• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Vận chuyển
      • Điểm đến
      • Cơ sở lưu trú
      • Ẩm thực
      • Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Tây Nguyên “tỏa nhiệt”

    Thứ Ba, 19-03-2019 / 9:47:08 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    1144 Lượt xem

    Trải qua 6 lần Festival Cà phê Buôn Ma Thuột, vùng đất Tây Nguyên đã thực sự trở thành một “thương hiệu” văn hóa. Dành cho du khách cơ hội thưởng thức cà phê và ẩm thực địa phương đặc sắc, hưởng thụ không khí du lịch sắc màu văn hóa đa dạng là mong muốn của những người tổ chức. Cội rễ của phát triển xuất phát từ văn hóa và ngoài xúc tiến kinh tế, thì bảo tồn văn hóa là mục tiêu quan trọng của lễ hội cà phê lần thứ 7-2019.

    cb24_22b
    Cưỡi voi Tây Nguyên – một trong những trải nghiệm thú vị, có sức cuốn hút nhất đối với du khách khi tham quan miền đất này. Ảnh: Long Nguyễn

    Qua 6 lần tổ chức với các chủ đề khác nhau, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã thực sự trở thành một thiết chế văn hóa của Tây Nguyên. Với quy mô lớn nhất từ trước tới nay, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7 được đánh giá là một “festival cà phê” tỏa hương, con người của xứ sở cà phê cũng “tỏa nhiệt”.

    Lễ hội đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm từ các lần tổ chức trước đây, bắt kịp thời đại và xu hướng, thị hiếu của thị trường kinh doanh du lịch. Chủ đề “Tinh hoa đại ngàn” của lễ hội nhằm đề cập đến tất cả những yếu tố văn hóa của Tây Nguyên, không chỉ là cà phê.

    Diễn ra trong một tuần, ngày nào Đắk Lắk cũng tràn ngập không khí lễ hội. Du khách uống cà phê miễn phí tại các quán cà phê có “cá tính”, đậm chất Tây Nguyên, tham gia các hội chợ thương mại, tham dự lễ hội đua voi, xem voi đá bóng, dự triển lãm, hòa mình vào lễ hội đường phố, tham quan các khu du lịch, các địa danh nổi tiếng. Đặc biệt, du khách còn được trực tiếp thưởng thức các món ăn đặc trưng của Tây Nguyên. Thật sự, đây là một bữa tiệc làm hài lòng bất cứ ai và cũng là cơ hội để Tây Nguyên giới thiệu tất cả các vốn văn hóa, qua đó tôn vinh miền đất và con người nơi đây.

    200 hình ảnh trưng bày trong triển lãm ảnh “44 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột – những chặng đường lịch sử” đã công bố tập hợp các tư liệu lịch sử, diện mạo chung là kinh tế xã hội, tự nhiên, quá trình phát triển của mảnh đất Tây Nguyên. Có lẽ, điều hấp dẫn nhất của lễ hội cà phê là sự kiện văn hóa này luôn được tổ chức đúng ngày kỉ niệm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, trúng mùa hoa cà phê nở rộ và đúng trung tuần tháng 3 – mùa mà Tây Nguyên rực rỡ nắng vàng, tháng đẹp nhất trong năm.

    Trong ngày 12-3, 200 nghệ nhân dân gian đã tham gia phục dựng các nghi lễ truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với diễn tấu cồng chiêng. Đây là một trong số những hoạt động lễ hội được giới nghiên cứu văn hóa dân gian trông đợi nhất. Bởi lẽ, đối với nghi thức văn hóa cồng chiêng gắn với nghi lễ, không phải lúc nào cũng có thể bắt gặp trong đời sống thường ngày. Một vài nghi lễ chỉ được tổ chức khi có sự cố hạn hán, mất mùa, gia đình có tang, bản làng có các sự cố ngoài ý muốn.

    Ngoài ra, một số nhạc cụ, dụng cụ theo truyền thống cũng không được tự ý sử dụng. Đồng bào dân tộc thiểu số ở đây quan niệm rằng, khi đã tấu nhạc cụ, đánh trống thì cũng là gọi đấng thần linh về chứng kiến. Vì vậy, không thể tùy tiện thực hiện các nghi lễ một cách cẩu thả, không đúng phong tục và bất thường. Đơn cử như lễ cúng voi là nghi lễ quen thuộc với người dân Tây Nguyên trước đây. Nghi lễ tổ chức khi có con voi mới được gia nhập ở một gia đình nào đó trong buôn. Cho đến bây giờ, đàn voi dần ít đi, các gia đình không mua thêm voi, nghi lễ cúng cầu sức khỏe cho voi, cho voi nhập gia hoặc xuất gia cũng gần như không còn nữa.

    Ở lễ hội năm 2019, các nghi lễ phục dựng gồm có lễ cầu mưa, lễ kết nghĩa anh em của dân tộc Ê Đê, lễ bắc máng nước của dân tộc Sê Đăng, lễ mừng lúa mới của dân tộc K’ho, lễ cưới của người dân tộc M’nông và lễ cúng nhà rông mới của đồng bào dân tộc Ba Na.

    4dwi_22a
    Trình diễn đẽo tượng gỗ Tây Nguyên tại các khu du lịch. Ảnh: TTH

    Tại các địa điểm du lịch văn hóa như buôn Ako Dhong (một bản Ê Đê làm du lịch cộng đồng), buôn Ko Tam, trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột và xã Krông Na, lần lượt các nghi lễ được thực hiện để nhằm đảm bảo các tổ hợp lễ hội được diễn ra trong không gian văn hóa thực tế tại bản làng, chứ không phải là sân khấu hóa, làm hỏng nghi thức dân gian.

    Rút kinh nghiệm từ các lễ hội trước đây, các hình thức tổ chức quy tụ nghệ nhân dân gian được đặc biệt coi trọng. Để các nghệ nhân cống hiến tận tâm và tham gia vào quá trình bảo tồn văn hóa, bản thân các nghệ nhân phải được tôn trọng, được khuyến khích để họ ý thức được mình là chủ nhân của lễ hội, là “cá thể sống” của văn hóa cần bảo lưu, truyền lại.

    Các nghệ nhân, nhân dân và chính quyền của 5 tỉnh Tây Nguyên đều tham gia tích cực trong các nội dung của lễ hội. Một lần nữa, ý chí, sự quyết tâm và đoàn kết của các dân tộc Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông) được thể hiện. Chương trình lễ hội còn kéo dài với rất nhiều các phần xã hội hóa.

    Đặc biệt, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch không bỏ qua cơ hội này. Họ muốn kéo dài lễ hội đến hết tháng 3, bằng nhiều hình thức hấp dẫn. Giá trị gia tăng của lễ hội lan tỏa và quyền lợi thụ hưởng lớn nhất đã thuộc về con người mảnh đất Tây Nguyên. Du khách khắp nơi hân hoan, náo nức đổ về đây dể thưởng thức văn hóa Tây Nguyên trong những ngày tháng 3 này.

    Nguồn : Biên Phòng
    Tin liên quan
  • Đắk Lắk: Nét đẹp thuyền độc mộc trên hồ Lắk

    Đắk Lắk: Nét đẹp thuyền độc mộc trên hồ Lắk

  • Đắk Lắk vinh dự có món ăn và quà tặng được lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam và Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021

    Đắk Lắk vinh dự có món ăn và quà tặng được lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam và Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021

  • Đắk Lắk có 38 di tích được xếp hạng

    Đắk Lắk có 38 di tích được xếp hạng

  • Chương trình Công tác của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk năm 2021

    Chương trình Công tác của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk năm 2021

  • Tin mới
  • Đắk Lắk: Nét đẹp thuyền độc mộc trên hồ Lắk

    Đắk Lắk: Nét đẹp thuyền độc mộc trên hồ Lắk

  • Du lịch chủ động, tiếp tục vượt khó

    Du lịch chủ động, tiếp tục vượt khó

  • Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 2 giảm 38%

  • Chiến lược của Lodgis Hospitality tại thị trường du lịch Việt Nam

  • Đắk Lắk vinh dự có món ăn và quà tặng được lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam và Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021

  • Đắk Lắk có 38 di tích được xếp hạng

  • Hiệp hội Du lịch TPHCM kiến nghị miễn giảm thuế, Bộ Tài chính nói gì?

  • Chương trình Công tác của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk năm 2021

  • Dừng tổ chức các lễ hội đến hết ngày 10-3-2021

  • Doanh thu dịch vụ ăn uống, du lịch dịp Tết giảm mạnh

  • Tin trong tỉnh
  • Đắk Lắk: Nét đẹp thuyền độc mộc trên hồ Lắk

    Đắk Lắk: Nét đẹp thuyền độc mộc trên hồ Lắk

  • Đắk Lắk vinh dự có món ăn và quà tặng được lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam và Top 100 đặc sản quà tặng Việt Nam giai đoạn 2020 – 2021

    Đắk Lắk vinh dự có món ăn và quà tặng được lọt vào Top 100 món ăn đặc sản Việt Nam và Top 100 đặc ...

  • Đắk Lắk có 38 di tích được xếp hạng

    Đắk Lắk có 38 di tích được xếp hạng

  • Chương trình Công tác của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk năm 2021

    Chương trình Công tác của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk năm 2021

  • Dừng tổ chức các lễ hội đến hết ngày 10-3-2021

    Dừng tổ chức các lễ hội đến hết ngày 10-3-2021

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Đa dạng hóa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Đắk Lắk

    Đa dạng hóa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Đắk Lắk
  • 2.

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021
  • 3.

    Đoàn FAMTRIP Đắk Lắk khảo sát các tuyến, điểm du lịch tại Đắk Nông

    Đoàn FAMTRIP Đắk Lắk khảo sát các tuyến, điểm du lịch tại Đắk Nông
  • 4.

    Một thoáng Ban Mê

    Một thoáng Ban Mê
  • 5.

    Du lịch vượt dòng Serepok

    Du lịch vượt dòng Serepok
  • 6.

    Tập huấn Du lịch có trách nhiệm với môi trường và văn hóa địa phương

    Tập huấn Du lịch có trách nhiệm với môi trường và văn hóa địa phương
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter