• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk: Bản sắc văn hóa các dân tộc là lợi thế cạnh tranh

    Thứ Tư, 23-04-2025 / 9:42:03 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    24 Lượt xem

    Cảnh quan thiên nhiên hoang sơ cùng kho tàng văn hóa truyền thống đặc sắc của 49 dân tộc anh em là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần tạo nên sức hút riêng có cho du lịch Đắk Lắk.

     Trong những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh đã chủ động khai thác thế mạnh sẵn có, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.

    Giá trị đặc sắc từ vùng đất “voi”

    Huyện Buôn Đôn là một trong những địa phương tiêu biểu của Đắk Lắk về tiềm năng phát triển du lịch văn hóa. Vùng đất nổi tiếng này quy tụ 29 dân tộc anh em cùng sinh sống, tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu với những lễ hội truyền thống đặc trưng như: Lễ ăn trâu mừng mùa, Lễ bỏ mả, Lễ hội cồng chiêng, Hội voi…

    Cùng với đó là hệ thống di sản kiến trúc và văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử như nhà sàn cổ, mộ “Vua voi”, tượng nhà mồ, nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng.

    Với tiềm năng sẵn có, thời gian qua, huyện Buôn Đôn đã đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.

    Chính quyền địa phương định hướng du lịch trở thành ngành kinh tế chủ lực, khuyến khích phát triển mô hình du lịch cộng đồng và du lịch trải nghiệm nhằm tăng cường thu hút đầu tư, tạo việc làm cho người dân, đồng thời bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.

    Bản sắc văn hóa các dân tộc là lợi thế cạnh tranh - ảnh 1
    Nhà Rông – đặc trưng của Tây Nguyên

    Tương tự, huyện Lắk cũng sở hữu những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và văn hóa. Đây là vùng đất hội tụ của 19 dân tộc, trong đó cộng đồng người M’nông và Êđê chiếm số đông với nhiều lễ hội và nghi lễ truyền thống đặc sắc như: Lễ mừng lúa mới, Lễ hội vòng đời người, Lễ mừng thọ, Hội đua thuyền độc mộc, Lễ hội cồng chiêng…

    Các lễ hội này không chỉ mang giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc mà còn là “tài sản mềm” để phát triển du lịch văn hóa cộng đồng.

    Về cảnh quan, huyện Lắk nổi bật với các điểm đến giàu tiềm năng như thác Bìm Bịp (xã Yang Tao), thác Liêng Puh Pêt, hang đá Ba tầng (xã Krông Nô), núi Chư Yang Lắk (cao 1.700m).

    Bản sắc văn hóa các dân tộc là lợi thế cạnh tranh - ảnh 2
    Du khách trải nghiệm trekking vườn quốc gia Yok Đôn

    Đặc biệt là đỉnh Chư Yang Sin – cao 2.442m, được coi là “nóc nhà” của khu vực Nam Trung Bộ. Hồ Lắk, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Tây Nguyên. Đây cũng là điểm đến hấp dẫn với vẻ đẹp thơ mộng, bao quanh là những buôn làng M’nông còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa nguyên sơ.

    Tạo đột phá từ du lịch cộng đồng

    Nhận thức được tiềm năng của du lịch văn hóa – sinh thái, các địa phương trong tỉnh, Đắk Lắk đã chú trọng phát triển các mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn di sản.

    Bản sắc văn hóa các dân tộc là lợi thế cạnh tranh - ảnh 3
    Một đoạn của thác Bảy Nhánh

    Tại huyện Buôn Đôn, buôn Trí (xã Krông Na) là điểm sáng trong phát triển du lịch cộng đồng. Đây là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc Lào, Êđê, M’nông, J’rai và Kinh, mỗi dân tộc đều mang theo những giá trị văn hóa độc đáo.

    Năm 2024, buôn Trí được công nhận là buôn du lịch cộng đồng, đánh dấu bước chuyển mình rõ nét trong hoạt động du lịch của địa phương. Việc đón khách đến tham quan, tìm hiểu văn hóa Lào và văn hóa các dân tộc khác không chỉ góp phần tăng thu nhập cho người dân mà còn giúp gìn giữ những nét đẹp văn hóa đang dần bị mai một.

    Cũng tại xã Krông Na, buôn Yang Lành là một trong ba buôn được chọn đầu tư xây dựng mô hình du lịch homestay theo dự án tài trợ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

    Bản sắc văn hóa các dân tộc là lợi thế cạnh tranh - ảnh 4
    Thăm quan khu lăng mộ Vua Voi Khun Ju Nốp

    Nơi đây có 15 nhà dài truyền thống của người Êđê, được chỉnh trang để đón khách lưu trú và trải nghiệm văn hóa bản địa. Du khách có thể cùng người dân tham gia các hoạt động thường nhật như nấu ăn, dệt vải, đánh cồng chiêng hay thưởng thức các món ăn truyền thống của đồng bào Êđê.

    Ở huyện Lắk, mô hình du lịch cộng đồng cũng đang được chú trọng phát triển. Buôn M’Liêng (xã Đắk Liêng) là một trong những buôn cổ của đồng bào M’nông Rlâm nằm ven hồ Lắk, vẫn lưu giữ gần như nguyên vẹn hệ thống nhà dài, nghề dệt thổ cẩm và các nghi lễ truyền thống.

    Tại đây, du khách có thể ngồi thuyền độc mộc ngắm hồ, tham gia lễ hội địa phương hay cùng bà con làm nông, hái rau rừng, đan gùi…

    Buôn Jun (thị trấn Liên Sơn) là một trong những buôn tiêu biểu của người M’nông bản địa, đã chính thức trở thành điểm du lịch cộng đồng từ năm 2024.

    Bản sắc văn hóa các dân tộc là lợi thế cạnh tranh - ảnh 5
    Trải nghiệm cảm giác lắc lư chênh vênh khi đi qua cầu treo Buôn Đôn

    Trong buôn hiện có nhiều hoạt động du lịch đa dạng như du lịch trải nghiệm, tìm hiểu đời sống sinh hoạt của đồng bào, du lịch với voi thân thiện, nghề dệt thổ cẩm truyền thống và đặc biệt là hoạt động du lịch bằng thuyền độc mộc, một sản phẩm mang đậm bản sắc Tây Nguyên.

    Thực tế cho thấy, những mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn văn hóa đang mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của di sản trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, để các mô hình này phát triển bền vững, cần sự vào cuộc đồng bộ từ chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

    Địa phương cần tiếp tục hỗ trợ các buôn làng về hạ tầng du lịch, kỹ năng làm du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ homestay và đa dạng hóa sản phẩm du lịch. Đồng thời, cần xây dựng các tour tuyến kết nối các điểm đến trong tỉnh và khu vực, khai thác thế mạnh về du lịch sinh thái, du lịch khám phá và du lịch mạo hiểm – những lợi thế đang được du khách trong và ngoài nước quan tâm.

    Việc đưa các giá trị văn hóa truyền thống vào hoạt động du lịch không chỉ góp phần giữ gìn bản sắc của cộng đồng các dân tộc mà còn mở ra hướng đi mới cho kinh tế, du lịch địa phương, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bao trùm và mang tính nhân văn.

    Nguồn : Báo Văn hóa
    Tin liên quan
  • Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

    Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

  • Trải nghiệm du lịch cà phê

    Trải nghiệm du lịch cà phê

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Tin mới
  • Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

    Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

  • Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng trong ngành du lịch

    Bộ VHTTDL ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác chấp hành các quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng trong ngành du lịch

  • Trải nghiệm du lịch cà phê

  • Kết nối vùng, thúc đẩy du lịch Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ

  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Tin trong tỉnh
  • Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

    Kết nối du lịch “biển xanh – đại ngàn” mở ra cơ hội mới

  • Trải nghiệm du lịch cà phê

    Trải nghiệm du lịch cà phê

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 2.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • 3.

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên
  • 4.

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột
  • 5.

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng ...

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng 2025 – Đa trải nghiệm ”tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
  • 6.

    Tết Bunpimay – Lào Phật lịch 2568 năm 2025 diễn ra tại Buôn Đôn vào ngày 12 – 13/4/2025

    Tết Bunpimay – Lào Phật lịch 2568 năm 2025 diễn ra tại Buôn Đôn vào ngày 12 – 13/4/2025
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter