• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Phone : 0262 351 77 79
  •  Dak Lak Tourism Promotion Information Center
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Local News
    • >

    K’pan – chiếc ghế gắn kết cộng đồng

    Monday, 07-10-2024 / 9:56:29 AM
    By : Nguyễn Công Luân
    151 View

    K’pan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê Đê. K’pan được làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi để diễn tấu cồng chiêng trong các dịp cưới hỏi, ma chay, thực hiện các nghi lễ truyền thống. Ghế K’pan không chỉ là vật dụng sinh hoạt hằng ngày trong gia đình mà còn là thước đo về sự giàu có, là biểu hiện của tình bằng hữu, sự gắn kết của cộng đồng buôn làng.

    Du khách tìm hiểu về chiếc ghế K’pan được trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk.
    Du khách tìm hiểu về chiếc ghế K’pan được trưng bày tại Bảo tàng Đắk Lắk.

    Theo các già làng người Ê Đê ở Đắk Lắk, K’pan là chiếc ghế độc lập, được đẽo từ nguyên thân một cây gỗ. Người Ê Đê hay dùng cây gòn rừng, cây sao và cây dầu nước để làm ghế K’pan. Thông thường, ghế K’pan có độ dài từ 10-15 m, rộng khoảng 60-70 cm, dày khoảng 8 cm, hơi cong hai bên đầu, có hai hoặc ba chân đỡ, cao hơn 40 cm nhằm tạo dáng vẻ mềm mại và vững chắc khi ngồi.

    Theo nghệ nhân Y Rai Byă, 73 tuổi, ở xã vùng sâu Cư Pui, huyện Krông Bông, để làm được một chiếc ghế K’pan, trước hết gia chủ phải có kinh tế khá giả. Một gia đình không thể làm được mà cần có sự giúp sức của cả buôn làng. Ban đầu, gia đình muốn làm K’pan phải tiến hành họp bàn với họ hàng để thống nhất ý kiến, dự trù kinh phí, vật tư, con người…

    Vài ngày sau, chủ nhà, họ hàng cùng thầy cúng mang theo một ché rượu cần, một con heo nhỏ vào rừng khảo sát tìm một cây có thân to, đẹp, ít cành và thẳng đứng, nhất là không có tổ chim, tổ kiến để chọn. Sau khi chọn được cây, gia chủ đặt các lễ vật dưới gốc cây tiến hành làm lễ cúng xin thần rừng, thần đất và thần cây cho phép gia đình được chặt hạ cây xuống.

    Khi làm lễ cúng xong, đợi 7 ngày sau, nếu buôn làng không có điều gì bất trắc xảy ra thì gia chủ mới kêu gọi khoảng 7-10 thanh niên có sức khỏe, khéo tay trong buôn mang theo rìu vào rừng hạ cây đã chọn. Ðể hạ và đẽo thành một chiếc K’pan, thông thường người Ê Đê phải mất từ 10-15 ngày ăn ngủ trong rừng. Người chủ phải lo đủ thịt lợn, gà, rượu, gạo… phục vụ cho bà con ăn uống trong những ngày làm K’pan.

    Trong ngày làm lễ rước K’pan, chủ nhà ăn mặc tươm tất, chuẩn bị đầy đủ các lễ vật dâng cúng như: 1 con trâu lớn, 7 ché rượu cần, cơm lam, chén tiết canh lợn… Mức độ lớn nhỏ của lễ rước K’pan tùy thuộc vào sự giàu có của mỗi gia đình.

    Khi đầu K’pan chạm đến chân cầu thang, thầy cúng và chủ nhà sẽ bước ra với cây giáo, cái khiên trên tay, làm nghi thức cắm cây giáo lên đầu K’pan, đọc lời khấn xin Yàng. Việc làm này có ý nghĩa xua đuổi tà ma ra khỏi chiếc K’pan và xin thần linh cho phép chủ nhà được sử dụng ghế K’pan.

    Ở trong nhà, K’pan được đặt vào gian khách, dọc theo bức vách bên phải ngôi nhà. Lúc này không ai được ngồi lên K’pan. Thầy cúng liền dắt tay chủ nhà leo lên, leo xuống trên K’pan 3 lần. Đây là biểu hiện của sự thuần hóa, từ nay chủ nhà sẽ là chủ nhân mới của K’pan. Sau đó, những người khác mới được ngồi lên K’pan. Cùng lúc đó, tiếng chiêng nổi lên, thầy cúng làm lễ khấn báo thần linh rằng K’pan đã có chủ.

    Ngày nay, cuộc sống của người Ê Đê ở các buôn làng Tây Nguyên đã có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, về các buôn làng, trong nhiều ngôi nhà dài truyền thống của người Ê Đê vẫn còn đó những chiếc trống, bộ cồng chiêng và nhất là K’pan được ví như chiếc ghế gắn kết cộng đồng mà đồng bào Ê Đê luôn trân trọng gìn giữ, truyền dạy cho thế hệ sau biết được nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

    Source : Nhân Dân
    Related news
  • [In Pictures] Elephant-friendly tourism in Dak Lak

    [In Pictures] Elephant-friendly tourism in Dak Lak

  • Không có hình ảnh

    Dak Lak: Domestic elephants enjoy buffet on World Elephant Day

  • Không có hình ảnh

    Dak Lak, Korean city seek partnership in potential areas

  • The unique architecture of Ede people’s traditional long houses

    The unique architecture of Ede people’s traditional long houses

  • Latest news
  • Press Conference on the 9th Buon Ma Thuot Coffee Festival 2025: The festival promises many new and distinctive activities.

    Press Conference on the 9th Buon Ma Thuot Coffee Festival 2025: The festival promises many new and distinctive activities.

  • [In Pictures] Elephant-friendly tourism in Dak Lak

    [In Pictures] Elephant-friendly tourism in Dak Lak

  • Visit Vietnam Year, Ban Flower Festival 2024 kicks off in Dien Bien

  • 11 Vietnamese dishes listed among top 100 Southeast Asian street foods

  • Tà Đùng Lake captivates with stunning natural beauty

  • Japan to issue e-visas for Vietnamese tour groups

  • Japan to issue e-visas for Vietnamese tour groups

  • 2023 goal of 12-13 million visitors feasible: official

  • Dak Lak: Domestic elephants enjoy buffet on World Elephant Day

  • Dak Lak, Korean city seek partnership in potential areas

  • Local News
  • [In Pictures] Elephant-friendly tourism in Dak Lak

    [In Pictures] Elephant-friendly tourism in Dak Lak

  • Không có hình ảnh

    Dak Lak: Domestic elephants enjoy buffet on World Elephant Day

  • Không có hình ảnh

    Dak Lak, Korean city seek partnership in potential areas

  • The unique architecture of Ede people’s traditional long houses

    The unique architecture of Ede people’s traditional long houses

  • Buon Ma Thuot Coffee Festival: winners of coffee-making contest honoured

    Buon Ma Thuot Coffee Festival: winners of coffee-making contest honoured

  • MOST READ
  • 1.

    Press Conference on the 9th Buon Ma Thuot Coffee Festival 2025: The festival promises many new and distinctive activities.

    Press Conference on the 9th Buon Ma Thuot Coffee Festival 2025: The festival promises many new and distinctive activities.
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    DAK LAK TOURISM INFORMATION AND PROMOTION CENTER

    Address : 12 Tran Hung Dao - Buon Ma Thuot City - Dak Lak

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Phone : 0262 351 77 79

    The copyright belongs to DakLak tourism information and promotion center. All forms of reproduction of information, images must be agreed in writing.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter