Còn với các doanh nghiệp lữ hành, khi giá vé máy bay tăng cao, họ phải lên kế hoạch cân đối lại cho từng tour, giảm mục tiêu lợi nhuận để nhằm giữ khách du lịch. Bên cạnh bình ổn giá vé, để kích cầu du lịch, năm nay các địa phương sẽ phải tăng cường xúc tiến công tác quảng bá, nắm bắt được tâm lý khách du lịch của các thị trường.
“Phía công ty lữ hành đề xuất các địa phương, các tỉnh có những chính sách quảng bá du lịch tốt hơn vì hiện tại rất nhiều cảnh tuyến điểm, cảnh đẹp có thể khai thác được nhưng sự lựa chọn cho khách du lịch còn chưa nhiều.”, ông Hoàng Nghĩa Đạt, CEO VNA Travel nói.
Năm 2024, ngành du lịch Việt Nam kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá, hướng tới phục hồi hoàn toàn hoạt động như năm 2019. Mục tiêu đặt ra là quyết tâm phấn đấu đón 17-18 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 110 triệu lượt khách du lịch nội địa; tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 840 nghìn tỷ đồng, đưa nước ta trở thành quốc gia du lịch phát triển cao trong khu vực.
Là nhân viên văn phòng và yêu thích du lịch, chị Vũ Thu Hường, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết giá vé máy bay ngày càng tăng khiến chị phải tính toán lại. “Tôi là một người hay đi du lịch, nhưng hiện nay giá vé máy bay đang có xu hướng tăng cao. Tôi hy vọng giá vé sẽ tốt hơn cho người dân có nhiều cơ hội đi lại với chi phí rẻ hơn.”, C=chị Hường cho biết.