• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Video
    • Dự án mời gọi đầu tư
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Đắk Lắk: Tăng cơ hội bảo tồn, phát triển đàn voi nuôi nhốt

    Thứ Sáu, 09-12-2022 / 9:26:18 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    378 Lượt xem

    Từ ngày 30/11 đến 1/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), Tổng cục Lâm nghiệp đã phối hợp Tổ chức Động vật Châu Á (AAF) và Tổ chức Humane Society International tại Việt Nam (HSI) tổ chức Hội thảo kỹ thuật chuyên đề về quản lý voi nuôi nhốt nhằm phục vụ quá trình xây dựng kế hoạch hành động Quốc gia về bảo tồn voi tại Việt Nam giai đoạn 2023-2032 tầm nhìn 2050.

    Ông Đoàn Hoài Nam - Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu tại Hội thảo.
    Ông Đoàn Hoài Nam – Tổng cục Lâm nghiệp phát biểu tại Hội thảo.

    Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia và các chủ voi, nài voi trên địa bàn tỉnh.

    Theo báo cáo chuyên đề về kết quả bảo tồn voi thuần dưỡng (voi nhà) tại Đắk Lắk trong 10 năm (2013-2022), số lượng voi nhà trong giai đoạn từ năm 1980-2012 suy giảm rất nhanh từ 502 cá thể (năm 1980) xuống còn 51 cá thể (năm 2012), giảm 451 cá thể trong vòng 32 năm, giảm gần 90% số lượng voi nhà.

    Nguyên nhân chủ yếu do: Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng còn lạc hậu, chưa có các biện pháp kỹ thuật chuyên môn về thú y cho voi. Voi chủ yếu được chăm sóc theo kinh nghiệm truyền thống. Ngoài ra, voi còn bị vận chuyển, mua bán, trao đổi ra ngoài tỉnh, bị sát hại hoặc được các chủ voi cho, tặng các sở thú, trung tâm du lịch trong và ngoài nước.

    Đắk Lắk: Tăng cơ hội bảo tồn, phát triển đàn voi nuôi nhốt ảnh 1
    Anh Y Vinh, một chủ voi tại huyện Lắc chia sẻ tại Hội thảo.

    Thống kê đến ngày 18/11/2022, toàn tỉnh chỉ còn 37 cá thể voi, huyện Buôn Đôn 22 cá thể; huyện Lắk 14 cá thể; huyện Krông A Na 1 cá thể. Trong đó, có 17 voi đực và 20 voi cái. Toàn bộ số voi còn lại đã được lập hồ sơ, gắn chip định danh để quản lý, theo dõi tình trạng sức khỏe và ngăn chặn được việc di chuyển voi trái phép ra ngoài tỉnh.

    Trong 30 năm không có voi nhà sinh sản, do đó tỉnh Đắk Lắk không có voi trẻ trong độ tuổi sinh sản tốt nhất từ 12 đến 30 tuổi để làm nguồn giống sinh sản. Việc nuôi riêng lẻ, quản lý theo hộ gia đình, voi không có điều kiện giao tiếp để kết đôi, hơn nữa, toàn bộ số voi trong tỉnh đã trên 35 tuổi, vượt ngưỡng sinh sản tốt nhất; do đó, khi voi mang thai thường khó thành công. Cụ thể: Voi Ban Nang 38 tuổi sinh voi con vào tháng 10/2017; voi Bok Khăm 44 tuổi, sinh con vào tháng 1/2019; voi Bok On 38 tuổi sinh con vào tháng 2/2022. Tất cả voi con sinh ra đều chết!

    Đắk Lắk: Tăng cơ hội bảo tồn, phát triển đàn voi nuôi nhốt ảnh 2
    Đại diện Tổng cục lâm nghiệp, đại diện tổ chức AAF, Trung tâm bảo tồn và các chủ voi, nài voi chụp ảnh lưu niệm.

    Phần lớn voi nhà tại Đắk Lắk đều do các hộ gia đình chăm sóc, quản lý chiếm 50% số voi còn lại; phần lớn thu nhập chính của gia đình phụ thuộc vào voi; chủ yếu cho voi cõng khách thu lợi nhuận. Nhiều du khách vẫn còn tâm lý được cưỡi voi khi đến Đắk Lắk. Khu chăn thả, vùng thức ăn của voi ngày càng bị thu hẹp. Các sản phẩm từ voi (ngà, lông đuôi…) vẫn còn bày bán, sử dụng trái phép. Đàn voi nhà đã lớn tuổi, sinh sản khó thành công, nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

    Tại Hội thảo, các chủ voi, nài voi, chủ các doanh nghiệp có voi làm du lịch được nói lên tâm tư nguyện vọng, được tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tầm nhìn, mục đích, ý nghĩa và các chương trình hành động cụ thể cho công cuộc bảo tồn và phát triển đàn voi nhà tỉnh Đắk Lắk.

    Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến và đóng góp của các chuyên gia đến từ Tổng cục Lâm nghiệp; Tổ chức AAF, sau 2 ngày làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, Hội thảo đã đi đến thống nhất: Tầm nhìn đến năm 2050 bảo đảm quần thể voi nuôi nhốt trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có thể tự sinh sản bền vững, cùng các mục tiêu bảo đảm phúc lợi tối ưu cho voi như: Bảo đảm sức khỏe thể chất, tinh thần; phát triển sinh cảnh phù hợp; tăng cường năng lực cho chủ voi, nài voi/quản tượng về cách chăm sóc voi; cứu hộ voi; thí điểm tái thả voi về tự nhiên; bảo đảm cơ hội sinh sản cho các cá thể voi còn khả năng sinh sản…

    Đắk Lắk: Tăng cơ hội bảo tồn, phát triển đàn voi nuôi nhốt ảnh 3
    Chuyên gia AAF trình bày tai Hội thảo.

    Rút kinh nghiệm từ những lần voi sinh nở thất bại (voi con chết) trước đây, một phần do các chủ voi đều không có hiểu biết, kỹ năng, kiến thức về chăm sóc voi sinh đẻ… dự kiến, trong năm 2023, Tổng cục Lâm nghiệp kết hợp Trung tâm bảo tồn voi sẽ tổ chức 1 lớp tập huấn đào tạo cho các chủ voi có voi còn khả năng sinh sản kiến thức về chăm sóc trước, trong và sau khi voi sinh để đảm bảo an toàn cho voi mẹ, voi con, hướng đến sự phát triển bền vững của quần thể.

    Hội thảo cũng dự kiến xây dựng vùng sinh thái tự nhiên tại Khu du lịch sinh thái Ánh Dương ở huyện Buôn Đôn với diện tích 800ha, xây dựng hàng rào điện tử bao quanh diện tích nói trên làm khu chăn thả bán hoang dã cho voi vào mùa sinh sản. Hướng đến biến nơi đây thành điểm mẫu du lịch dựa vào voi theo mô hình du lịch thân thiện.

    Đắk Lắk: Tăng cơ hội bảo tồn, phát triển đàn voi nuôi nhốt ảnh 4
    Ông Ryan Hockley, đại diện Tổ chức AAF và thông dịch viên diễn thuyết tại Hội thảo.

    Ông Ryan Hockley, đại diện Tổ chức AAF nhận định: “Hội thảo đã xây dựng được chiến lược cụ thể góp phần sớm hiện thực hóa các yêu cầu phúc lợi tối thiểu đối với voi nuôi nhốt, cụ thể: Về dinh dưỡng, bảo đảm voi được ăn, được uống đầy đủ dưỡng chất; được tự do đi lại và tăng khả năng tiếp xúc, giao tiếp với đồng loại, được tắm sông, ao, bùn, cát, bụi, được chà sát cơ thể tạo sự thỏa mái; được chăm sóc sức khỏe, được thăm khám thường xuyên, định kỳ, được điều trị khi đau ốm; được lập hồ sơ, gắn chip quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia; hạn chế tất cả các hoạt động gây bệnh, gây thương tích, gây ức chế cho voi…

    Khi xây dựng được khu sinh cảnh sẽ tiến hành tái thả voi nuôi nhốt vào môi trường tự nhiên, tái bổ sung quần thể voi hoang dã, tạo cơ hội cho chúng tìm bạn tình và sinh đẻ tự nhiên để tăng cường khả năng phục hồi bền vững”.

    Nguồn : Nhân Dân
    Tin liên quan
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Tin mới
  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • Tin trong tỉnh
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 2.

    Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Quảng bá hình ảnh Đắk Lắk ...

    Đại sứ truyền thông Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025: Quảng bá hình ảnh Đắk Lắk đến bạn bè trong nước và quốc tế
  • 3.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 4.

    Giá trị văn hóa của nhà dài Ê Đê

    Giá trị văn hóa của nhà dài Ê Đê
  • 5.

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3

    Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2025 diễn ra từ ngày 9 đến 13-3
  • 6.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter