• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Video
      • Du lịch Đắk Lắk 360
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong nước
    • >

    Du lịch miền Trung – Tây Nguyên: Thống nhất trong đa dạng

    Thứ Năm, 18-08-2022 / 10:33:09 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    72 Lượt xem

    Có thể nói việc ký kết hợp tác, phát triển du lịch của 10 tỉnh thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên vào ngày 5/8 vừa qua là tín hiệu lạc quan giúp ngành kinh tế quan trọng này tăng tốc và khẳng định vị thế của mình trên bản đồ du lịch Việt Nam.

    Đây được xem là dấu mốc đáng ghi nhận cho sự nỗ lực và quyết tâm đưa du lịch giữa hai vùng miền trên về một mối thống nhất trong điều hành, quản trị cũng như xây dựng sản phẩm theo hướng đa dạng, cạnh tranh hơn nhằm thu hút du khách và nhà đầu tư vào lĩnh vực này.

    Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Lâm Đồng, 10 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung – Tây Nguyên (bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) đều có lợi thế và bản sắc riêng, trong đó nổi lên hai sắc thái (sản phẩm) du lịch tiêu biểu – đó là “Miền di sản diệu kỳ” của miền Trung và “Con đường xanh” Tây Nguyên. Nếu cả hai được kết hợp lại, hay nối dài thêm thì đây sẽ trở thành cung đường du lịch hấp dẫn và kỳ thú với nhiều điểm đến đủ sức thỏa mãn nhu cầu khám phá, trải nghiệm của du khách.

    Góc nhìn này cũng được ông Đặng Đông Hà, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Bình, hiện là Trưởng Ban điều phối khối du lịch 5 tỉnh thành miền Trung đồng tình và chia sẻ thêm: Đà Nẵng thường là điểm đến đầu tiên của du khách một khi họ chọn lựa cung đường du lịch trên. Thành phố này có cảng hàng không quốc tế lớn thứ ba trong cả nước, có cảng biển Tiên Sa thông thương với nhiều quốc gia trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nên đóng vai trò kích cầu mạnh mẽ cho ngành du lịch miền Trung – Tây Nguyên nói chung.

    Du khách đến với điểm du lịch cộng đồng buôn Tơng Jú (xã Ea Kao – TP.Buôn Ma Thuột).

    Ở hai đầu TP. Đà Nẵng là quần thể di sản văn hóa, lịch sử và cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng, có tầm cỡ quốc tế để thu hút du khách. Phía Nam có khu đền tháp Mỹ Sơn và phố cổ Hội An (Quảng Nam); phía Bắc là cố đô Huế, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương (Quảng Trị) và xa hơn một chút là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, hang động Sơn Đoòng (Quảng Bình)… được xem những “điểm nhấn” vô cùng ấn tượng trong bức tranh du lịch miền Trung. Vì vậy, theo ông Hoàng Phước Nhật, Phó Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên – Huế, lượng khách đến đây (giai đoạn 2018 – 2020) bình quân đạt khoảng 25 triệu lượt/năm. Đây là con số phản ánh khá sinh động về bức tranh du lịch miền Trung trong thời gian qua mà các vùng miền khác trên cả nước đều ước mơ, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên hiện nay.

    “Miền Trung – Tây Nguyên là một trong những vùng có vốn lịch sử, văn hóa và thiên nhiên sâu dày, đa dạng và phong phú. Việc khai thác, phát huy tài sản quý báu ấy nhằm biến khu vực này thành điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước còn phụ thuộc vào nhận thức của nhà quản lý, cộng đồng làm doanh nghiệp. Tạo sự khác biệt, đa dạng cho từng sản phẩm du lịch ở đây trong chỉnh thể đặc trưng và thống nhất ấy của mỗi tỉnh, thành là bước đi hết sức cần thiết để đạt được mục tiêu đặt ra” – Bà Huỳnh Thị Thu Hiền, Giám đốc Công ty Wyndham shantira resort Hoi An.

    Qua đóng góp ý kiến của nhà quản lý, doanh nghiệp làm du lịch tại diễn đàn “Ký kết hợp tác, phát triển du lịch của 10 tỉnh thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên” diễn ra tại TP. Buôn Ma Thuột vào đầu tháng 8/2022, tất cả đều cho rằng, với lượng khách nêu trên, nếu được các tỉnh thành miền Trung chia sẻ với Tây Nguyên thì chắc chắn số du khách đến đây sẽ tăng lên đáng kể, chứ không dừng lại ở mức 11 – 12 triệu lượt người/năm như thời gian qua.

    Vậy Tây Nguyên phải làm gì để đón nhận sự chia sẻ ấy? Theo ông Nguyễn Đức Hoàn, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL Gia Lai, việc ký kết và hợp tác phát triển du lịch giữa hai khu vực vừa qua được xem là “cú hích” khởi đầu giúp ngành kinh tế quan trọng này ở 5 tỉnh Tây Nguyên bứt phá dựa trên thế mạnh, đặc trưng của mình là vốn lịch sử, văn hóa bản địa và danh thắng thiên nhiên mà khối du lịch nội vùng đã ký kết hợp tác, phát triển trước đó dưới tên gọi “Con đường xanh Tây Nguyên”. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch này hiện còn trùng lặp cả về tính chất, lẫn thời điểm nên cần giải quyết và khắc phục để không làm nản lòng du khách đến đây. Ví như tour/điểm du lịch khám phá, trải nghiệm lễ hội dân gian đính kèm với văn hóa cồng chiêng, thì gần như 5 tỉnh ở Tây Nguyên đều na ná giống nhau, ít khác biệt trong việc tổ chức xây dựng sản phẩm du lịch cùng hệ. Hoặc như loại hình du lịch cộng đồng với những hoạt động homestay chẳng hạn (ăn ở, sinh hoạt văn hóa trong các buôn làng) thì ở đâu cũng diễn tấu cồng chiêng, múa hát dân ca, dân vũ và trải nghiệm làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, làm gốm, tạc tượng gỗ dân gian… khiến sức hấp dẫn của du lịch Tây Nguyên ngày càng giảm sút.

    Các đại biểu tham quan, tìm hiểu về sản phẩm du lịch các tỉnh trong Hội nghị quảng bá xúc tiến du lịch điểm đến 5 địa phương (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam) tại TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh: Mai Sao

    Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng trong sự tương đồng về bối cảnh lịch sử, văn hóa cũng như cảnh quan môi trường trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên như đã nêu, cần chú trọng yếu tố làm mới, tạo sự khác biệt trong quá trình tổ chức, xây dựng sản phẩm du lịch cho mỗi địa phương trên cơ sở thống nhất (về mặt tính chất, nhận thức về sản phẩm), nhưng phải đa dạng trong từng hoạt động nhằm đem lại cảm xúc nhiều chiều và giàu cung bậc cho du khách khi đến với miền Trung – Tây Nguyên.

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Du lịch Việt làm gì để đón 8 triệu khách quốc tế?

    Du lịch Việt làm gì để đón 8 triệu khách quốc tế?

  • Du lịch Việt Nam hứa hẹn nhiều bứt phá trong năm 2023

    Du lịch Việt Nam hứa hẹn nhiều bứt phá trong năm 2023

  • Muốn đón 110 triệu lượt khách trong năm 2023, ngành du lịch cần làm gì?

    Muốn đón 110 triệu lượt khách trong năm 2023, ngành du lịch cần làm gì?

  • Du lịch Việt Nam chiến thắng nhiều hạng mục tại Giải thưởng Du lịch ASEAN 2023

    Du lịch Việt Nam chiến thắng nhiều hạng mục tại Giải thưởng Du lịch ASEAN 2023

  • Tin mới
  • Chương trình chi tiết Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình chi tiết Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • ADB dự báo thời điểm du lịch ở châu Á – Thái Bình Dương phục hồi

    ADB dự báo thời điểm du lịch ở châu Á – Thái Bình Dương phục hồi

  • Indonesia đón gần 5,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế năm 2022

  • Du lịch Việt làm gì để đón 8 triệu khách quốc tế?

  • Du khách Trung Quốc đã chi tiêu nhiều hơn, ở lại lâu hơn so với hầu hết khách châu Á

  • Du lịch Việt Nam hứa hẹn nhiều bứt phá trong năm 2023

  • Bảo tàng Thế giới Càphê – nơi hội tụ tinh hoa văn hóa

  • Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ diễn ra trong tháng 3

  • Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm hợp tác đa chiều

  • 7 tác phẩm đạt giải Cuộc thi video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột

  • Tin trong tỉnh
  • Chương trình chi tiết Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

    Chương trình chi tiết Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

  • Bảo tàng Thế giới Càphê – nơi hội tụ tinh hoa văn hóa

    Bảo tàng Thế giới Càphê – nơi hội tụ tinh hoa văn hóa

  • Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ diễn ra trong tháng 3

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 sẽ diễn ra trong tháng 3

  • Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm hợp tác đa chiều

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột: Nâng tầm hợp tác đa chiều

  • 7 tác phẩm đạt giải Cuộc thi video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột

    7 tác phẩm đạt giải Cuộc thi video clip giới thiệu về Cà phê Buôn Ma Thuột

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022

    Quảng bá ẩm thực Đắk Lắk tại Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Gia Lai năm 2022
  • 2.

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột ...

    Các văn bản, thông tin tuyên truyền xét chọn thực hiện các nội dung trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023
  • 3.

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng

    Gợi ý cho du khách 6 đặc sản Buôn Ma Thuột mua làm quà nổi tiếng
  • 4.

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    18 hoạt động chính thức trong Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • 5.

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long

    Chương trình kết nối, xúc tiến quảng bá Du lịch Đắk Lắk  tại các Tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long
  • 6.

    Triển khai nhiều giải pháp truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 

    Triển khai nhiều giải pháp truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 – năm 2023 
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM THÔNG TIN XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter