Theo Tổng Cục du lịch tình hình du lịch Việt Namđang tiếp tục đà phục hồi. Cụ thể, tháng 7/2022 Việt Nam đón 352,6 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 49% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2022 đón 954 nghìn lượt, tăng gần 9 lần so với cùng kỳ.
Với kết quả này, tăng trưởng khách quốc tế trong 7 tháng đầu năm đạt trung bình 62%/tháng. Hàn Quốc là thị trường khách lớn nhất với 196,2 nghìn lượt. Trong 10 thị trường hàng đầu có 4 thị trường ở khu vực Đông Bắc Á, 4 thị trường ở Đông Nam Á, cùng với Mỹ, Úc. Các thị trường từ châu Âu đang phục hồi với tốc độ khá nhanh.
Thị trường du lịch nội địa Việt Nam tiếp tục ghi nhận sự nhộn nhịp. Lượng tìm kiếm về du lịch trong tháng 7/2022 tăng gần 8 lần so với cùng kỳ năm 2021 và tăng gấp 3 lần so với thời điểm đầu tháng 3/2022 trước khi mở cửa du lịch. Tp. Hồ Chí Minh là điểm đến nhận được lượng tìm kiếm nhất của du khách nội địa.
Để thu hút du khách đến Tp. Hồ Chí Minh, Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh đã công bố kế hoạch trong những tháng cuối năm 2022 và liên tục cập nhật đến cộng đồng doanh nghiệp, bên cạnh tiếp tục đổi mới sáng tạo những sản phẩm, dịch vụ có tín hiệu khai thác tốt trong thời gian qua.
Đặc biệt, trong thời gian tới, ngành du lịch Tp. Hồ Chí Minh sẽ nghiên cứu, khảo sát và xác định Bộ tiêu chí cụ thể và có lộ trình khai thác, phát triển những loại hình sản phẩm, dịch vụ thế mạnh trên địa bàn thành phố. Song song đó, ngành du lịch Tp. Hồ Chí Minh sẽ đẩy mạnh liên kết vùng theo chiều sâu và mang tính đặc trưng, ngoài những sản phẩm, dịch vụ riêng của từng địa phương liên kết. Đối với cộng đồng doanh nghiệp, Sở Du lịch Tp. Hồ Chí Minh sẽ đồng hành doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về vốn, đào tạo nguồn nhân lực, thủ tục hành chính…
Sau Tp. Hồ Chí Minh có thể kể đến, xếp thứ 2 là đảo ngọc Phú, tiếp theo là các điểm đến trọng điểm du lịch như Hà Nội, Đà Lạt, Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Quy Nhơn, Huế và Phan Thiết.
Từ đầu năm đến nay, số doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ tăng nhanh.
Về triển vọng phục hồi của doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, các chuyên gia cho rằng số doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch quay trở lại hoạt động tăng cao. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động 6 tháng đầu năm trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 2.362 doanh nghiệp, tăng 63,5% so với cùng kỳ; dịch vụ việc làm và du lịch đạt 2.215 doanh nghiệp, tăng 50,5%.
Hoạt động du lịch mở cửa trở lại đã tạo công ăn việc làm cho người lao động. Số lao động đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới trong lĩnh vực dịch vụ tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 19,7%; dịch vụ việc làm, du lịch tăng 20,7%.
Việt Nam tiếp tục nằm trong tốp những điểm đến có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, từ 50% – 75%. Cùng xu hướng này, nhu cầu du lịch nội địa cũng như du lịch outbound của khách Việt cũng đang gia tăng nhanh trong mùa du lịch hè năm nay.
Để tiếp túc thu hút khách lượng khach quốc tế tới Việt Nam trong thời gian tới, Tổng cục Du lịch đã cùng với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, các hãng hàng không và các điểm đến lên kế hoạch tổ chức các hoạt động xúc tiến quảng bá nhằm nhanh chóng phục hồi thị trường khách quốc tế đến Việt Nam, tập trung vào các thị trường gần khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á và châu Âu…
Ngành du lịch tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch tham gia, giới thiệu du lịch Việt Nam tại Hội chợ Du lịch quốc tế JATA (JATA Tourism Expo) tại Nhật Bản (22-25/9/2022). Đây là hội chợ du lịch quốc tế hàng đầu trong khu vực, tập trung thu hút khách du lịch Nhật Bản, một trong những thị trường hàng đầu của du lịch Việt Nam. Hội chợ Du lịch thế giới WTM (World Travel Market) tại Vương quốc Anh (7-9/11/2022); các lễ hội, chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm (Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan – Trung Quốc, châu Âu, Bắc Mỹ, Úc…) đón các đoàn FAM/Press từ các thị trường trọng điểm đến Việt Nam./.