• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Vận chuyển
      • Điểm đến
      • Cơ sở lưu trú
      • Ẩm thực
      • Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Một thoáng Ban Mê

    Thứ Sáu, 04-12-2020 / 9:12:19 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    37 Lượt xem

    Thủ phủ tỉnh Đắk Lắk – TP. Buôn Ma Thuột là một điểm đến thu hút du khách với nhiều điều hấp dẫn, thú vị.

    Buôn Ma Thuột và Đắk Lắk có vị trí chiến lược rất quan trọng ở Tây Nguyên. Chính vì vậy, trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, việc giải phóng Buôn Ma Thuột (tháng 3/1975) có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược của quân và dân ta, góp phần giải phóng toàn bộ Tây Nguyên và đi đến chiến thắng cuối cùng ngày 30/4/1975.
    Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được dựng ở ngã 6 – trung tâm thành phố, là biểu tượng chính thức của thành phố. Tượng đài được xây dựng và hoàn thành năm 1996, tác giả là nhà điêu khắc Vũ Ngọc Thành.
    TP.Buôn Ma Thuột được thành lập năm 1995, hiện nay là đô thị loại 1. Đây là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên và là đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam. Thành phố thoáng rộng với nhiều cây xanh và công viên, chưa có nhiều nhà cao tầng. Ảnh: Quảng trường thành phố với mặt chính ở đường Nguyễn Tất Thành.
    Một công viên trong thành phố.
    Đường Lê Duẩn – con đường đẹp nhất thành phố với nhiều cây xanh, nhiều công trình công sở có tỷ lệ hài hòa trong không gian đô thị. Nhiều cơ quan quan trọng của tỉnh Đắk Lắk và TP.Buôn Ma Thuột tọa lạc trên con đường này.
    Buôn Ma Thuột cũng là miền đất giàu trầm tích văn hoá, với sự giao thoa Đông – Tây. Nơi đây còn nhiều di tích đền đình chùa miếu, nhà thờ Công giáo. Ảnh: Nhà thờ Chánh Tâm được xây dựng từ năm 1958, là nhà thờ Chính tòa của Giáo phận Buôn Ma Thuột, nằm trên đường Phan Chu Trinh. Công trình được xây trên nền một nhà nguyện cũ dựng từ năm 1934.
    Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột là một công trình kiến trúc đặc sắc được dựng từ năm 1956 với vật liệu chủ yếu là gỗ, kiến trúc theo phong cách nhà dài của người Ê Đê ở Tây Nguyên. Công trình tọa lạc trong một khuôn viên rộng với nhiều cây xanh trên đường Phan Chu Trinh.
    Thánh đường của Tòa Giám mục tuyệt đẹp với kiến trúc – nội thất bằng gỗ. Tòa Giám mục Buôn Ma Thuột là ngôi nhà chung của Giáo phận, nơi diễn ra các hoạt động Công giáo của Giáo phận. Hằng ngày, nhà nguyện có một thánh lễ được cử hành. Vào các ngày đại lễ như Phục Sinh, Giáng Sinh, thánh lễ sẽ được cử hành nhiều hơn.
    Nằm trên đường Quang Trung, chùa Khải Đoan là một công trình kiến trúc Phật giáo có quy mô lớn và đặc sắc của thành phố. Chùa Khải Đoan là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Tây Nguyên, được xây dựng từ năm 1951. Chùa do Đoan Huy hoàng thái hậu – mẹ vua Bảo Đại cho xây dựng và thứ phi Mộng Điệp trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý việc thi công. Tên chùa Khải Đoan được ghép từ tên vua Khải Định và vợ là Đoan Huy hoàng hậu. Kiến trúc chùa hiện nay được trùng tu, xây mới bổ sung một số hạng mục qua nhiều thời kỳ nhưng vẫn giữ được phong cách chung trong tổng thể kiến trúc.
    Đình Lạc Giao nằm trên đường Điện Biên Phủ, được xây dựng từ năm 1918 và được công nhận là Di tích Quốc gia năm 1990. Đình là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh, tế lễ xuân, thu nhị kỳ, là nơi thờ danh thần Đào Duy Từ, vị Thần Hoàng bản thổ, thờ cụ Phan Hộ tiền hiền – người có công khởi xướng thành lập làng Lạc Giao và thờ các vị Vua Hùng của dân tộc. Đình Lạc Giao ghi dấu ấn của người Việt trong quá trình giao thoa văn hóa với các dân tộc Tây Nguyên.
    Biệt điện Bảo Đại (hay còn gọi là Dinh Bảo Đại) ở Buôn Ma Thuột là một dinh thự được xây dựng từ năm 1926, trong một khuôn viên rộng lớn được bao bọc bởi 4 con đường, có mặt trước quay ra đường Nguyễn Du. Công trình có kiến trúc gần gũi và mộc mạc với nét đặc trưng của đồng bào Tây Nguyên; vừa có dáng nhà rông, lại có dáng nhà sàn của người Ê Đê, lại có dáng nhà trệt của người M’Nông. Tòa nhà nguyên là Tòa Công sứ của người Pháp; từ năm 1947 vua Bảo Đại tới đây làm việc và nghỉ ngơi nên có tên là Biệt điện Bảo Đại. 
    Bảo tàng Đắk Lắk là một công trình mới xây dựng, hoàn thành năm 2011, nằm cùng trong khuôn viên với Biệt điện Bảo Đại. Kiến trúc bảo tàng là sự kết hợp khéo léo, hài hòa giữa phong cách hiện đại với âm hưởng kiến trúc dân gian của các dân tộc Tây Nguyên. Đây là nơi lưu trữ và trưng bày lịch sử, văn hóa, tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
    Nhiều công trình kiến trúc hiện đại ở Buôn Ma Thuột chịu ảnh hưởng từ những nét kiến trúc bản địa của các dân tộc Tây Nguyên.
    Đắk Lắk là thủ phủ cà phê của Tây Nguyên nên thành phố có rất nhiều quán cà phê; cũng như những không gian liên quan tới cà phê. Trong đó, Bảo tàng Thế giới cà phê mới được xây dựng năm 2018, nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu. Đây là một tổ hợp bao gồm các không gian trưng bày, không gian triển lãm, không gian thư viện ánh sáng, không gian thưởng lãm cà phê, không gian hội thảo… Bảo tàng hiện lưu giữ hơn 10.000 hiện vật liên quan tới văn hóa và lịch sử của ngành cà phê thế giới.
    Buôn Akõ Dhông thuộc phường Tân Lợi, là một buôn làng Tây Nguyên trong lòng thành phố. Cư dân ở đây chủ yếu là người Ê Đê, M’Nông. Nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều ngôi nhà sàn và những tập tục văn hóa của người bản địa Tây Nguyên.
    Chợ Buôn Ma Thuột có cổng chính ở đường Nơ Trang Long, gần ngay ngã sáu trung tâm thành phố. Đây là trung tâm giao thương lớn nhất thành phố và tỉnh Đắk Lắk; cũng là nơi bán nhiều những đặc sản của vùng Tây Nguyên.
    Đắk Lắk cũng là một trung tâm giáo dục lớn, với 4 trường đại học và hàng chục trường cao đẳng, trung cấp đóng trên địa bàn TP.Buôn Ma Thuột. Trong đó trường Đại học Tây Nguyên là trường lớn nhất, được thành lập từ năm 1977; hiện trường có với 9 khoa và hơn 40 ngành đào tạo.
    Buôn Ma Thuột cũng có con phố sách – cà phê như ở Hà Nội hay Sài Gòn. Con phố nhỏ này nối từ đường Nguyễn Tất Thành sang đường Phan Chu Trinh, gần ngã 6 trung tâm. Đây là nơi giới trẻ thành phố và khách du lịch rất thích tới để check in, uống cà phê, thư giãn và đọc sách./.
    Nguồn : VOV
    Tin liên quan
  • Đừng để voi chỉ còn trên ảnh

    Đừng để voi chỉ còn trên ảnh

  • Lễ nhận con nuôi của người Êđê

    Lễ nhận con nuôi của người Êđê

  • Người dân buôn Đắk Tuôr làm du lịch

    Người dân buôn Đắk Tuôr làm du lịch

  • Khám phá Bảo tàng Thế giới cà phê

    Khám phá Bảo tàng Thế giới cà phê

  • Tin mới
  • Du lịch hậu Covid-19: Liên minh để phục hồi và phát triển

    Du lịch hậu Covid-19: Liên minh để phục hồi và phát triển

  • Vaccine Covid-19: Tương lai của ngành lữ hành?

    Vaccine Covid-19: Tương lai của ngành lữ hành?

  • Kết nối di sản văn hóa phi vật thể với du lịch

  • 6 đồ đạc cần thiết cho chuyến du lịch mùa đông

  • Nhiều trung tâm du lịch thế giới “cửa đóng then cài”

  • Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Du lịch nội địa là “điểm tựa” cho sự phục hồi

  • Đừng để voi chỉ còn trên ảnh

  • Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030

  • Doanh nghiệp lữ hành ‘hiến kế’ phục hồi du lịch

  • Dịch COVID-19 sẽ thay đổi vĩnh viễn ngành du lịch thế giới

  • Tin trong tỉnh
  • Đừng để voi chỉ còn trên ảnh

    Đừng để voi chỉ còn trên ảnh

  • Lễ nhận con nuôi của người Êđê

    Lễ nhận con nuôi của người Êđê

  • Người dân buôn Đắk Tuôr làm du lịch

    Người dân buôn Đắk Tuôr làm du lịch

  • Khám phá Bảo tàng Thế giới cà phê

    Khám phá Bảo tàng Thế giới cà phê

  • Du lịch vượt dòng Serepok

    Du lịch vượt dòng Serepok

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Đắk Lắk: Bỏ du lịch cưỡi voi, phát triển đa dạng sản phẩm

    Đắk Lắk: Bỏ du lịch cưỡi voi, phát triển đa dạng sản phẩm
  • 2.

    Đắk Lắk phát động Chương trình kích cầu du lịch và tổ chức tọa đàm kết nối du lịch bốn địa ...

    Đắk Lắk phát động Chương trình kích cầu du lịch và tổ chức tọa đàm kết nối du lịch bốn địa phương
  • 3.

    Phát động Chương trình kích cầu du lịch lần 2 và Tọa đàm kết nối du lịch Đắk Lắk với các tỉnh ...

    Phát động Chương trình kích cầu du lịch lần 2  và Tọa đàm kết nối du lịch Đắk Lắk với các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Gia Lai
  • 4.

    “Giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Êđê

    “Giữ lửa” nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Êđê
  • 5.

    Đắk Lắk bỏ du lịch cưỡi voi: Động thái tích cực

    Đắk Lắk bỏ du lịch cưỡi voi: Động thái tích cực
  • 6.

    Đa dạng hóa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Đắk Lắk

    Đa dạng hóa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Đắk Lắk
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter