Ngày 03/4, tại Bảo tàng Đắk Lắk, Triển lãm “Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam” chính thức khai mạc.
Triển lãm do Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Nam Định và Bảo tàng Đắk Lắk tổ chức.
Toàn cảnh bên ngoài Bảo tàng Đắk Lắk
Nghê đá đang trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk
Bà Đặng Thị Bích Nhi – Thứ trưởng Bộ VHTTDL Phát biểu khai mạc Triển lãm
Toàn cảnh bên trong triển lãm
Đại diện lãnh đạo cắt băng khai mạc triển lãm
Đây là lần đầu tiên hình tượng nghê và sư tử gắn bó với lịch sử của nghệ thuật điêu khắc Việt ra mắt công chúng trong và ngoài nước tại Đắk Lắk.
Dự lễ cắt băng khai mạc triển lãm có đại đại diện của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng tỉnh Nam Định, lãnh đạo Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch 5 tỉnh Tây Nguyên cùng với hàng trăm học sinh, sinh viên của Trường Đại học Tây Nguyên ….
Tại Triển lãm, có khoảng 60 hiện vật từ thời Lý, Trần, Hậu Lê đến Nguyễn được tạo tác bằng các vật liệu đá, gỗ, sành, gốm… và một số tư liệu, tài liệu khoa học như các hình ảnh, bản vẽ đồ họa, tường giải trên cơ sở nghiên cứu hiện vật. Trong đó, đặc biệt có một số hiện vật lớn về hình tượng sư tử và nghê có giá trị thẩm mỹ cao về tạo hình, và sự phong phú, đa dạng trong cách thể hiện.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, sự xuất hiện của những con sư tử Trung Hoa tại một số điểm, không gian văn hóa Việt đã trở thành vấn đề có nhiều tranh luận sôi nổi trên báo chí và dư luận xã hội.
Triển lãm Từ bối cảnh trên, triển lãm lần này được kỳ vọng góp phần quảng bá đến người xem tại Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung những giá trị độc đáo của kho tàng di sản nghệ thuật dân tộc.
Triển lãm hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam tại Đắk Lắk diễn ra từ ngày 03 đến 17 tháng 4 năm 2015.
Tin, ảnh VH