• Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn
  • Điện thoại : 0262 351 77 79
  • Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch Đắk Lắk
    • Trang chủ
    • Lễ hội Cà Phê
    • Giới thiệu
      • Trung tâm
      • Du lịch Đắk Lắk
    • Sổ tay du lịch
      • Chương trình kích cầu du lịch 2024
      • Du lịch Đắk Lắk 360
      • Lữ hành vận chuyển
      • Khu điểm du lịch
      • Lưu trú
      • Ẩm thực, Đặc sản
      • Công ty lữ hành
      • Thông tin cần biết
      • Số hóa tài liệu
      • VB pháp luật
    • Tin tức
      • Tin trong tỉnh
      • Tin trong nước
      • Tin quốc tế
    • Liên hệ
    • Home
    • >
    • Tin trong tỉnh
    • >

    Lời giải phát huy vốn văn hóa truyền thống của “buôn trong phố”

    Thứ Ba, 01-06-2021 / 10:12:33 Sáng
    Đăng bởi : Nguyễn Công Luân
    512 Lượt xem

    Từ khi buôn Akô Dhông (phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) được chính quyền thành phố chọn làm điểm phát triển du lịch cộng đồng vào đầu năm 2018, đến nay “buôn trong phố” này đang thay đổi từng ngày, theo đó “bài toán” giữa bảo tồn và phát triển vốn di sản văn hóa ở đây cũng từng bước được giải quyết một cách rốt ráo.

    Vậy cộng đồng người Êđê ở buôn Akô Dhông đã giải quyết “bài toán” trên như thế nào?

    Trưởng buôn Y Pul Niê chia sẻ: Đó là nhờ nhận thức và tâm lý ứng xử với vốn di sản văn hóa của mình (như bến nước, nhà dài, ngành nghề truyền thống) được mọi người quan tâm và hết mực tôn trọng. Ví như kiến trúc nhà dài, buôn Akô Dhông là một trong những nơi còn gìn giữ di sản này nhiều nhất trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung hiện nay.

    Hiện có 27 ngôi nhà dài được gìn giữ, bảo quản nguyên vẹn trong gần nửa thế kỷ qua, 8 ngôi nhà được xây dựng thêm trong vòng 4 năm gần đây.

    Du khách tìm hiểu, khám phá buôn Akô Dhông, TP. Buôn Ma Thuột. Ảnh: Hữu Hùng

     

    Cái đổi khác, hay nói đúng hơn là xu thế phát triển nhà dài ở Akô Dhông hiện nay không đơn thuần là để ở, mà còn phục vụ ngày càng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh du lịch cộng đồng.

    Anh Ma Jen Ni (con rể cố già làng Ama Rin) tâm sự: Gia đình đã huy động đầu tư khoảng 4 – 5 tỷ đồng để làm 3 ngôi nhà dài nhằm phục vụ du lịch – từ việc sinh hoạt trải nghiệm, lưu trú (homestay) đến ẩm thực, trình diễn văn hóa, văn nghệ cồng chiêng, ca vũ dân gian… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách.

    Điều khiến Ma Jen Ni tin chắc vào quyết định đầu tư của mình là bởi sức hấp dẫn từ vốn di sản văn hóa truyền thống của ông bà để lại, đó là tài sản to lớn, quý giá được cộng đồng người dân ở đây quan tâm kế thừa, sáng tạo để phát triển kinh tế trong đời sống đương đại.

    Những ngôi nhà theo kiến trúc nhà dài ở buôn Akô Dhông. Ảnh: Hữu Hùng
    Những ngôi nhà theo kiến trúc nhà dài ở buôn Akô Dhông. Ảnh: Hữu Hùng

    Không thể có một phương cách cụ thể nào để giải được “bài toán” bảo tồn và phát triển. Điều này tùy vào thực tế, nhận thức và tâm lý ứng xử của mỗi cộng đồng dân tộc về vốn di sản văn hóa của mình”.

