• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    “Đánh thức” tiềm năng di tích (kỳ 1)

    Thứ Hai, 19-04-2021 / 10:31:55 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    554 Lượt xem

    Ngày 30-10-2020, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2615/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

    Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, cần thiết và kịp thời để chính quyền địa phương cùng các sở, ngành liên quan vào cuộc nhằm “đánh thức” tiềm năng vốn di sản quý báu này, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.

    Di tích được xếp hạng vẫn chờ “sổ đỏ”

    Trong thời gian qua, việc điều tra, khảo sát và xếp hạng di tích được các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện liên tục và thường xuyên. Theo Sở VH-TT-DL, đến nay trên địa bàn Đắk Lắk đã có 38 di tích được xếp hạng (bao gồm 2 di tích quốc gia đặc biệt, 17 di tích cấp quốc gia và 19 di tích cấp tỉnh). Theo đó, số di tích này cũng đã được phân cấp cho chính quyền các huyện, thị xã, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh quản lý, bảo vệ và khai thác.

    Tháp cổ Yang Prông (huyện Ea Súp) chưa thu hút du khách do hạ tầng chưa được đầu tư.
    “Trước mắt xếp hạng cho di tích là nhằm có kế hoạch quản lý, bảo vệ và hạn chế tình trạng xâm hại di tích. Xa hơn là xác định giá trị trên các mặt lịch sử, văn hóa, sinh thái cho thế hệ sau lấy đó làm nền tảng phát triển. Tất nhiên vấn đề đầu tư, tôn tạo và phát huy những giá trị ấy là điều đáng quan tâm nhất hiện nay”.
    ông Lê Ngọc Quế, Trưởng Phòng Quản lý di sản – Sở VH-TT-DL

    Tuy nhiên, do lực lượng quá mỏng lại thiếu quy chế phân cấp quản lý cụ thể và rõ ràng (về mặt kinh phí cũng như con người) nên đã dẫn đến tình trạng có không ít di tích bị xâm phạm nghiêm trọng. Ông Đinh Một, Giám đốc Bảo tàng Đắk Lắk chia sẻ: Tình trạng này xảy ra đối với những di tích đứng chân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa… vốn chịu nhiều áp lực từ nhu cầu mở rộng, phát triển kinh tế (chủ yếu là nông nghiệp) của người dân sở tại. Để xảy ra điều đó là do công tác cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ chưa được chú trọng kịp thời, nhất là vấn đề triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất di tích còn “bỏ ngỏ”. Hiện trên địa bàn Đắk Lắk mới chỉ có 4 di tích được cắm mốc, khoanh vùng bảo vệ gồm: Thắng cảnh thác Drai Yông (huyện Cư M’gar), Thác Bìm Bịp (huyện Lắk), Tháp Chăm Yang Prông (huyện Ea Súp) và Điểm cao 519 (huyện M’Drắk). Số di tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng hết sức khiêm tốn, đến nay chỉ có 2 di tích có “sổ đỏ” là Biệt điện Bảo Đại (TP. Buôn Ma Thuột) và Miếu thờ Đồn điền CADA (huyện Krông Pắk).

    Mới đây, vào đầu tháng 3-2021, Sở VH-TT-DL phối hợp cùng các ban, ngành liên quan làm việc với chính quyền địa phương về việc triển khai nội dung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho di tích được xếp hạng đã cho thấy rõ thêm về những hạn chế, bất cập nêu trên. Có không ít huyện, thị xã đã “bỏ qua” việc quy hoạch sử dụng đất di tích theo quy định hiện hành. Nhất là các huyện, thị xã có di tích gắn với đất lâm nghiệp, rừng bảo tồn lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và danh lam thắng cảnh… càng bộc lộ “khoảng trống” đáng lo ngại này, khiến công tác quản lý và bảo vệ vốn di sản ở đây thêm nan giải.

    Danh thắng Hồ Lắk (huyện Lắk) luôn đối mặt với tình trạng xâm phạm do áp lực mưu sinh của người dân.

    Ví như di tích Đồn điền Rosi (thị xã Buôn Hồ) hiện đang được Công ty Cà phê Buôn Hồ thuê đất để trồng cà phê; Di tích Sở chỉ huy – Nơi công bố Quyết định thành lập Quân đoàn 3 (huyện Ea H’leo) nằm trong lâm phần của Công ty Lâm nghiệp Thuần Mẫn và Công ty Hoàng Thiên; Di tích Nhà nghỉ Bảo Đại, Hồ Lắk (huyện Lắk) thuộc Ban Quản lý rừng văn hóa – lịch sử Hồ Lắk; Danh thắng Drai Sáp thượng và Drai Nur (huyện Krông Ana) thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ địa phương; hay như Khu di tích Căn cứ kháng chiến tỉnh Đắk Lắk (1965 – 1975) huyện Krông Bông phần lớn nằm trong lõi Vườn Quốc gia Chư Yang Sin… hết thảy đều gặp khó khăn trong việc khoanh vùng, bảo vệ (chứ chưa nói đến quy hoạch sử dụng đất di tích) phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội do vướng vào quy định của Luật Đất đai và Luật Lâm nghiệp, nên nảy sinh tình trạng “khó chồng thêm khó” khi triển khai kêu gọi đầu tư, tôn tạo di tích theo “Đề án bảo tồn và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” mà UBND tỉnh đã phê duyệt.

    Có thể nói việc xếp hạng cho di tích là động thái tích cực và đáng ghi nhận từ các cấp, ngành có trách nhiệm. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm ở đây là việc công nhận di tích chưa đi đôi với lộ trình đầu tư, tôn tạo đúng mức, kịp thời để biến vốn tài nguyên này trở thành nguồn lực nội tại giúp những địa phương sở hữu di tích có thêm điều kiện, cơ hội để vươn lên.

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Tin mới
  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • Tin trong tỉnh
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 2.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 3.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • 4.

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên
  • 5.

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột
  • 6.

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng ...

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng 2025 – Đa trải nghiệm ”tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter