Nằm ở xã Yang Reh (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk ), đá Voi hiện lên sừng sững như chú voi khổng lồ đang chìm vào giấc ngủ giữa núi rừng Tây Nguyên.
Buôn Đắk Tuôr, xã Cư Pui, huyện Krông Bông, Đắk Lắk chủ yếu là đồng bào M’Nông sinh sống. Từ nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào nơi đây, cùng với những chiến tích lịch sử hào hùng thời kháng chiến, vùng căn cứ cách mạng Đắk Tuôr được chính quyền địa phương chọn làm điểm phát triển du lịch cộng đồng, nhờ đó đời sống đồng bào đang dần cải thiện và nâng cao.
Đá Voi Yang-tao gồm cặp hòn đá Voi Cha và hòn đá Voi Mẹ, nổi tiếng với truyền thuyết là “hòn đá biết đi”. Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 40 km theo đường quốc lộ 27, thuộc địa phận xã Yang-tao, huyện Lắk, tỉnh Đăk Lăk.
Với người Êđê ở tỉnh Đắk Lắk, từ xa xưa, bến nước đầu nguồn luôn được xem là mạch sống của buôn làng. Ngày nay, những bến nước của người Êđê vẫn được duy trì, là một nét văn hóa độc đáo gìn giữ cho các thế hệ mai sau.
Nhắc tới Đắk Lắk, người ta sẽ nghĩ ngay tới cà phê, voi, nhà dài, hồ Lắk, thác Dray Nur… Tới mảnh đất này, du khách sẽ được đắm chìm vào không gian văn hóa của các dân tộc thiểu số và sự hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ của thủ phủ cà phê ở Việt Nam.
Bảo tàng Đắk Lắk cho biết, bắt đầu từ tháng 6-2021, trong các không gian trưng bày, giới thiệu hiện vật tại đây sẽ được áp dụng công nghệ thực tế ảo (3D).
Làm việc trong một cơ quan nhà nước, đầu năm 2018 anh Y Xim Ndu (SN 1992) ở buôn Yuk La 1 (xã Đắk Liêng, huyện Lắk) xin nghỉ việc để theo đuổi ước mơ phát triển du lịch trải nghiệm, khám phá tại quê hương.
Từ khi buôn Akô Dhông (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) được chính quyền thành phố chọn làm điểm phát triển du lịch cộng đồng vào đầu năm 2018, đến nay “buôn trong phố” này đang thay đổi từng ngày, theo đó “bài toán” giữa bảo tồn và phát triển vốn di sản văn hóa ở đây cũng từng bước được giải quyết một cách rốt ráo.
Thực hiện Chương trình hoạt động toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk, tháng 3-2021, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã đề xuất xây dựng Bộ quy tắc ứng xử “Người Đắk Lắk văn minh – thân thiện – mến khách” gắn với Đề án phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030.
Tại cuộc họp thông báo Chương trình kích cầu du lịch Đắk Lắk quý II -2021 được tổ chức vào trung tuần tháng 4 vừa qua, Giám đốc Sở VH-TT-DL Thái Hồng Hà khuyến khích: “Người Đắk Lắk đi du lịch Đắk Lắk” là một trong những giải pháp thực chất, hữu hiệu nhất để vực dậy ngành kinh tế quan trọng này
Các dự án đầu tư xây dựng mới được ký kết thông qua Hội nghị xúc tiến đầu tư huyện Lắk tổ chức vào trung tuần tháng 4 vừa qua được kỳ vọng sẽ khai thác tiềm năng, thúc đẩy hoạt động du lịch địa phương phát triển, qua đó tạo cơ hội việc làm cho lao động tại chỗ.
Nếu tới Đắk Lắk bạn đừng bỏ qua 10 món ngon đặc sắc dưới đây.
Dịch COVID-19 bất ngờ xuất hiện khiến doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch lao đao giữa “sóng gió” tứ bề. Giống như những nơi khác, ngành du lịch Đắk Lắk đang tìm cách vực dậy, kích cầu bằng các chương trình, tour, tuyến mới thì “sóng trước chưa qua, sóng sau đã đến”.
Trong nhiệm kỳ 2016 – 2021, công tác giám sát của cơ quan dân cử được Thường trực, các ban và đại biểu HĐND tỉnh đặc biệt quan tâm, nhất là hoạt động giám sát chuyên đề, trong đó có lĩnh vực du lịch. Qua đó đã phát huy hiệu quả việc huy động, sử dụng các nguồn lực để phát triển du lịch.
Tính cách hồn nhiên, sôi nổi và đặc biệt thích ca hát, nhảy múa, người Việt gốc Lào tại xã biên giới Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk sống bình dị, chan hòa và giao thoa văn hóa với các dân tộc anh em bên dòng sông chảy ngược Sêrêpốk. Cứ đến mùa lễ hội truyền thống của người Lào, trai gái, người già, trẻ nhỏ cùng say sưa vũ điệu lăm vông.
Di sản văn hóa Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (2005), sau được chuyển sang danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (2008). Đến nay, sau 15 năm được UNESCO vinh danh, nhiều hoạt động bảo vệ và