• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Lễ cúng sức khỏe voi: Nét đẹp truyền thống của người Tây Nguyên

    Thứ Ba, 31-01-2017 / 6:37:58 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    847 Lượt xem

    Với người dân Tây Nguyên, voi không chỉ là người bạn đồng hành trong cuộc sống, là biểu tượng tinh thần mà còn là người con trong gia đình mà Giàng đã ban cho họ. Bằng những tình cảm đặc biệt dành cho “người con” này, mỗi khi Xuân về, bà con sẽ tổ chức lễ cúng sức khỏe cho voi với nhiều ý nghĩa sâu sắc mang đậm nét đẹp truyền thống.

    Lễ cúng sức khỏe voi: Nét đẹp truyền thống của người Tây Nguyên

    Thầy cúng tiến hành các nghi thức cúng sức khỏe voi. Ảnh: Quỳnh Anh

    Trời tờ mờ sáng, sương còn phủ kín mọi vật. Không gian im ắng chưa kịp bừng tỉnh sau giấc ngủ dài. Ông Đàng Năng Long (trú tại huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã dậy từ bao giờ để chuẩn bị cho lễ cúng voi. Với nhà có voi, lễ cúng voi được coi là một đại lễ, bởi vậy các nghi thức và đồ cúng luôn được chủ voi chuẩn bị kỹ càng từ nhiều ngày trước. Ông Long chia sẻ, vì voi là “người con” trong nhà nên voi cũng có tên, có tuổi, có anh, có chị, có em như người vậy. Do đó, chuẩn bị tới ngày diễn ra đại lễ, người cha, người mẹ sẽ dặn dò con cái trong nhà phải ăn ở hòa thuận, hiền lành, chăm chỉ để voi về noi theo.

    Người Tây Nguyên cũng quan niệm rằng, gia đình có voi sẽ có “tiếng nói” và được người làng tôn trọng, bởi vậy gia đình đó luôn phải sống chuẩn mực hơn các gia đình khác. Thông qua lễ cúng sức khỏe voi, tình cảm giữa người và vật thêm yêu thương, gắn bó, thể hiện được lòng yêu thương, quý trọng của con người đối với vật nuôi. Qua đó, nhắc nhở mọi người phải luôn biết cùng nhau chăm sóc, bảo vệ “người con” này.

    Khi lễ vật gồm: Heo, tiết heo, rượu cần, 1 chén gạo, 1 chén cơm, 1 bầu nước và các loại thức ăn cho voi như mía, chuối, bắp… được chuẩn bị xong, âm thanh cồng, chiêng vang lên báo hiệu đã đến giờ cúng sức khỏe cho voi. Bà con trong buôn nô nức quây quần tại nhà ông Long để tham gia lễ cúng.

    Trong trang phục truyền thống, thầy cúng bắt đầu tiến hành các nghi thức đặc trưng của buổi lễ. Sau khi nếm thử rượu cần, giết heo, thầy cúng dùng tiết heo bôi lên trán voi. Ông Long lý giải: “Từ xưa, người nuôi voi luôn quan niệm voi có nguồn gốc từ con người. Và người ta cũng cho rằng linh hồn của voi nằm giữa trán. Nên bôi máu lên nhằm biểu thị tình cảm cùng cam cộng khổ, cùng kết nghĩa “cắt máu ăn thề” để nhấn mạnh sự đoàn kết yêu thương một lòng giữa người và voi”.

    Tiếp đó, thầy cúng rót rượu cần lên đầu voi, mời voi cùng chung vui với mọi người rồi rải gạo ra xung quanh. Vì gạo là nguồn nuôi sống con người việc thầy cúng rải gạo thể hiện sự chia sẻ “có ít ăn ít, có nhiều ăn nhiều” với voi.

    Trong buổi lễ, khi thầy cúng cất tiếng đọc lời cúng bày tỏ tâm tư, nguyện vọng với voi về những vui buồn, ấm no, khó khăn trong cuộc sống, không khí trang nghiêm bao trùm hết thảy mọi người. Tất cả cùng nhau thinh lặng nhớ về khoảng thời gian đã qua và cùng ước nguyện xin Giàng ban cho sức khỏe, đủ cái ăn, cái mặc.

    Bà con cùng vui lễ hội bên ché rượu cần. Ảnh: Quỳnh Anh

    Khi các nghi thức hoàn thành, voi được ăn mía, bắp… trong niềm vui của mọi người.

    Để cùng nhau chia sẻ niềm vui trong ngày lễ, tiếng cồng, chiêng bắt đầu nổi lên, tiếng người cười nói vang vọng cả một góc trời. Trai, gái trong buôn nắm tay nhau nhảy múa theo tiếng cồng, cùng quay quần bên ché rượu cần. Người và voi gắn bó, chia sẻ niềm vui, hạnh phúc bên nhau.

    Quỳnh Anh

    Nguồn : (Thanh tra)
    Tin liên quan
  • Công bố Lễ hội “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” năm 2023

    Công bố Lễ hội “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” năm 2023

  • Đắk Lắk mời 50.000 khách du lịch uống ly cà phê Ban Mê miễn phí

    Đắk Lắk mời 50.000 khách du lịch uống ly cà phê Ban Mê miễn phí

  • Du lịch khám phá thác lên ngôi ở Buôn Ma Thuột, nhiều cảnh đẹp hùng vĩ đến ngỡ ngàng của vùng đất cà phê

    Du lịch khám phá thác lên ngôi ở Buôn Ma Thuột, nhiều cảnh đẹp hùng vĩ đến ngỡ ngàng của vùng đất cà phê

  • Điểm đến hấp dẫn ở Buôn Ma Thuột cho chuyến du xuân

    Điểm đến hấp dẫn ở Buôn Ma Thuột cho chuyến du xuân

  • Tin mới
  • Công bố Lễ hội “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” năm 2023

    Công bố Lễ hội “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” năm 2023

  • Đắk Lắk mời 50.000 khách du lịch uống ly cà phê Ban Mê miễn phí

    Đắk Lắk mời 50.000 khách du lịch uống ly cà phê Ban Mê miễn phí

  • ATF 2023: Việt Nam đạt nhiều giải thưởng Du lịch ASEAN năm 2023

  • Du lịch khám phá thác lên ngôi ở Buôn Ma Thuột, nhiều cảnh đẹp hùng vĩ đến ngỡ ngàng của vùng đất cà phê

  • Điểm đến hấp dẫn ở Buôn Ma Thuột cho chuyến du xuân

  • Du lịch xanh – Xu hướng phát triển bền vững của du lịch Việt Nam

  • Việt Nam hoan nghênh các đề xuất thúc đẩy hợp tác du lịch trong ASEAN

  • Những lợi ích quan trọng của việc đi du lịch

  • Hội chợ du lịch Brussels giúp kích cầu du lịch

  • Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

  • Tin trong tỉnh
  • Công bố Lễ hội “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” năm 2023

    Công bố Lễ hội “Buôn Ma Thuột – Điểm đến của cà phê thế giới” năm 2023

  • Đắk Lắk mời 50.000 khách du lịch uống ly cà phê Ban Mê miễn phí

    Đắk Lắk mời 50.000 khách du lịch uống ly cà phê Ban Mê miễn phí

  • Du lịch khám phá thác lên ngôi ở Buôn Ma Thuột, nhiều cảnh đẹp hùng vĩ đến ngỡ ngàng của vùng đất cà phê

    Du lịch khám phá thác lên ngôi ở Buôn Ma Thuột, nhiều cảnh đẹp hùng vĩ đến ngỡ ngàng của vùng đất ...

  • Điểm đến hấp dẫn ở Buôn Ma Thuột cho chuyến du xuân

    Điểm đến hấp dẫn ở Buôn Ma Thuột cho chuyến du xuân

  • Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

    Sắp diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột tại Đắk Lắk

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022
  • 2.

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng
  • 4.

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 5.

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi ...

    Trên 218 tỷ đồng thực hiện Đề án Du lịch tại Ban Quản lý rừng lịch sử – văn hóa – môi trường hồ Lắk
  • 6.

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk  tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter