Rõ ràng đây là những tín hiệu tích cực, báo hiệu sự phát triển mạnh mẽ của du lịch sau dịch. Tuy nhiên con số này so với những năm trước khi dịch diễn ra vẫn không phải là cao, mặc dù chúng ta đã áp dụng rất nhiều biện pháp kích cầu.
Để du lịch thực sự cất cánh như kỳ vọng, chúng ta cần phải có giải pháp mạnh mẽ hơn nữa đối với phát triển ngành dịch vụ, du lịch.Tăng cường công tác xúc tiến quảng bá du lịch; cải thiện môi trường du lịch; phát động các phong trào quảng bá du lịch gắn với phong trào xây dựng đời sống văn hóa của từng khu dân cư, từng người dân…
Đặc biệt, đối với lĩnh vực văn hóa, trong đó có công tác bảo tồn các di tích đây chính là một trong những điểm đến quan trọng của du lịch, chính vì vậy chúng ta phải biết phát huy và gắn công tác bảo tồn với du lịch. Cần có nguồn đầu tư kinh phí bởi nhu cầu vốn tu bổ của các hạng mục di tích trên luôn trong tình trạng thiếu; quy trình thủ tục cũng rất phức tạp.
Sau dịch bệnh, nhân lực du lịch có sự dịch chuyển. Khi dịch bệnh xảy ra, công nhân vẫn có thể sản xuất, có lương, nhưng ngành du lịch đóng cửa hoàn toàn không thể hoạt động. Vì vậy, nhiều lao động chuyển sang ngành khác nên khi du lịch phục hồi thì nhân lực thiếu hụt, vì vậy để phục hồi du lịch trước hết chúng ta cần tập trung giải bài toán về nguồn nhân lực của ngành du lịch. Bởi đây chính là “chìa khóa” mở ra mọi cánh cửa để du lịch phát triển và “cất cánh”.
Trước hết có lẽ các đơn vị cần phải tập trung đào tạo nguồn nhân lực; cần nâng cao chất lượng đào tạo ngành du lịch, nhất là nhân lực cấp cao, quản trị du lịch, lao động ngành nghề, đa dạng hóa hình thức đào tạo, chú ý liên kết đào tạo…
Các công ty lữ hành lớn đang khắc phục bằng cách tuyển chọn sinh viên các trường du lịch, đưa về trực tiếp hướng dẫn, thực hành để bù đắp thiếu hụt đây có thể coi là một trong những giải pháp tình thế khá hữu hiệu hiện nay.
Theo kết quả thống kê, đến nay, số người trong ngành du lịch là 19,8 triệu lao động, tăng 489 nghìn lao động so với quý trước. Bình quân mỗi quý, lĩnh vực du lịch tăng khoảng 900 nghìn lao động, mức tăng rất cao nếu so với khu vực công nghiệp, nông nghiệp. Chính vì vậy cần phải có kế hoạch căn cơ cho việc đào tạo lực lượng làm du lịch về kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực tự chủ và thích ứng; các kỹ năng mới, thích ứng thay đổi thế giới việc làm…. một cách bài bản, chuyên nghiệp, đủ năng lực cạnh tranh thì rất khó có thể trụ được trước những trận “bão” biến đổi của thị trường, dịch bệnh, môi trường…