• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Thì thầm từ gốm Yang Tao

    Thứ Ba, 27-05-2025 / 4:15:35 Chiều
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    23 Lượt xem

    Nhờ may mắn làm cái nghề viết lách nên tôi từng có dịp đến nhiều trung tâm gốm của cả nước. Nghề gốm mỗi nơi mỗi kiểu, sản phẩm đơn giản có, tinh xảo có; quy trình tạo tác thủ công lẫn công nghiệp hóa vài ba công đoạn cũng có.

    Mỗi nơi đều cho tôi những ấn tượng khác nhau. Nhưng khi đến buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, lần đầu thấy những người phụ nữ M’nông Rlăm làm gốm tôi mới giật mình. Có lẽ, đây là cách làm gốm nguyên thủy nhất mà tôi từng chứng kiến, và qua đó đã hiện ra vẻ đẹp thực sự của cái nghề được xếp vào cổ sơ nhất của loài người.

    Tôi không muốn nói nhiều về nguyên liệu hay cách thức làm gốm của người M’nông Rlăm. Bởi Yang Tao ở cuối nguồn con sông Mẹ – sông Krông Ana phía Đông Bắc, trước khi hợp lưu cùng sông Cha – sông Krông Nô thành dòng Sêrêpốk hùng vĩ đổ ngược về phía Tây. Nơi đây đất đai khá trù phú nhưng quan trọng là dọc sâu các bãi bồi luôn có các vỉa đất sét dẻo mịn.

    Đây là nguồn nguyên liệu dồi dào để các amí dùng làm gốm. Đất sét được các amí đem về dùng chày giã cho đến khi các thớ đất trộn đều, kết dính vào nhau.

    Tiếp đến, khối đất sét sau khi giã được kéo đều thành từng sợi thuôn dài như sợi chão, đường kính to nhỏ tùy theo sản phẩm định làm. Những sợi chão đất đó sẽ được cuộn hoặc xếp lại từ thấp lên cao theo hình dạng sản phẩm. Tiếp nữa, không dùng đến bàn xoay, các amí chỉ dùng tay hoặc mảnh vải ướt đi vòng quanh, vừa đi vừa miết để tạo hình, miết đều mặt ngoài, mặt trong cho đến khi sản phẩm định hình thì đem phơi.

    Làm gốm ở Yang Tao. Ảnh: Nguyễn Gia

    Đến đây coi như xương gốm đã hoàn thành, tùy vào thời tiết, phơi đến khi sản phẩm se lại vừa đủ thì vẽ họa tiết rồi sau đó đem nung. Muốn tạo màu cho sản phẩm, các amí chỉ tạo thêm màu khói đen bằng tro mịn đốt ra từ vỏ trấu. Gốm ở Yang Tao nung lộ thiên bằng củi hoặc rơm rạ, chỉ tầm 1 – 2 giờ là sản phẩm ra lò. Chỉ thế thôi nhưng với tôi, sản phẩm gốm Yang Tao có sức hấp dẫn kỳ lạ. Và quy trình làm gốm Yang Tao cứ như thôi miên người xem vào một trải nghiệm khó cắt nghĩa.

    Nhiều sách vở nói rằng nghề gốm xuất hiện đầu tiên khoảng hơn 7.000 năm trước Công nguyên, khởi phát từ vùng Trung Đông. Về sau, người Trung Hoa, Nhật Bản, Việt Nam và nhiều quốc gia khác ở châu Á cũng biết làm gốm. Nghề gốm và sản phẩm gốm thịnh hành lan rộng sang cả châu Âu. Giới khảo cổ cũng cho biết, sản phẩm gốm dạng sơ khai nhất khai quật ở vùng Trung Đông có dấu vết của những chiếc nan. Rồi khi nghề gốm phát triển, sản phẩm gốm như ngày nay đã có hàng nghìn quy trình, bí quyết khác nhau để tạo hình, tạo màu, tạo độ bền.

    Từ dòng gốm nguyên thủy này, tôi nghiệm ra nghệ thuật nhiều khi chẳng cần cao siêu, chuyên chú. Hãy nhìn các amí khi vẽ họa tiết trên xương gốm, họ dùng cành cây vót nhọn để khắc chạm các đường kỷ hà hoặc motif hoa văn đơn giản. Nếu cần hình tròn họ dùng đồng xu hoặc vòng đeo tay. Tôi đã từng nhìn thấy và thán phục khi có amí dùng vỏ sò, chiếc muỗng… để tạo hoa văn. Nghĩa là bất cứ vật dụng nào có dạng hình học cần dùng là dùng, không câu nệ. Theo tôi, đấy là nghệ thuật đã đạt đến độ tối giản. Tối giản trong đời sống chỉ bằng hai màu, nâu nhạt của gốm và màu khói đen của tro trấu, nhưng lại ẩn chứa một ý niệm nghệ thuật dân gian đặc sắc.

    Nghệ nhân làng gốm Yang Tao. Ảnh: Hữu Hùng

    Nhiều nhà Tây Nguyên học còn cho rằng, tuy gốm Yang Tao đơn giản nhưng nó là nơi cất giấu những bí ẩn của dòng chảy văn hóa thời quá vãng. Trong một giai đoạn lịch sử xa xưa, gốm Yang Tao từng được các thương nhân, chủ nhân của dòng gốm này đưa đi giao lưu, mua bán nhiều nơi trên đất Tây Nguyên, thậm chí về tận duyên hải miền Trung.

    Gốm Yang Tao được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố đưa vào danh mục Di sản văn hóa quốc gia phi vật thể vào tháng 12/2024. Mới đây, tháng 3/2025, tại Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk có hoạt động trình diễn nghề làm gốm cổ Yang Tao với nhiều nghệ nhân tham gia, được du khách gần xa trầm trồ tán thưởng. Dù vậy, có thể thấy, như nhiều nghề thủ công truyền thống khác, gốm Yang Tao đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức trong việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.

    Công đoạn vẽ họa tiết trên gốm. Ảnh: Hữu Hùng

    Dòng gốm Yang Tao của người M’nông Rlăm quả là đang khó nhọc vươn ra thị trường, nhưng tôi nghĩ đó cũng chỉ là một gấp gãy trong đời sống ngày càng thực dụng. Nói vậy là bởi tôi đã đi và chứng kiến nhiều làng nghề gốm như Thanh Hà (Quảng Nam), Bàu Trúc (Ninh Thuận)… đã và đang hồi sinh, thậm chí ăn nên làm ra. Tất nhiên mọi việc nhờ vào chủ trương, chính sách đúng đắn của các cấp, các ngành liên quan và quan trọng là sự tâm huyết của những nghệ nhân giữ lửa nghề. Vì lẽ đó, tôi hy vọng lắng nghe được lời thì thầm từ gốm Yang Tao, rằng một ngày không xa sẽ lại được công chúng biết đến, tìm đến và yêu mến một dòng sản phẩm hiện thân cho vùng đất đỏ bazan trên cao nguyên này.

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại thành phố Buôn Ma Thuột

    Tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại thành phố Buôn Ma Thuột

  • Vượt thác Gia Long, xuôi dòng sông Sêrêpôk

    Vượt thác Gia Long, xuôi dòng sông Sêrêpôk

  • Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk – Phú Yên bàn phương án liên kết, hợp tác, phát triển sau sáp nhập tỉnh

    Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk – Phú Yên bàn phương án liên kết, hợp tác, phát triển sau sáp nhập tỉnh

  • Kế hoạch nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch; cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

    Kế hoạch nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch; cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

  • Tin mới
  • Tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại thành phố Buôn Ma Thuột

    Tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại thành phố Buôn Ma Thuột

  • Thông tư quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

    Thông tư quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

  • Vượt thác Gia Long, xuôi dòng sông Sêrêpôk

  • Sáp nhập tỉnh – cơ hội cho du lịch MICE bứt phá

  • Lượng khách quốc tế đến Việt Nam cao nhất trong 10 năm

  • Du lịch Việt Nam lập kỷ lục trong vòng một thập kỷ

  • Việt Nam đón hơn 9,2 triệu lượt khách quốc tế trong 5 tháng đầu năm 2025

  • 40 hoạt động, sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội Văn hóa – Du lịch biển Khánh Hòa 2025

  • DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025

  • DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU, ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025

  • Tin trong tỉnh
  • Tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại thành phố Buôn Ma Thuột

    Tổ chức Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2025 tại thành phố Buôn Ma Thuột

  • Vượt thác Gia Long, xuôi dòng sông Sêrêpôk

    Vượt thác Gia Long, xuôi dòng sông Sêrêpôk

  • Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk – Phú Yên bàn phương án liên kết, hợp tác, phát triển sau sáp nhập tỉnh

    Hiệp hội Du lịch Đắk Lắk – Phú Yên bàn phương án liên kết, hợp tác, phát triển sau sáp nhập tỉnh

  • Kế hoạch nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch; cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

    Kế hoạch nâng cao chất lượng cơ sở lưu trú du lịch; cơ sở kinh doanh ăn uống, mua sắm đạt tiêu chuẩn ...

  • Đắk Lắk công bố Chương trình kích cầu du lịch dịp hè: “Vui hè khám phá Đại ngàn – Vô vàn thú vị”

    Đắk Lắk công bố Chương trình kích cầu du lịch dịp hè: “Vui hè khám phá Đại ngàn – Vô vàn thú ...

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU, ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH KHU, ĐIỂM DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025
  • 2.

    Đắk Lắk Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ hè năm 2025

    Đắk Lắk Chương trình kích cầu thu hút khách du lịch trong dịp nghỉ hè năm 2025
  • 3.

    DANH SÁCH CƠ SỞ LƯU TRÚ TỈNH ĐẮK LẮK TÍNH ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025

    DANH SÁCH CƠ SỞ LƯU TRÚ TỈNH ĐẮK LẮK TÍNH ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025
  • 4.

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025

    DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DỊCH VỤ LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CẬP NHẬT ĐẾN THÁNG 5 NĂM 2025
  • 5.

    Du lịch Việt Nam: Thác Dray Nur vẻ đẹp hùng vĩ giữa đại ngàn Tây Nguyên

    Du lịch Việt Nam: Thác Dray Nur vẻ đẹp hùng vĩ giữa đại ngàn Tây Nguyên
  • 6.

    Huyện Krông Ana có 5 điểm du lịch được công nhận

    Huyện Krông Ana có 5 điểm du lịch được công nhận
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter