• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Giọt nước – Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Tây Nguyên

    Thứ Năm, 01-03-2018 / 10:19:29 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    1507 Lượt xem

    Giọt nước đối với đồng bào dân tộc Bahnar, Jrai ở Tây Nguyên là một biểu tượng văn hóa hết sức độc đáo, nó gắn liền với đời sống văn hóa, tinh thần, tâm linh của bà con trong từng buôn làng. Thường thì mỗi buôn làng đồng bào dân tộc đều có một giọt nước.

     Với ý nghĩa là giọt nước văn hóa, mọi người cũng đều có trách nhiệm giữ sạch nguồn nước, bảo vệ cây cối quanh giọt nước và bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên. Theo quan niệm của đồng bào dân tộc thiểu số, có thể không có cơm ăn hàng tháng, không có áo mặc đủ ấm, nhưng không thể không có nguồn nước.

    Các dân tộc Tây Nguyên lập làng thường chọn nơi đất đai màu mỡ, vị trí đẹp, nhưng quan trọng nhất là có nguồn nước tốt, đây là lựa chọn có vai trò hàng đầu.

    Giọt nước Tây Nguyên có khi là một bến sông, có khi là một đoạn suối, nhưng thông thường là nguồn nước lấy từ mạch núi, được dẫn về làng bằng các ống lồ ô nối nhau. Mỗi làng có ít nhất một giọt nước đặt ở vị trí thuận lợi cho việc sử dụng. Vì lấy từ khe núi nên nước rất tinh khiết, thanh mát, có thể sử dụng trong việc ăn uống hàng ngày.

    Từ ngàn đời nay, trong ý nghĩ của người Tây Nguyên, hình ảnh giọt nước vừa gần gũi vừa thiêng liêng. Thật vậy, nếu lửa tượng trưng cho ý chí, cho dũng khí của người Tây Nguyên thì bến nước chính là sự dịu ngọt của tâm hồn, là nguồn mạch dạt dào tình cảm. Âm thanh gợi nhớ của người Tây Nguyên là cồng chiêng, hình ảnh gợi nhớ của họ chính là bến nước, dù đi xa đến nơi đâu họ cũng luôn nhớ về bến nước nơi buôn làng mình. Từ giọt nước, con người Tây Nguyên đã tạo dựng trong làng một cuộc sống nghĩa tình.

    Giọt nước của người Ê Đê.

    Không chỉ mang giá trị tinh thần to lớn, bến nước còn là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt thường nhật của dân làng. Giọt nước là tặng phẩm của thiên nhiên, mỗi buổi chiều, trên bến nước bao giờ cũng rất xôn xao. Hàng ngày, các bà, các mẹ thường địu con ra tắm giặt, hứng nước từ các ống tre chứa đầy vào các quả bầu khô dùng để chứa nước…

    Ngày trước, khi buôn làng còn mang đậm tính cộng đồng, còn giữ nguyên nét văn hóa bản địa thì các chị em phụ nữ còn ra giọt nước tắm. Đây cũng là một nét đẹp đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện tại, hòa nhập với cuộc sống văn minh, các buôn làng đều có giếng nước nhưng phần lớn người dân vẫn không bỏ được tập quán sử dụng nước ăn từ giọt nước và việc đi lấy nước, tắm giặt, sinh hoạt nơi bến nước vẫn là một bản sắc dân tộc đặc sắc được gìn giữ.

    Ngoài việc cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và phục vụ sản xuất, giọt nước còn là nơi sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng. Ngoài giá trị to lớn về văn hóa truyền thống, giọt nước là nơi có nguồn nước sạch phục vụ cho cả buôn làng. Hàng năm, các làng đồng bào dân tộc thiểu số tổ chức lễ cúng giọt nước, một sinh hoạt cộng đồng mang đậm chất văn hóa của người Tây Nguyên cầu nước sạch, nước trong, mang lại sức khỏe cho làng.

    Trong lễ cúng đó, bà con cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mong cho mọi người có sức khỏe dồi dào, làm ăn gặp điều may mắn, cầu mong mọi người đều làm việc tốt và đoàn kết thương yêu nhau.

    Nhiều làng đồng bào dân tộc thiểu số đã huy động dân tu sửa, làm cho giọt nước thoáng mát, sạch đẹp, bảo đảm vệ sinh môi trường. Tại đây, bà con còn trồng lại nhiều cây xanh, trong đó chủ yếu là các loại cây bản địa. Hiện nay, một số giọt nước được xây dựng thành nơi có cảnh quan đẹp, phục vụ cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng và một số giọt nước xây dựng điểm du lịch sinh thái. Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng, phong tục này giúp người dân nâng cao ý thức về tầm quan trọng của nước trong đời sống thường ngày để giữ gìn, bảo vệ.

    Nguồn : Báo Gia Lai
    Tin liên quan
  • Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

    Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

  • TP. Buôn Ma Thuột phủ sóng Wifi miễn phí tại tuyến đường Phan Đình Giót phục vụ du khách 

    TP. Buôn Ma Thuột phủ sóng Wifi miễn phí tại tuyến đường Phan Đình Giót phục vụ du khách 

  • Đắk Lắk đón tiếp và làm việc với Đoàn Famtrip Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương

    Đắk Lắk đón tiếp và làm việc với Đoàn Famtrip Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương

  • Vẻ đẹp buôn cổ giữa lòng thành phố cà phê

    Vẻ đẹp buôn cổ giữa lòng thành phố cà phê

  • Tin mới
  • Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

    Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

  • Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023

    Tuần Văn hóa, Thể thao, Du lịch và Lễ hội du lịch Thác Bản Giốc năm 2023

  • Festival Chí Linh – Hải Dương và Lễ hội mùa thu Côn Sơn -Kiếp Bạc năm 2023

  • Thái Lan đón 19 triệu lượt khách quốc tế trong 9 tháng năm 2023

  • Việt Nam trong top 20 điểm đến hàng đầu thế giới mùa hè 2023

  • Tôn vinh giá trị của không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

  • Thị trường khách du lịch quốc tế khởi sắc

  • Thị trường nội địa thúc đẩy đà phục hồi mạnh mẽ cho du lịch Đông Nam Á

  • Tạo cơ hội đầu tư du lịch bền vững: Cách Việt Nam có thể học hỏi

  • Du lịch Nhật Bản tự túc cần chuẩn bị gì?

  • Tin trong tỉnh
  • Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

    Động thổ tổ hợp khách sạn tiêu chuẩn cao cấp quốc tế đầu tiên tại Đắk Lắk

  • TP. Buôn Ma Thuột phủ sóng Wifi miễn phí tại tuyến đường Phan Đình Giót phục vụ du khách 

    TP. Buôn Ma Thuột phủ sóng Wifi miễn phí tại tuyến đường Phan Đình Giót phục vụ du khách 

  • Đắk Lắk đón tiếp và làm việc với Đoàn Famtrip Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương

    Đắk Lắk đón tiếp và làm việc với Đoàn Famtrip Hiệp hội Du lịch tỉnh Hải Dương

  • Vẻ đẹp buôn cổ giữa lòng thành phố cà phê

    Vẻ đẹp buôn cổ giữa lòng thành phố cà phê

  • Lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê

    Lễ kết nghĩa anh em của người Ê Đê

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột

    Top địa điểm du lịch hè 2023 tại Buôn Ma Thuột
  • 2.

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa

    Ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển du lịch giai đoạn 2023 – 2025 Đắk Lắk và Khánh Hòa
  • 3.

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar

    Đắk Lắk: Thêm nhãn hiệu sầu riêng Cư M’gar
  • 4.

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp ...

    Hội nghị hợp tác phát triển du lịch giữa Khánh Hòa và Đắk Lắk giai đoạn 2023 – 2025, Ký kết hợp tác phát triển du lịch giữa 2 tỉnh Đắk Lắk và Khánh Hòa sẽ diễn ra ngày 18/8/1023
  • 5.

    ANGEL HOMES- Nơi lưu giữ văn hóa ẩm thực đồng bào Tây Nguyên

    ANGEL HOMES- Nơi lưu giữ văn hóa ẩm thực đồng bào Tây Nguyên
  • 6.

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các ...

    Đoàn Hiệp hội các Doanh nghiệp Khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sẽ đến khảo sát, kết nối các tour, điểm du lịch của tỉnh Đắk Lắk
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter