• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Khám phá
    • >

    Bến nước-mạch sống của người Ê Đê

    Thứ Hai, 10-02-2025 / 2:43:09 Chiều
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    20 Lượt xem

    Với người Ê Đê ở tỉnh Đắk Lắk, từ xa xưa, bến nước đầu nguồn luôn được xem là mạch sống của buôn làng. Ngày nay, dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi lớn, ở nhiều buôn làng của người Ê Đê, người dân đã sử dụng giếng đào, giếng khoan hay đã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, nhưng bà con vẫn duy trì bến nước, xem đây là một nét văn hóa độc đáo gìn giữ cho các thế hệ mai sau.

    Theo các già làng người Ê Đê, từ xa xưa mỗi khi chọn nơi lập buôn, người Ê Đê phải chọn nơi có nguồn nước sạch, mạch nước tuôn chảy ngày đêm, quanh năm suốt tháng không bao giờ cạn.

    Nước là mạch nguồn sự sống, mang đến cho người dân mùa màng tươi tốt, ấm no. Rừng là nơi linh thiêng che chở cho buôn làng. Để có nguồn nước trong và sạch, bà con trong buôn cùng nhau giữ gìn cây xanh đầu nguồn; bởi bà con hiểu rừng mất thì nước cạn, mỗi một cây gỗ lớn bị chặt phá là một mạch nước ngầm cạn đi. Mất rừng, mất bến nước thì buôn làng cũng không còn. Vì vậy, khu rừng bao quanh bến nước sẽ được người dân bảo vệ nguyên vẹn.

    Ngày nay, trước sự đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, cuộc sống của người Ê Đê ở các buôn làng đã có nhiều thay đổi lớn, người dân đã sử dụng nước ở các giếng đào, giếng khoan hoặc công trình cấp nước sinh hoạt tập trung để sinh hoạt, vừa thuận lợi, nguồn nước lại hợp vệ sinh hơn.

    Vì vậy, bến nước ở nhiều buôn làng người Ê Đê dần mất đi hoặc bị bỏ hoang. Trước tình trạng này, ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Đắk Lắk và chính quyền một số địa phương ở Đắk Lắk đã đầu tư kinh phí, thu hồi những diện tích đất quanh bến nước, tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và trồng rừng, đồng thời tuyên truyền, vận động nhân dân bảo tồn, phục dựng bến nước.

    Với sự vào cuộc của các cấp chính quyền và ngành văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh, đã giúp người Ê Đê ở nhiều buôn làng nâng cao ý thức bảo vệ bến nước-mạch nguồn sự sống. Nhờ vậy, đến nay, ở nhiều buôn làng người Ê Đê được gìn giữ cho các thế hệ mai sau.

    Đầu xuân, mời bạn đến thăm bến nước của người Ê Đê ở buôn Kli A, phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk, một trong những bến nước được phục dựng đẹp nhất hiện nay ở tỉnh Đắk Lắk.

    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 1
    Bến nước ở buôn Kli A, phường Đạt Hiếu được thị xã Buôn Hồ đầu tư xây dựng khá bài bản.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 2
    Phía đầu nguồn bến nước còn giữ nước rừng cây cổ thụ.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 3
    Trong đó có những cây cổ thụ lớn hàng trăm năm tuổi.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 4
    Theo các già làng người Ê Đê, ở đầu nguồn bến nước có những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi thì mạch nước sẽ tuôn chảy ngày đêm, quanh năm suốt tháng không bao giờ cạn.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 5
    Những cô gái Ê Đê xuống bến nước lấy nước.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 6
    Do bến nước nằm khá sâu nên đường xuống bến nước đã được xây dựng kiên cố giúp cho việc lên xuống được thuận lợi hơn trước.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 7
    Người Ê Đê xuống bến nước lấy nước luôn mang gùi và các bình đựng nước được làm bằng quả bầu, còn nay thường là các bình hoặc chai nhựa.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 8
    Nhờ giữ được rừng cổ thụ đầu nguồn nên mạch nước ở bến nước này không bao giờ khô cạn.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 9
    Mạch nước ở bến nước không chỉ tuôn chảy ngày đêm mà nguồn nước còn trong lành, mát mẻ.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 10
    Là nguồn nước mát và sạch sẽ nên bà con trong buôn luôn xuống bến nước lấy nước về để nấu ăn, uống.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 11
    Bến nước còn là nơi các con trẻ trong buôn xuống vui chơi, tắm mát hằng ngày.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 12
    Người Ê Đê rất thích thú khi được rửa mặt, tắm mát bên mạch nước trong lành ở bến nước.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 13
    Ngay từ nhỏ, nhiều trẻ nhỏ đã được mẹ địu theo ra bến nước nên bến nước.Nên bế
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 14
    Nên bến nước đã đi vào tiềm thức và là một nét văn hóa độc đáo của người Ê Đê.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 15
    Mỗi khi chiều về, hình ảnh người phụ nữ Ê Đê.
    [Ảnh] Bến nước-mạch sống của người Ê Đê ảnh 16
    Vì vậy, bến nước ngày nay vừa là nơi buôn làng lấy nước về sinh hoạt, vừa là một địa điểm thăm quan du lịch hấp dẫn của du khách khi đến với đại ngàn Tây Nguyên và đây cũng là một nét văn hóa độc đáo của người Ê Đê được gìn giữ cho các thế hệ mai sau.
    Nguồn : Nhân Dân
    Tin mới
  • Thu hút 15 nghìn khách tham dự và trải nghiệm

    Thu hút 15 nghìn khách tham dự và trải nghiệm

  • Cồng chiêng Cư Pơng: Nhịp vang đánh thức tiềm năng du lịch

    Cồng chiêng Cư Pơng: Nhịp vang đánh thức tiềm năng du lịch

  • Du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk: Bản sắc văn hóa các dân tộc là lợi thế cạnh tranh

  • Đặc sắc Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

  • Du lịch tăng tốc đón khách quốc tế

  • Làm giàu thêm nguồn tài nguyên du lịch

  • Dự án “Yêu lắm Việt Nam”: Mang lại nhiều trải nghiệm độc đáo cho du khách 

  • 𝐇ò𝐚 𝐧𝐡ị𝐩 𝐬ắ𝐜 𝐦à𝐮 𝐯ă𝐧 𝐡ó𝐚 – 𝐂ù𝐧𝐠 𝐧𝐡𝐚𝐮 đó𝐧 𝐍𝐠à𝐲 𝐕ă𝐧 𝐡ó𝐚 𝐜á𝐜 𝐝â𝐧 𝐭ộ𝐜 𝐕𝐢ệ𝐭 𝐍𝐚𝐦 𝟐𝟎𝟐𝟓

  • Ngày hội Khinh khí cầu Đắk Lắk 2025 diễn ra tại Buôn Đôn từ 01- 03/5/2025

  • Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức nhiều hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Ngày Quốc tế lao động 1/5

  • Tin trong tỉnh
  • Thu hút 15 nghìn khách tham dự và trải nghiệm

    Thu hút 15 nghìn khách tham dự và trải nghiệm

  • Cồng chiêng Cư Pơng: Nhịp vang đánh thức tiềm năng du lịch

    Cồng chiêng Cư Pơng: Nhịp vang đánh thức tiềm năng du lịch

  • Du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk: Bản sắc văn hóa các dân tộc là lợi thế cạnh tranh

    Du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk: Bản sắc văn hóa các dân tộc là lợi thế cạnh tranh

  • Đặc sắc Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

    Đặc sắc Lễ cúng cầu mưa của người Ê Đê

  • Làm giàu thêm nguồn tài nguyên du lịch

    Làm giàu thêm nguồn tài nguyên du lịch

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    BAN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG BUÔN MA THUỘT, GIẢI PHÓNG TỈNH ĐẮK LẮK ...

    BAN TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM 50 NĂM CHIẾN THẮNG BUÔN MA THUỘT, GIẢI PHÓNG TỈNH ĐẮK LẮK (10/3/1975 – 10/3/2025) VÀ LỄ HỘI CÀ PHÊ BUÔN MA THUỘT LẦN THỨ 9 NĂM 2025 đã ban hành Quyết định số 32/QĐ-BTC về việc Phê duyệt Chương trình Tour du lịch phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025.
  • 2.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 3.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Nhiều nội dung, hoạt động hấp dẫn

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Nhiều nội dung, hoạt động hấp dẫn
  • 4.

    Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Quảng bá hình ảnh Đắk Lắk ...

    Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Quảng bá hình ảnh Đắk Lắk đến bạn bè trong nước và quốc tế
  • 5.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 6.

    Giá trị văn hóa của nhà dài Ê Đê

    Giá trị văn hóa của nhà dài Ê Đê
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter