Đặc biệt, không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO ghi danh. Đây là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung.
Nhằm thiết thực bảo tồn và phát huy giá trị không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, đa dạng hóa các hoạt động biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, góp phần thúc đẩy ngành du lịch Đắk Lắk phát triển, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng định kỳ 1 tháng 2 lần, vào thứ bảy tuần giữa tháng và tuần cuối của tháng.
Chương trình đã giữ được nét đặc trưng riêng và ngày càng có sự đổi mới, thực sự trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc, tạo dấu ấn đặc biệt thu hút hàng nghìn lượt người dân, du khách trong và ngoài nước đến thưởng thức và trải nghiệm thú vị khi đến với thành phố Buôn Ma Thuột xinh đẹp.
|
Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO ghi danh. Đây là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung. |
Ngày 28/9, tại buôn du lịch cộng đồng Akô Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức chương trình biểu diễn văn hóa cồng chiêng phục vụ nhân dân và du khách mang chủ đề “Tình ca Tây Nguyên”.
|
Ngày 28/9, tại buôn du lịch cộng đồng Akô Dhông, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Chương trình biểu diễn văn hóa Cồng chiêng phục vụ nhân dân và du khách mang chủ đề “Tình ca Tây Nguyên”. |
Đến với chương trình, du khách được đắm mình trong âm sắc của các nhạc cụ dân tộc Tây Nguyên như: tiếng cồng, tiếng chiêng, đàn đá, đàn T’rưng và những nhạc cụ thủ công làm từ những chất liệu của núi rừng mà còn được thưởng thức các ca khúc trữ tình, da diết mang đậm chất liệu dân gian Tây Nguyên đã được các thế hệ nhạc sĩ khéo léo khai thác, chắt lọc.
|
Tham gia biểu diễn là các ca sĩ, nghệ sĩ đến từ Đoàn Ca múa nhạc dân tộc tỉnh Đắk Lắk. |
|
Và các chàng trai, cô gái Ê Đê đến từ các buôn làng Đắk Lắk. |
|
Các cô gái đến từ các buôn làng tham gia Chương trình biểu diễn văn hóa Cồng chiêng phục vụ nhân dân và du khách mang chủ đề “Tình ca Tây Nguyên”. |
|
Các nghệ nhân dân tộc Ê Đê diễn tấu chiêng tre phục vụ nhân dân và du khách tại chương trình. |
|
Các nghệ nhân biểu diễn đàn T’rưng phục vụ nhân dân và du khách. |
|
Đồng bào dân tộc Ê Đê tham gia thưởng thức chương trình. |
|
Nghệ nhân dân tộc Ê Đê Y Dưng Êban ở buôn Sút Mđưng, xã Cư Suê, huyện Cư M’gar độc tấu đàn đing Goong 18 dây. |
|
Các cô gái Ê Đê rót nước mời du khách uống rượu cần. Uống rượu cần là một nét văn hóa ẩm thực rất đặc trưng và độc đáo của người Tây Nguyên. Ngoài ý nghĩa tâm linh, nó còn biểu hiện tính tập thể của cộng đồng, lòng mến khách của những người dân nơi đây. |
|
Du khách uống rượu cần và giao lưu tại chương trình. |
|
Du khách giao lưu với các nghệ nhân tại chương trình trong âm hưởng các ca khúc về Tây Nguyên rộn ràng. |
Tham gia chương trình, du khách còn được giao lưu với các nghệ nhân người dân tộc bản địa trong không gian văn hóa cồng chiêng, được thưởng thức và trải nghiệm những nét văn hóa âm nhạc dân gian đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng.
Source :
Nhân Dân