    TS. Nguyễn Duy Thụy, Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên

    Theo đánh giá của TS. Nguyễn Duy Thụy – Viện trưởng Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam): Có thể nói câu chuyện bảo tồn – phát huy di sản văn hóa của tộc người ở đây đang trở nên sống động hơn nơi nào hết, bởi nó đã được cộng đồng suy nghĩ, vận hành với tinh thần “lấy vốn văn hóa làm nội lực để xây dựng, phát triển kinh tế và ngược lại”.

    Trong bất kỳ bối cảnh nào thì bảo tồn – phát triển là một thực tế có tính phổ quát, buộc tất cả các cộng đồng, dân tộc quan tâm và tìm cách giải quyết.

    Ở buôn Akô Dhông, môi trường văn hóa cộng đồng đã được các thành viên nhận thức một cách rõ ràng, linh hoạt qua hai địa hạt (môi trường văn hóa di sản và môi trường văn hóa hiện đại) – giữa hai yếu tố truyền thống và hiện đại ấy luôn tiềm tàng những khả năng tranh chấp, mà việc hóa giải sự tranh chấp này luôn đặt ra những thử thách đối với người trong cuộc.

    Vì thế, cộng đồng người Êđê buôn Akô Dhông luôn quan tâm, cân nhắc việc bảo tồn và phát huy vốn di sản của mình với nhận thức, ứng xử: Văn hóa luôn là nền tảng, động lực trong tiến trình phát triển – và đây cũng là lời giải cho sự “sống còn” của các giá trị văn hóa truyền thống trong mỗi cộng đồng dân tộc hiện nay.

    Nguồn : Báo Đắk Lắk
    Tin liên quan
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Tin mới
  • Kết nối vùng, thúc đẩy du lịch Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ

    Kết nối vùng, thúc đẩy du lịch Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ

  • Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

    Xu hướng du lịch mùa hè 2025: Trải nghiệm xanh, check-in chất

  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Ứng dụng công nghệ số: “Chìa khóa” cho hệ sinh thái du lịch thông minh

  • Giới chức du lịch Thái Lan “cảnh báo”: Việt Nam sẽ soán ngôi vương du lịch Đông Nam Á

  • Tạp chí du lịch nước ngoài bình chọn 6 điểm đến đẹp nhất Việt Nam

  • Việt Nam đón hơn 7,6 triệu lượt khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm 2025

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Tin trong tỉnh
  • Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

    Dấu ấn liên kết phát triển du lịch “Biển xanh – Rừng đại ngàn”

  • Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

    Kiểm tra, đánh giá kết quả hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng theo Nghị quyết số 08/2021/NQ-HĐND

  • Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

    Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

  • Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

    Cú hích mới cho du lịch rừng và biển từ chiến lược liên kết hiệu quả

  • Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

    Đắk Lắk đón hơn 210.000 lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

  • TIN XEM NHIỀU
  • 1.

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê

    Chi tiết chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 2025 với điểm nhấn chế biến, thưởng thức cà phê
  • 2.

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025

    Sổ tay HÀNH TRÌNH DU LỊCH phục vụ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025
  • 3.

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt

    Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt
  • 4.

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên

    Hoa cà phê nhuộm trắng nương rẫy Tây Nguyên
  • 5.

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột

    Khởi công Tổ hợp Trung tâm thương mại, khách sạn và nhà ở EcoPalace tại trung tâm Buôn Ma Thuột
  • 6.

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng ...

    Du lịch Đà Nẵng tổ chức sự kiện giới thiệu chương trình kích cầu năm 2025 “Tận hưởng Đà Nẵng 2025 – Đa trải nghiệm ”tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
  • Trung Tâm Thông Tin Xúc Tiến Du Lịch Đắk Lắk
    TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH ĐẮK LẮK

    Địa chỉ : 12 Trần Hưng Đạo - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

    Email : daktip@vhttdl.daklak.gov.vn

    Điện thoại : 0262 351 77 79

    Bản quyền thuộc về Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đắk Lắk. Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản.

    Hỗ trợ du lịch
    Top
    Facebook
    Youtube
    Google Plus
    Twitter