du lịch trong thời gian qua phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Nguyên nhân là do: Việc kêu gọi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh gặp nhiều khó khăn, trong khi các doanh nghiệp trong tỉnh chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế; các doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu đầu tư vào phát triển cơ sở lưu trú du lịch, hệ thống nhà hàng mà chưa chú trọng đầu tư phát triển các khu du lịch, điểm du lịch cũng như các sản phẩm du lịch mới. Đây là một khó khăn, bất cập trong đầu tư phát triển du lịch ở tỉnh Đắk Lắk so với nhiều tỉnh thành khác, như vậy hiệu quả khai thác công suất sử dụng phòng sẽ không cao, do chưa có nhiều sản phẩm du lịch mới đủ hấp dẫn để giữ chân du khách; nguồn tài nguyên tự nhiên đang dần bị suy kiệt do nạn phá rừng và xây dựng hệ thống thủy điện đầu nguồn ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch sinh thái – vốn được xem là thế mạnh của tỉnh Đắk Lắk. Giá trị các di tích lịch sử, văn hóa và bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa đã được quan tâm đầu tư, tôn tạo; các nghi lễ – lễ hội truyền thống được phục dựng; không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được bảo tồn và phát huy nhưng thiếu bền vững, do khó khăn về nguồn kinh phí và nhận thức của cộng đồng địa phương. Voi được xem là sản phẩm du lịch riêng có của tỉnh nhưng những năm qua số lượng Voi nhà bị suy giảm rất nhanh chóng, trong khi Trung tâm Bảo tồn Voi của tỉnh được thành lập nhưng gặp nhiều khó khăn về nguồn lực (tài chính và nhân lực) để thực hiện công tác bảo tồn và phát triển đàn voi nhà,…

    Một góc Khu Du lịch Ko Tam, Tp. Buôn Ma Thuột

                                                                                                                           Một góc Khu Du lịch Ko Tam, Tp. Buôn Ma Thuột

         Để thực hiện tốt việc phát huy tiềm năng, thế mạnh của du lịch nhằm phát triển du lịch tỉnh Đắk Lắk bền vững, trở thành ngành kinh tế quan trọng và là một trong những động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh vào năm 2020, ngành Du lịch đã đề ra một số giải pháp như sau:

         Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục cho các cấp, các ngành và mọi người dân hiểu về vị trí, vai trò của ngành Du lịch trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

         Thứ hai, đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động du lịch; huy động người dân tích cực tham gia vào hoạt động du lịch, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, vệ sinh, ứng xử thân thiện với du khách ở tổ dân phố, thôn, buôn, xã, phường, thị trấn và“Mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch”; chung tay giữ gìn trật tự trị an, vệ sinh môi trường,… nâng cao chất lượng các dịch vụ và tăng thu nhập một cách bền vững từ hoạt động du lịch.

         Thứ ba, nghiên cứu, xây dựng một số cơ chế đặc thù của địa phương về quản lý đầu tư­, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư­ phát triển du lịch theo hướng ưu tiên miễn giảm thuế; xây dựng cơ chế, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư­ để thu hút các nhà đầu t­ư góp phần cải thiện và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất phục vụ du lịch.

         Thứ tư, đầu tư phát triển du lịch phải theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; tăng cường đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước để thu hút kêu gọi đầu tư và khai thác tiềm năng, lợi thế du lịch của tỉnh; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông đến các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; khuyến khích xây dựng các sản phẩm du lịch mới, độc đáo, đặc thù riêng có của tỉnh (du lịch Voi, du lịch cà phê, du lịch gắn với di sản không gian văn hóa cồng chiêng, du lịch cộng đồng,…)  và xây dựng các công trình dịch vụ vui chơi giải trí có quy mô đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của nhân dân và khách du lịch.

         Thứ năm, thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, đặc biệt là tổ chức các lễ hội sự kiện gắn liền với các giá trị đặc thù như các Lễ hội Cồng chiêng, Lễ hội Voi, Lễ hội Cà phê và đưa chúng trở thành các sự kiện văn hóa du lịch định kỳ… mang tầm khu vực và quốc gia để thu hút khách du lịch và sự quan tâm của các nhà đầu tư.

         Thứ sáu, thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, kêu gọi xúc tiến du lịch và các giá trị di sản văn hóa Đắk Lắk – Việt Nam trong các chương trình quảng bá du lịch trong nước và quốc tế; xây dựng thương hiệu cho du lịch Đắk Lắk thông qua việc tăng ngân sách cho hoạt động xúc tiến; triển khai kế hoạch hợp tác phát triển du lịch giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh trong khu vực và cả nước; nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan có trách nhiệm thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.

         Hy vọng, cùng với sự tập trung các nguồn lực của tỉnh Đắk Lắk trên cơ sở phát huy nội lực, đồng thời phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, các thành phần kinh tế và sự quan tâm hỗ trợ từ nguồn lực từ bên ngoài, du lịch Đắk Lắk sẽ phát triển bền vững.

    Phạm Tâm Thanh – Phó GĐ Sở VHTT&DL

    Nguồn : [Sưu tầm]
    Tin liên quan
  • Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

    Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

  • Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

    Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

  • Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

  • Tin mới
  • Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

    Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

  • 6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

    6 lưu ý quan trọng khi du xuân trong nước

  • Báo Thái Lan kêu gọi cởi mở về thị thực để thúc đẩy du lịch tại Đông Nam Á

  • Du lịch dịp Tết – Xu hướng của giới trẻ

  • Đảm bảo các hoạt động du lịch trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão

  • “Điểm nhấn” từ sự phục hồi của du lịch nội địa

  • Nâng cao chất lượng về quản lý chất lượng trong lĩnh vực du lịch và khách sạn

  • Chức năng, cơ cấu tổ chức mới của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

  • Tổng cục Du lịch đổi thành Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

  • Du lịch tự túc lên ngôi dịp Tết Nguyên đán 2023

  • Tin trong tỉnh
  • Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

    Đón đoàn khách ‘xông đất’ Đắk Lắk ngày đầu tiên Tết Quý Mão

  • Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

    Tết này muốn tránh gió rét miền Bắc, tham khảo du lịch ở những điểm nắng ấm quanh năm sau

  • Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 cần tạo được dấu ấn khác biệt

  • Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 1):  Linh hoạt để thích ứng

    Du lịch Đắk Lắk và những dấu mốc đáng nhớ (Kỳ 1):  Linh hoạt để thích ứng

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022
  • 2.

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng
  • 4.

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 5.

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi ...

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi trường hồ Lắk
  • 6.

    Triển khai nhiều giải pháp truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    Triển khai nhiều giải pháp truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter