Nhằm hỗ trợ Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố Buôn Ma Thuột và các đơn vị kinh doanh dịch vụ lữ hành trên địa bàn tỉnh có đầy đủ thông tin cụ thể về các tuyến, điểm du lịch mới để xây dựng ấn phẩm quảng bá Chương trình tham quan du lịch trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch khảo sát sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột.
Sáng ngày 02/12/2021, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức khảo sát sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Thành phần của đoàn có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là Bà Nguyễn Thụy Phương Hiếu – Phó Giám Đốc Sở; Bà Lê Thị Chung – Giám đốc Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk; Đại diện của Hiệp Hội Du Lịch; Đại diện của Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố Buôn Ma Thuột; các cơ quan báo, đài của địa phương và đại diện các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn.
Mục đích của chuyến khảo sát thực tế tại các điểm tham quan có tiềm năng và điều kiện để đầu tư, phát triển thành điểm đến du lịch; các điểm du lịch được quy hoạch, định hướng. Đồng thời, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về du lịch canh nông, các làng nghề truyền thống, phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật tiêu biểu sẵn có của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương trở thành các sản phẩm dịch vụ phục vụ khách du lịch, từ đó hỗ trợ người dân tăng thu nhập, tăng khả năng tiếp cận với các dịch vụ xã hội, cải thiện cơ sở hạ tầng ổn định sản xuất nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần thực hiện xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Phát huy các tiềm năng, lợi thế về sản phẩm nông nghiệp; ngành nghề truyền thống nông thôn; cảnh quan du lịch và bảo tồn các bản sắc văn hóa trên địa bàn tỉnh Đăk Lắk để phát triển các dịch vụ du lịch mang tính ổn định, bền vững và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, tuyến, điểm tham quan du lịch nhằm thu hút nhiều hơn nữa các nguồn khách trong và ngoài nước.
Điểm đến đầu tiên của đoàn là Công ty TNHH SX & TM Vương Thành Công, Công ty này chuyên trồng, liên kết với bà con nông dân, hợp tác xã tạo thành vùng nguyên liệu rộng lớn, sản xuất và thương mại các dòng cà phê nhân, cà phê rang xay và rang gia công.
Công ty Vương Thành Công đã và đang sản xuất các dòng cà phê chất lượng cao. Đặc biệt là cà phê sản xuất theo quy trình cà phê hữu cơ (của viện nông nghiệp hữu cơ Việt Nam). Được áp dụng cho sản phẩm cà phê mộc đặc biệt Vương Thành Công, dòng sản phẩm này đã đạt thăng hạng OCOP 4 sao, đây là thăng hạng cao nhất trong nghành cà phê của tỉnh Đắk Lắk.
Thưởng thức sản phẩm Trà Hoa Cà Phê của Công ty Vương Thành Công.
Với những lợi thế trên đã giúp công ty phát triển từ số lượng tiêu thụ sản phẩm ban đầu còn ít năm 2015 chỉ có hơn 100kg/1 tháng đến nay năm 2021 hơn 20 tấn/tháng các loại (trừ thời điểm covid).
Trải nghiệm của đại biểu khi trực tiếp hái cà phê chín tại vườn cà phê hữu cơ.
Nghệ nhân đẽo tượng gỗ tại Hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơng Bông, Buôn Tơng Ju.
Dệt vải thổ cẩm tại Hợp tác xã dệt thổ cẩm Tơng Bông, Buôn Tơng Ju.
Các sản phẩm từ Cà phê của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Tu.
Đại biểu tham khảo các sản phẩm từ Cà phê của Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Công Bằng Ea Tu.
Đoàn cũng đã ghé thăm Bảo tàng & Homestay Ama H’Mai của buôn Kmrơng Prông B, xã Ea Tu, Tp Buôn Ma Thuột. Và dưới đây là một số hình ảnh của Bảo tàng giữa buôn làng Tây Nguyên:
Hành trình cuối cùng của đoàn là ghé Nhà dài, bến nước của Bà Sơ Rian tại buôn Kmrơng Prông A, xã Ea Tu.
Bếp lửa trong Nhà sàn dài của Bà Sơ Rian.