• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Vang vọng cồng chiêng đại ngàn

    Thứ Hai, 20-03-2017 / 9:19:45 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    826 Lượt xem

    Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, âm hưởng cồng chiêng đi suốt đời người. Tiếng cồng chiêng như sức sống mãnh liệt của người Tây Nguyên giữa đại ngàn nắng, gió.

    “Đánh cho con khỉ quên bám chặt cành cây
    Đánh cho chuột, sóc quên đào hang, cho rắn nằm dài
    Cho hươu, nai đứng nghe quên ăn cỏ…”.
     

    Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là đồng bào các dân tộc: Ba Na, Xơ Đăng, M’Nông, Cơ Ho, Rơ Măm, Ê Đê, Gia Rai… Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Tiếng cồng chiêng ngân nga sâu lắng, trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và với tiếng lòng người, sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên.

     

    Tiếng cồng chiêng ngân lên, mọi người cùng nắm tay nhau nhảy múa vui hội.

     
    Nhà nghiên cứu dân gian Chu Lân cho biết: Cồng là loại có núm, chiêng không có núm. Quan niệm của người Tây Nguyên, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Cồng chiêng càng cổ thì quyền lực của vị thần càng cao. Cồng chiêng còn là tài sản quý giá, biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có.

    Đã có thời một chiếc chiêng giá trị bằng hai con voi hoặc 20 con trâu. Vào ngày hội, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Cồng chiêng do vậy góp phần tạo nên những sử thi, những áng thơ ca đậm chất văn hóa Tây Nguyên vừa lãng mạn, vừa hùng tráng.

     

    Trong nghi lễ, ngày hội, tiếng cồng chiêng luôn âm vang như linh hồn của người dân Tây Nguyên.

     
    Mỗi dân tộc có những đặc trưng riêng của cồng chiêng và có thể được dùng đơn lẻ, hoặc dùng theo dàn, theo bộ. Dàn cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức như một dàn nhạc, diễn tấu những bản nhạc đa âm với các hình thức hòa điệu khác nhau.

    Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại vào năm 2015. Trải qua bao năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ.

     

    Các “thủ chiêng” thi đấu tranh tài trong dịp lễ hội.

     
    Hiện nay, hầu hết các buôn làng Tây Nguyên đều có những đội cồng chiêng phục vụ đồng bào trong sinh hoạt cộng đồng, trong dịp hội hè. Chính quyền địa phương, các già làng, nghệ nhân đã làm tốt công tác truyền dạy cho lớp trẻ hiểu và biết đánh cồng chiêng. Các cuộc thi, liên hoan văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên cấp huyện, tỉnh và vùng, nghệ nhân được học hỏi, giao lưu, đoàn kết và kế thừa những nét đẹp truyền thống của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên.
     
    Bài và ảnh: Việt Hoàng
    Nguồn : Theo Tintức
    Tin liên quan
  • Thổi hồn vào gốc cà phê

    Thổi hồn vào gốc cà phê

  • Quảng bá du lịch qua các sản phẩm lưu niệm

    Quảng bá du lịch qua các sản phẩm lưu niệm

  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

    Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

    Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

  • Tin mới
  • Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế hạng sang

    Giải pháp thu hút khách du lịch quốc tế hạng sang

  • Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận-Hội tụ xanh”

    Khai mạc Năm Du lịch quốc gia 2023 “Bình Thuận-Hội tụ xanh”

  • Ít khách quốc tế, cơ sở lưu trú du lịch tại TP.HCM đối mặt nhiều thách thức

  • Thổi hồn vào gốc cà phê

  • Quảng bá du lịch qua các sản phẩm lưu niệm

  • Trung Quốc khởi động chương trình xúc tiến du lịch theo chủ đề

  • Cần những cán bộ sân bay ‘biết mỉm cười’ đón khách du lịch

  • Hiến kế hút khách quốc tế

  • Ngành du lịch Thái Lan đang nhanh chóng hồi sinh sau đại dịch

  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Tin trong tỉnh
  • Thổi hồn vào gốc cà phê

    Thổi hồn vào gốc cà phê

  • Quảng bá du lịch qua các sản phẩm lưu niệm

    Quảng bá du lịch qua các sản phẩm lưu niệm

  • Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

    Đánh thức tiềm năng du lịch Krông Búk

  • Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

    Ca kịch “Khát vọng Dam Săn”: Tiếng vọng từ đại ngàn

  • Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

    Định hình đô thị lễ hội: Cần có chiến lược dài hơi

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 2.

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Kế hoạch tổ chức Lễ Bế mạc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023

    Danh sách cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cập nhật tháng 2 năm 2023
  • 4.

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU – ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK MỚI NHẤT CẬP NHẬT ...

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU – ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LĂK MỚI NHẤT CẬP NHẬT THÁNG 11/2022
  • 5.

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023

    Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023
  • 6.

    Tổng kết công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023

    Tổng kết công tác Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter