Theo đó, thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa sẽ tập trung phát triển trên hai lĩnh vực có thế mạnh, gồm ẩm thực và di sản. Mục tiêu cụ thể, đến năm 2030, ngành du lịch văn hóa chiếm 20-25% trong tổng số khoảng 130 tỷ USD tổng thu từ khách du lịch. Thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa Việt Nam được mở rộng, ghi nhận tại các thị trường mới và thị trường mục tiêu.
Ẩm thực đưa vào văn hóa di sản.
Đề án được xây dựng trên cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia. Đề án cũng khái quát hiện trạng phát triển du lịch văn hóa tại Việt Nam cùng với việc đưa ra các giá trị cốt lõi của thương hiệu về du lịch văn hóa Việt Nam. Cùng với đó là định hướng, mục tiêu, nội dung phát triển thương hiệu quốc gia cho du lịch văn hóa của Việt Nam và giải pháp triển khai, cách tổ chức thực hiện.
Phát triển thương hiệu quốc gia về du lịch văn hóa là bước cụ thể hóa Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thông qua phát huy bản sắc văn hóa dân tộc góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.
Nhiệm vụ chủ yếu trong đề án xây dựng thương hiệu du lịch văn hóa gồm: Quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa; Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam về di sản và ẩm thực: Biên tập, xây dựng các nội dung ấn phẩm, vật phẩm và các công cụ marketing nhận diện thương hiệu du lịch văn hóa Việt Nam về di sản và ẩm thực; Tổ chức triển khai các chương trình, hoạt động truyền thông thương hiệu du lịch văn hóa; Phổ biến nâng cao nhận diện thương hiệu du lịch văn hóa cho các địa phương, doanh nghiệp và đối tác; Quảng bá thương hiệu du lịch văn hóa trên kênh truyền hình trong nước và quốc tế;
Văn hóa ẩm thực luôn gắn liền với du lịch.
Quảng bá du lịch di sản và du lịch ẩm thực tại các hội chợ du lịch; tuần văn hóa Việt Nam; năm du lịch quốc gia; chương trình giới thiệu điểm đến du lịch; chương trình khảo sát phát triển sản phẩm du lịch ẩm thực, di sản; chương trình gặp gỡ doanh nghiệp; các sự kiện về ẩm thực và di sản; Tổ chức đánh giá, công nhận và vinh danh các danh hiệu: Điểm đến di sản; chương trình du lịch di sản, nhà hàng, món ăn, chương trình du lịch ẩm thực, điểm đến ẩm thực; Phối hợp lồng ghép những điểm đến du lịch, sản phẩm du lịch về di sản và ẩm thực vào các tác phẩm nghệ thuật (phim, ảnh). Hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch di sản, du lịch ẩm thực:
Hỗ trợ nghiên cứu, sưu tầm, biên tập, phục dựng và phát triển các giá trị di sản và ẩm thực để hình thành, làm gia tăng giá trị các sản phẩm du lịch. Tổ chức hội thảo chuyên để du lịch di sản và du lịch ẩm thực; các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nâng cao về du lịch di sản và du lịch ẩm thực. Tổ chức các đoàn khảo sát phát triển sản phẩm du lịch di sản và du lịch ẩm thực.
Chính sách khuyến khích du lịch di sản, du lịch ẩm thực: Quy hoạch phát triển các điểm đến du lịch gắn với di sản và ẩm thực; Xây dựng các chính sách phát triển có trách nhiệm với di sản, đa dạng văn hóa, đảm bảo phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; Xây dựng công cụ kiểm soát an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng dịch vụ du lịch ẩm thực. Khuyến khích sáng tạo khởi nghiệp gắn kết du lịch với các ngành công nghiệp văn hóa; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch văn hóa, đặc biệt là văn hóa ẩm thực và di sản.
Với đề án này, văn hóa ẩm thực vủa từng vùng miền sẻ được nâng tầm và đưa vào quảng bá chính cho những hoạt động quảng bá cùng các điểm đến của di sản gắn với hoạt động ẩm thực…