• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông: Giữ tính “thiêng” trong lễ hội khi đưa vào phục vụ du lịch

    Thứ Hai, 03-10-2016 / 9:14:09 Sáng
    Đăng bởi : Sao Việt Media
    971 Lượt xem

    Ngành Văn hóa Đắk Lắk đang tiến hành xây dựng Dự án Điều tra, khảo sát và chọn lọc các lễ hội cổ truyền tiêu biểu của các dân tộc thiểu số tại chỗ nhằm đưa vào phục vụ hoạt động du lịch. Và một khi lễ hội được coi là sản phẩm du lịch thì điều gì sẽ xảy ra giữa bảo tồn và phát triển vốn văn hóa của các tộc người ở đây? PV Báo Đắk Lắk đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này với Tiến sĩ TUYẾT NHUNG BUÔN KRÔNG (Phó Giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn –  Trường ĐH Tây Nguyên)  

    Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông.
    Tiến sĩ Tuyết Nhung Buôn Krông.

    •Bà nhìn nhận thế nào khi lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk được đưa vào phục vụ du lịch?

     Theo tôi là rất tốt, bởi thông qua “kênh” du lịch, giá trị và bản sắc văn hóa của các tộc người ở đây được nhiều người biết đến. Hay nói cách khác, đó là cơ hội, điều kiện để giới thiệu và quảng bá rộng rãi giá trị, bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Điều quan trọng nhất là người làm du lịch phải thật sự hiểu biết sâu sắc và tường tận về văn hóa lễ hội của các dân tộc thiểu số tại chỗ, để khi đưa vào phục vụ du khách như những sản phẩm du lịch khác vẫn giữ cho được tính “thiêng” của nó.

    Có thể nói, trong các loại hình di sản văn hóa phi vật thể, thì lễ hội truyền thống được xem là một loại hình di sản tiêu biểu mang tính tổng thể. Trong đó nổi bật các đặc trưng chủ yếu: Thứ nhất, lễ hội truyền thống là một dạng sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh; thể hiện tính cố kết (sức mạnh) cộng đồng; giáo dục tinh thần dân tộc; tổ chức sinh hoạt nghệ thuật dân gian và phát triển văn hóa dân gian… Thứ hai, hoạt động lễ hội truyền thống không chỉ là không gian bảo tồn văn hóa dân gian mà còn hướng đến việc phổ biến, phát huy các giá trị của các loại hình di sản văn hóa như: tín ngưỡng, phong tục tập quán, ẩm thực, trang phục, dân ca – dân vũ, cồng chiêng của người Tây Nguyên.

    Khi quan sát kỹ quy trình tổ chức lễ hội – nếu như phần lễ thể hiện quan niệm của cộng đồng về tín ngưỡng, tâm thức hướng về cội nguồn thì trong phần hội các hoạt động mang tính gắn kết cộng đồng, biểu trưng sức mạnh, thể hiện tâm tư, tình cảm của cộng đồng. Tính “thiêng” qua phần lễ gắn với tín ngưỡng, lịch sử – văn hóa, tác động đến ứng xử, quan niệm của cộng đồng với môi trường cư trú. Hội là “phần đời”- nơi giải tỏa tâm lý, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập của cộng đồng. Các giá trị văn hóa ấy lại được trao truyền và quay trở lại tác động đến tâm tư, tình cảm, nhận thức của người tham gia lễ hội.

    Tôi nghĩ, qua “kênh” du lịch, sự lan tỏa này không chỉ dừng lại trong phạm vi chủ thể di sản mà còn tác động đến nhận thức, tình cảm du khách tham gia lễ hội. Một điều chắc chắn rằng, các lễ hội như hiến trâu, cúng bến nước, bỏ mả, lễ kết nghĩa… đi cùng với vũ điệu cồng chiêng, trở thành điểm nhấn khó quên đối với du khách thập phương khi tham gia lễ hội. Với chức năng và vị trí quan trọng đó, lễ hội truyền thống ở đây hoàn toàn xứng đáng để chúng ta bảo tồn và phát huy giá trị của nó thông qua hoạt động kinh tế du lịch. Điều đó sẽ đáp ứng được phần nào mục tiêu bảo tồn văn hóa song song với phát triển kinh tế cho cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên theo hướng bền vững hơn

    • Trên thực tế, lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk đã được không ít doanh nghiệp khai thác, phục vụ du khách, nhưng có một số lễ hội đã bị “bóp méo”, không còn mang tính chân thực vốn có nữa. Theo bà, cần làm gì để khắc phục tình trạng này?

    Đúng là có tình trạng đó! Do chạy theo mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận nên không ít đơn vị làm du lịch đã bất chấp, không tham vấn cộng đồng-chủ thể vốn văn hóa ấy, mà tự mình đứng ra “đạo diễn”, rồi đóng luôn vai trò “ông bầu” khiến bản chất đích thực của lễ hội truyền thống ở đây thay đổi theo hướng không tích cực, hay nói như nhà báo là bị “bóp méo”, dẫn tới việc du khách hiểu không đúng giá trị, bản sắc vốn có của lễ hội trong đời sống văn hóa các tộc người ở Tây Nguyên.

    Vì thế, theo tôi giữa hai bên: chủ thể văn hóa và người làm du lịch cần hiểu nhau hơn để tìm đến sự hài hòa trong bảo tồn-phát triển. Trong mọi hoạt động lễ hội, kể cả khi nó là sản phẩm du lịch thì cũng phải đặt vị trí chủ thể vốn văn hóa đó lên hàng đầu và phải giữ cho được tính “thiêng” trong lễ hội. Dĩ nhiên, giữ được tính “thiêng” này, ngoài chủ thể văn hóa ấy ra không ai thay thế thực hành được.

    •Bà đánh giá thế nào về tiềm năng của loại hình du lịch này?

    Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng tiềm năng du lịch lễ hội là rất lớn, dồi dào và đặc biệt là rất đa dạng. Vấn đề là cần phải khẩn trương sưu tầm, khảo sát một cách tổng thể các lễ hội truyền thống còn tồn tại; xác định nội hàm, giá trị, vai trò của chúng một cách có hệ thống và khoa học. Trên cơ sở đó, lựa chọn các lễ hội tiêu biểu, phù hợp xây dựng tư liệu lưu trữ để làm cơ sở cho việc phục dựng, tái hiện và khai thác giá trị văn hóa chứa đựng trong đó nhằm phục vụ cho ngành kinh tế du lịch.

    Cụ thể là nên khảo sát, nghiên cứu bảo tồn, phát huy giá trị, bản chất, ý nghĩa của các lễ hội: cúng lúa mới, cúng bến nước, lễ kết nghĩa, cúng đất làng, cúng sức khỏe, cầu mưa… tại một số địa phương nằm trong vùng (dự án) du lịch để có thể nhanh chóng hiện thực hóa ý tưởng, mục tiêu đặt ra.  Một khi ý tưởng ấy trở thành hiện thực thì thông qua các chương trình du lịch với lễ hội truyền thống, du khách sẽ hiểu hơn về con người và vùng đất giàu bản sắc này. Từ đó dần hình thành suy nghĩ, thái độ ứng xử phù hợp với các nguyên tắc của văn hóa Tây Nguyên. Hơn nữa, một khi di sản lễ hội truyền thống được phát triển cũng đồng nghĩa với việc phát triển du lịch bền vững, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để chủ thể di sản văn hóa ấy tham gia, tạo thu nhập, góp phần phát triển kinh tế – xã hội cho các cộng đồng dân tộc có mặt ở đây.

           Đình Đối (thực hiện)

    Nguồn : Nguồn: Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

    Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

    Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

  • Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

    Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

  • Dư vị… cà phê miễn phí

    Dư vị… cà phê miễn phí

  • Tin mới
  • Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề

    Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề

  • Cần những cán bộ sân bay ‘biết mỉm cười’ đón khách du lịch

    Cần những cán bộ sân bay ‘biết mỉm cười’ đón khách du lịch

  • Hiến kế hút khách quốc tế

  • Ngành du lịch Thái Lan đang nhanh chóng hồi sinh sau đại dịch

  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Vì sao khách Việt du lịch Nhật Bản đông kỷ lục, đi cả chục lần không chán?

  • Tạp chí nước ngoài giới thiệu 10 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

  • Vietnam expects to enter top 30 countries in terms of tourism competitiveness: PM

  • Khách nước ngoài lựa chọn 4 món từ sợi tuyệt nhất trong ẩm thực Việt

  • Tin trong tỉnh
  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

    Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

    Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

  • Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

    Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

  • Dư vị… cà phê miễn phí

    Dư vị… cà phê miễn phí

  • Mô hình du lịch thân thiện tại Vườn quốc gia Yok Đôn tiếp nhận 2 cá thể voi nhà

    Mô hình du lịch thân thiện tại Vườn quốc gia Yok Đôn tiếp nhận 2 cá thể voi nhà

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 2.

    Chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023
  • 4.

    Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023

    Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức đón Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
  • 5.

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU – ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK MỚI NHẤT CẬP NHẬT ...

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU – ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK MỚI NHẤT CẬP NHẬT THÁNG 11/2022
  • 6.

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter